Tại sao ở môi trường ôn đới lục địa trong mùa xuân hạ sông ngòi nhiều nước

Sông ngòi ở kiểu khí hậu ôn đới lục địa có lũ vào mùa xuân, các khu vực có khí hậu ôn đới lục địa thường phân bố ở khu vực ôn đới nên đóng băng vào mùa đông, đến thời kì mùa xuân, băng ở thượng nguồn tan trước, khi nước chảy về hạ lưu băng chưa tan kịp nên các con sông thường có lũ vào mùa xuân.

Sông ngòi ở kiểu khí hậu nào dưới đây có lũ vào mùa xuân?

A. Khí hậu ôn đới lục địa

B. Khí hậu nhiệt đới lục địa

C. Khí hậu nhiệt đới lục địa

D. Khí hậu cận nhiệt lục địa

Đáp án đúng A.

Sông ngòi ở kiểu khí hậu ôn đới lục địa có lũ vào mùa xuân, các khu vực có khí hậu ôn đới lục địa thường phân bố ở khu vực ôn đới nên đóng băng vào mùa đông, đến thời kì mùa xuân, băng ở thượng nguồn tan trước, khi nước chảy về hạ lưu băng chưa tan kịp nên các con sông thường có lũ vào mùa xuân.

Giải thích lý do chọn đáp án A:

Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông là Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm; Địa thế, thực vật và hồ đầm. Trong đó:

Thứ nhất: Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm

– Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, sông có nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa: chế độ nước sông hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm ở nơi đó.

– Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, nguồn tiếp nước chủ yếu là băng tuyết tan: mùa xuân đến, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều.

– Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò điều hòa chế độ nước của sông.

Thứ hai: Địa thế, thực vật và hồ đầm

– Địa thế

+ Nơi nào có độ dốc lớn →→ nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh.

+ Nơi nào bằng phẳng →→ nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.

Do đó, ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng.

– Thực vật

Lớp phủ thực vật phát triển mạnh có tác dụng điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt; lớp phủ thực vật bị phá hủy làm cho chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt.

Như vậy, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn hạn chế được lũ.

Hồ, đầm

Hồ, đầm nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông: mùa nước lên, nước sông chảy vào hồ, đầm; mùa nước cạn, nước lại từ hồ, đầm chảy ra sông.

Như vậy, có thể thấy: Sông ngòi ở kiểu khí hậu ôn đới lục địa có lũ vào mùa xuân.

+ Có mùa hạ nóng, mùa đông lạnh và có tuyết rơi. + Mưa chủ yếu vào mùa hạ. -Sông ngòi: +Sôngnhiều nước vào mùa xuân-hạ, mùa đông đóng băng.

Câu hỏi: Môi trường ôn đới lục địa có đặc điểm nào sau đây?

A. Mùa đông kéo dài và có tuyết phủ, mùa hạ nóng và có mưa.

B. Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.

C. Mùa đông không lạnh lắm và có mưa, mùa hạ nóng và khô.

D. Có mưa lớn sườn đón gió, thực vật thay đổi theo độ cao.

Lời giải:

- Giải thích: Môi trường ôn đới lục địa có đặc điểm là mùa đông kéo dài và có tuyết phủ, càng vào sâu trong nội địa càng lạnh và tuyết rơi nhiều. Mùa hạ nóng và có mưa.

Chọn: A.

-Ví dụ: Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á- Âu, nằm trong đới khí hậu ôn đới. Thiên nhiên được con người khai thác từ lâu đời và ngày càng có hiệu quả.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về môi trường ôn đới tại Châu Âu nhé

1. Vị trí địa hình

- Vị trí địa lí và phạm vị lãnh thổ

+ Châu Âu là 1 bộ phận của lục địa Á - Âu với diện tích khoảng 10 triệu km2.

+ Giới hạn từ 360B – 710B.

+ Tiếp giáp: Bắc Băng Dương, biển Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và châu Á.

- Đặc điểm địa hình:

+ Có ba dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ.

+ Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền tạo nhiều bán đảo, vũng, vịnh.

2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật

- Đặc điểm khí hậu:

+ Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới.

+ Một phần nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới, phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải.

+ Phía Tây có khí hậu ấm áp mưa nhiều hơn phía Đông.

- Đặc điểm sông ngòi:

+ Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào.

+ Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.

- Thảm thực vật:

+Thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.

3. Các môi trường tự nhiên khác

a. Môi trường ôn đới hải dương

- Phân bố: các nước ven biển Tây Âu.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Nhiệt độ trên 00C, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.

+ Mưa quanh năm khoảng 800 -1000mm/năm

- Sông ngòi:

-Nhiều nước quanh năm và không đóng băng

- Thực vật:

- Chủ yếu là rừng lá rộng phát triển.

b. Môi trường ôn đới lục địa

-Phân bố: ở khu vực Đông Âu.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Có mùa hạ nóng, mùa đông lạnh và có tuyết rơi.

+ Mưa chủ yếu vào mùa hạ.

- Sông ngòi:

+Sông nhiều nước vào mùa xuân-hạ, mùa đông đóng băng.

- Thực vật:

+Thay đổi từ Bắc xuống Nam. Rừng (lá kim), thảo nguyên chiếm ưu thế.

c. Môi trường Địa Trung Hải

- Phân bố: các nước Nam Âu ven Địa Trung Hải.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Mùa hạ nóng, mùa mưa không lạnh lắm.

+Mưa chủ yếu vào mùa thu – đông

- Sông ngòi:

+ Sông nhắn và dốc, nhiều nước vào mùa thu – đông, mùa hạ ít nước.

- Thực vật:

+Chủ yếu là rùng thưa, cây bụi lá cứng xanh quanh năm.

d. Môi trường núi cao

- Phân bố: miền núi trẻ phía Nam.

- Đặc điểm khí hậu:

+Nhiệt độ thay đổi theo độ cao.

+Mưa nhiều ở các sườn đón gió phía Tây.

- Thực vật: có nhiều vành đai khác nhau, thay đổi theo độ cao.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Cho mình hỏi ?

Tại sao sông ngòi ở môi trường ôn đới lục địa lại có mưa vào mùa xuân - hạ, đóng băng vào mua đông ?

Các câu hỏi tương tự

đặc điểm khí hậu và chế độ nước của sông ngòi ở các môi trường ôn đới hại dương? ôn đới lục địa và địa trung hải?

Tại sao ở môi trường ôn đới lục địa trong mùa xuân hạ sông ngòi nhiều nước
Nêu đặc điểm nổi bật châu phi (Địa lý - Lớp 5)

Tại sao ở môi trường ôn đới lục địa trong mùa xuân hạ sông ngòi nhiều nước

2 trả lời

Khoa học Trái Đất + Tiếng Anh (Địa lý - Lớp 6)

1 trả lời

Cho bảng số liệu sau (Địa lý - Lớp 7)

1 trả lời

Xác định giới hạn, vị trí địa lí của châu Âu? (Địa lý - Lớp 7)

2 trả lời