Tại sao phải cắt tiết

Cắt tiết gà là bước đầu tiên để lấy thịt con gà. Tuy cách cắt tiết gà khá đơn giản nhưng nếu không nắm rõ nguyên tắc dễ khiến cho thịt gà bị bầm. Như thế sẽ làm thịt gà mất ngon, ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ món ăn sau chế biến.

Tại sao phải cắt tiết

Cắt tiết gà đúng chuẩn sẽ giúp giữ được vị ngon và thẩm mỹ của thị gà. Ảnh: Internet

1. Chuẩn bị dụng cụ để cắt tiết gà

  • 1 chiếc dao thật bén
  • 1 chén muối
  • 1 cái tô đựng tiết gà
  • Nước sôi
  • 1 thau nước sạch

2. Cách cắt tiết gà cực đơn giản, ai cũng thực hiện được

2.1. Nguyên tắc để cắt tiết gà ai cũng cần phải nắm rõ

Nhiều chị em lo lắng khi về nhà chồng bởi không biết cách cắt tiết gà ra sao. Làm sao để cắt tiết gà mà bách phát bách trúng, giữ được lượng tiết nhiều nhất. Tuy nhiên, nếu nắm rõ nguyên tắc thì việc cắt tiết gà thực ra chỉ đơn giản trong tích tắc.

Vậy, nguyên tắc số 1 để cắt cổ gà là gì. Nếu để ý bạn sẽ thấy dù là gà mái hay gà trống đều có động mạch đi qua vùng cổ. Thông thường, ngay cả cách cắt tiết vịt cũng thể, chỉ việc dò đúng động mạch ở cổ, cắt một đường duy nhất, giữ chặt gà vịt để đợi lượng máu tiết ra hết.

Tại sao phải cắt tiết

Bạn có thể quan sát được vị trí cổ gà để cắt tiết. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, một mẹo nho nhỏ liên quan đến cắt tiết gà là trống cắt tai, mái cắt cổ khác một chút so với mẹo cắt tiết vịt. Đối với gà trống và gà mái sẽ có cách cắt tiết khác nhau. Do vậy, bạn hãy để ý một chút là gà trống hay gà mái để biết áp dụng. Như vậy cắt tiết gà sẽ chuẩn hơn.

2.2. Cách cắt tiết gà với gà trống và gà mái

2.2.1. Cách cắt tiết gà trống

Đối với những con gà trống, động mạch của nó sẽ nằm ngay sát vùng tai của gà. Trước hết, hãy vặt hết phần lông sát tai, sau đó dùng dao nhỏ thật sắc bén, cắt một đường thật gọn, tránh làm đứt cổ gà gây mất thẩm mỹ. Trong trường hợp, cắt rồi mà tiết vẫn chưa ra, hãy cắt nhẹ thêm một đường nữa, ngay đúng tại vị trí cắt lúc nãy.

Tại sao phải cắt tiết

Đây là vị trí khi cắt tiết gà trống. Ảnh: Internet

2.2.2. Cách cắt tiết gà mái

Đối với những con gà mái, hãy vặt lông cách tai gà khoảng 1m. Sau đó, cắt một đường thật bén, đồng thời để bát sẵn để hứng tiết chảy ra. Lưu ý, cắt thật mạnh một đường để tiết phun ra thât mạnh.

Sau khi cắt xong, tiết đã chảy mạnh cần giữ chặt cổ và thân gà cho đến khi gà hết giãy, cũng có nghĩa là gà đã chết hẳn. Lúc này, bạn có thể cho gà vào thau nước sôi để vặt lông. Ngoài ra, bạn nên nhớ đun nước sôi đừng nóng quá dễ bị phỏng, chỉ nên dùng nước gần sôi là được. Đối với gà mái, thời gian từ khi cắt tiết cho đến lúc chết thường là 2-3 phút. Riêng với trống lâu hơn, đặc biệt là gà khỏe mạnh là từ 3-5 phút.

Tại sao phải cắt tiết

Vị trí cắt tiết gà mái không giống gà trống. Ảnh: Internet

3. Gợi ý cách vặt lông gà sau khi cắt tiết

Sau khi thấy gà đã chết hẳn, nhúng gà vào trong thau nước sôi, nhớ là nhúng đều các bộ phận để dễ vặt lông hơn. Đặc biệt, hãy để nước sôi hơi nguội, hoặc đem pha nước sôi với ít nước lạnh, để cỡ khoảng 7-80 độ C rồi mới nhúng gà vào. Điều này sẽ giúp da gà không bị rách, việc nhổ lông cũng dễ hơn.

Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhổ thử vài sợi lông ở phần cánh và ở ngón chân. Sau đó bóc phần mào ở chân, ở mào gà, ở lưỡi và mỏ gà.

Tiếp đó, tiến hành vặt lông gà theo chiều lông mọc, nhớ vặt hết lông cho thật kỹ. Sau khi vặt xong, nhớ cho ít muối hột vào sát đều để làm sạch da gà cũng như khử gà cho hết mùi hôi.

4. Bí quyết để máu không bị đông khi cắt tiết

Tiết sau khi tiếp xúc với không khí rất dễ bị đông lại. Vì vậy mà song song với cách cắt tiết gà cũng phải biết cách làm tiết canh. Đây cũng là một món ăn được rất đông các cánh mày râu yêu thích. Dưới đây là cách làm tiết canh ngon bạn có thể tham khảo:

Bước 1 : Đem pha 2 thìa canh nước sôi vào 1 thìa canh nước mắm, khuấy đều lên. Ví dụ con gà nặng dưới 2kg thì pha 4 thìa canh nước sôi và 2 thìa canh nước mắm, còn nếu chỉ tầm khoảng 1kg thì cứ 2 thìa canh nước sôi lại pha với 1 thìa canh nước mắm là tỉ lệ chuẩn.

Bước 2: Đem băm nhỏ các loại rau thơm như húng quế, mùi tàu, húng lủi.

Bước 3: Đem lạc rang lên cho giòn thơm, bóc vỏ rồi giã nhỏ.

Tại sao phải cắt tiết

Đây là thành quả sau khi hãm tiết gà. Ảnh: Internet

Bước 4: Lấy các bộ phận của gà như lòng, tim, mề, gan hoặc thịt luộc chín, đem băm nhỏ.

Bước 5: Lấy tiết vừa hứng được cho vào trong tô nước mắm pha loãng lúc nãy.

Bước 6: Cuối cùng, cho thịt và tim mề...băm nhỏ và các loại rau băm nhỏ vào, cuối cùng rắc lạc lên trên. Đợi ít phút là tiết đông.

Bước 7: Vắt thêm một ít nước cốt chanh vào là có thể thưởng thức. Nếu muốn đông nhanh hơn hãy cho tiết vào ngăn mát của tủ lạnh. Khi bỏ tủ lạnh, bạn cần bọc bằng màng bọc thực phẩm kỹ càng.

5. Một số lưu ý khi cắt tiết gà cần phải nằm lòng

Từ vị trí của da đến xương cổ của gà chỉ tầm 1cm, nên khi cứa chỉ làm một đường thật nhẹ là được, không cắt mạnh quá sẽ làm đứt cổ xương gà. Để làm được điều này, bạn nên chuẩn bị sẵn một con dao thật bén, nếu dao cùn quá cắt sẽ khó cắt.

  • Tuyệt đối không cắt ở họng của gà, vì đó là vị trí có đường thực quản đi ngang qua. Cắt ở vị trí này không ra tiết mà còn lại làm bẩn bởi các thức ăn mới được nạp vào.
  • Khi cắt tiết ra, nhớ giữ chặt phần cánh để tránh bị gãy. Nếu kỹ có thể dùng dây để buộc chân, buộc cánh lại rồi mới thực hiện.

Vậy là giờ bạn đã biết cách cắt tiết gà như thế nào cho chuẩn rồi phải không nào. Chỉ cắt một đường duy nhất mà lại lấy được lượng tiết nhiều nhất. Cắt gà tuy là trong tích tắc nhưng phải có nguyên tắc, nếu không đúng vị trí sẽ kéo dài thời gian tốn công sức. Nếu chưa từng cắt tiết gà, bạn có thể học theo những hướng dẫn mà Chuyên mục Món ngon của Tôi Yêu Thích chia sẻ. Và, cũng không quên học hỏi kinh nghiệm của người khác nữa bạn nhé, để áp dụng cho thật chính xác.

Nguyễn Diên