Tại sao phải tăng cường công tác giáo dục quốc phòng an ninh giáo dục những đối tượng nào

TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Những năm qua, công tác giáo dục quốc phòng và an ninh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Tuy nhiên, yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương cần tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quan trọng này.

Thiếu tướng Nguyễn Duy Nguyên kiểm tra công tác huấn luyện của dân quân biển Phú Quốc. [Ảnh: qdnd.vn] Kết quả nổi bật là, cấp ủy, chính quyền các cấp đã quán triệt sâu sắc chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh, nhất là Chỉ thị 12-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng – an ninh trong tình hình mới”, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Nghị định 13/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, v.v. Trên cơ sở đó, cơ quan quân sự, công an với vai trò làm nòng cốt đã tích cực phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội triển khai thực hiện với nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp. Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh từ Trung ương đến cấp xã thường xuyên được củng cố, kiện toàn, hoạt động có nền nếp, hiệu quả; cơ quan thường trực hội đồng các cấp đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trên phạm vi cả nước. Trong nhiệm kỳ vừa qua, cả nước đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho số cán bộ là cấp ủy, hội đồng nhân dân các cấp và cán bộ, đảng viên các đối tượng theo đúng kế hoạch, nội dung, chương trình đề ra, với hình thức, phương pháp tổ chức linh hoạt, sáng tạo. Từ năm 2013 đến nay, toàn quốc đã tổ chức bồi dưỡng được hơn 8.500 khóa, cho gần 886.000 cán bộ, đảng viên thuộc các đối tượng và chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo, già làng, trưởng các họ tộc, v.v. Đặc biệt, năm 2015, Cơ quan Thường trực Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương đã phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho 102 vị chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam [khóa VIII] và đại diện lãnh đạo một số tổ chức tôn giáo có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, đạt kết quả tốt. Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên ở các cấp học từ trung học phổ thông đến đại học trên cả nước đi vào nền nếp, chất lượng, hiệu quả được nâng cao. Hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên đang hoạt động đã phát huy tốt vai trò, chủ động xây dựng kế hoạch, mở hội nghị liên kết với các trường theo phân luồng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên đạt kết quả tốt, trang bị cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, nâng cao nhận thức, xác định rõ hơn nghĩa vụ, trách nhiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân được các địa phương quan tâm đẩy mạnh và thu được kết quả tích cực. Các cơ quan báo, đài phát thanh và truyền hình Trung ương, địa phương đều tăng chuyên trang, chuyên mục, thời lượng phát sóng chương trình quốc phòng, an ninh, nhằm tuyên truyền các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về quốc phòng, an ninh; âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, v.v. Các địa phương thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, chú trọng tuyên truyền về quốc phòng, an ninh cho người dân ở các xã khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa trọng điểm. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác giáo dục quốc phòng và an ninh vẫn còn một số hạn chế. Đó là, tiến độ xây dựng một số văn bản, hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh còn chậm, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Việc cử cán bộ các đối tượng đi bồi dưỡng, nhất là đối tượng 2 ở một số bộ, ngành Trung ương còn hạn chế, tỷ lệ còn thấp so với kế hoạch. Công tác đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh triển khai còn chậm; chất lượng dạy – học môn học ở một số cơ sở giáo dục chưa cao, kỹ năng thực hành của học sinh, sinh viên có nội dung chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Việc triển khai xây dựng các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh theo Quyết định 161/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chưa bảo đảm tiến độ, v.v. Trong những năm tới, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta rất nặng nề, đan xen thời cơ, thuận lợi và thách thức, khó khăn. Theo đó, công tác giáo dục quốc phòng và an ninh có những nội dung mới, yêu cầu mới rất cao, đòi hỏi các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở cần thực hiện đồng bộ các giải pháp; trong đó, tập trung vào những trọng tâm sau:

1. Tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh. Trước hết, cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp tiếp tục quán triệt Chỉ thị 12-CT/TW của Bộ Chính trị, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, tổ chức các lớp nghiên cứu, quán triệt tập trung kết hợp với lồng ghép trong các đợt sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể. Đối với công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, chủ động kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, để các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến được mọi đối tượng. Căn cứ Quyết định 1911/QĐ-TTg, ngày 18-10-2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, cơ quan chức năng của các bộ, ngành có liên quan sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Đồng thời, bám sát đối tượng để có nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và toàn dân đối với công tác này, tạo cơ sở để thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả.


2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, vai trò của các ban, ngành, đoàn thể; thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp. Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc và là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, hội đồng giáo dục quốc phòng, an ninh các cấp. Thực hiện tốt cơ chế này không chỉ thiết thực nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng và an ninh mà còn góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc gắn với thế trận an ninh nhân dân. Do đó, trong quá trình tổ chức thực hiện, cần đảm bảo chặt chẽ, lấy kết quả thực hiện công tác này là một tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý của tổ chức đảng, chính quyền và cán bộ chủ trì các cấp. Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, nhất là cơ quan quân sự, công an thường xuyên phối hợp chặt chẽ, phát huy vai trò, trách nhiệm, chủ động tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp, các địa phương cần thường xuyên củng cố, kiện toàn đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, đảm bảo chất lượng, nhất là đối với hội đồng cấp huyện và cấp xã. Đồng thời, thường xuyên xây dựng, bổ sung quy chế, chương trình, kế hoạch hoạt động sát với tình hình thực tiễn; chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá đúng thực tế, không chạy theo thành tích. Thông qua kiểm tra, kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những nhân tố điển hình tiên tiến trong giáo dục quốc phòng và an ninh; có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, giải quyết dứt điểm vướng mắc, bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện.
3. Đẩy mạnh đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh. Các bộ, ngành Trung ương, địa phương tập trung thực hiện tốt việc rà soát, nắm chắc số lượng cán bộ, đảng viên thuộc diện phải bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh sau Đại hội Đảng các cấp. Trên cơ sở đó, chủ động xây dựng kế hoạch, phấn đấu đến hết nhiệm kỳ, tất cả số cán bộ, đảng viên theo quy định đều được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; trong đó, chú trọng đối tượng 2 và các đối tượng khác được quy định trong Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh. Cùng với đó, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân. Nội dung tuyên truyền, phổ biến bảo đảm phong phú, hình thức đa dạng, phương pháp linh hoạt, phù hợp với vùng, miền, để đồng bào dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Cùng với nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, các địa phương cần coi trọng hình thức tuyên truyền miệng, tuyên truyền bằng tiếng dân tộc thiểu số, nhất là đối với đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Để nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên, các bộ, ngành liên quan cần phối hợp, đẩy nhanh thực hiện Đề án “Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020” theo Quyết định 607/QĐ-TTg, ngày 24-4-2014 của Thủ tướng Chính phủ. Phấn đấu đến năm 2020, bảo đảm đào tạo đáp ứng được 90% nhu cầu giáo viên và 70% nhu cầu giảng viên của môn học này ở các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời, quán triệt, thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, ngày 05-11-2015 quy định tổ chức, hoạt động của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh của các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học; thường xuyên đổi mới phương pháp dạy – học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên theo hướng tích cực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

4. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đã được phê duyệt, coi trọng bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ dạy – học. Trên cơ sở Quyết định 161/QĐ-TTg, ngày 30-01-2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh giai đoạn 2015 – 2020 và những năm tiếp theo”, các cơ quan chức năng cần chủ động bảo đảm kinh phí, ngân sách để mua sắm đầy đủ các trang thiết bị dạy – học; củng cố cơ sở vật chất, phòng học chuyên dùng, thao trường, bãi tập, đáp ứng yêu cầu môn học. Đồng thời, đầu tư hoàn thiện, phát huy hiệu quả hoạt động của các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hiện có cho sinh viên; đầu tư xây mới các trung tâm thuộc các học viện, nhà trường trong Quân đội và các cơ sở giáo dục đại học đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm thu hút từ 80% – 90% số sinh viên được tuyển hằng năm và học sinh trên địa bàn vào học tập, rèn luyện tại các trung tâm. Mặt khác, tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung, chương trình sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu phù hợp với sự phát triển, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng môn học giáo dục quốc phòng và an ninh.


Thiếu tướng NGUYỄN DUY NGUYÊN, Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ – Ủy viên Ban Thường trực, Trưởng Ban Thư ký Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương.
Nguồn: Tạp chí quốc phòng toàn dân
 

Page 2

Thượng tướng Võ Tiến Trung: "Nếu Trung Quốc tỉnh táo, họ sẽ phải điều chỉnh lại thái độ của mình". Ảnh: Văn Việt.

Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên giám đốc Học viện Quốc phòng, người vừa tham dự Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi cuối tuần, trao đổi với VnExpress về vấn đề Biển Đông tại diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á này. 

- Đánh giá của thượng tướng về lập luận của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông tại Đối thoại Shangri-la?

- Trong phiên họp toàn thể thứ 4 với chủ đề "Những thách thức trong giải quyết xung đột", Đô đốc Tôn Kiến Quốc, trưởng đoàn Trung Quốc, đưa ra một tấm bản đồ cổ được cho là vẽ từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên, trong đó mô tả toàn bộ Biển Đông thuộc quyền quản lý của vương triều Trung Hoa thời đó. Trung Quốc lý giải rằng họ là người đầu tiên phát hiện ra Tây Sa, Nam Sa [Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam] và vẽ bản đồ.

Ông Tôn cũng ngang nhiên tuyên bố rằng từ đó tới nay nước này đã đưa quân, dân ra quản lý hai quần đảo. Lập luận sai trái của Trung Quốc lập tức gặp phải phản ứng mạnh từ các đoàn tham gia Đối thoại Shangri-la.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrika đặt câu hỏi, thời xưa, rất nhiều nước vẽ bản đồ. Nếu theo bản đồ cổ, thì nhiều nước trong khối ASEAN, một phần Ấn Độ, một nửa các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ đều thuộc quản lý của vương triều Trung Hoa, vậy hiện nay Trung Quốc có đòi chủ quyền với những lãnh thổ đó? Rồi thế kỷ 19, bản đồ Vương quốc Anh vẽ địa giới tới gần nửa thế giới, có một phần Trung Quốc ngày nay, ông Tôn suy nghĩ gì về bản đồ này?

Ông Tôn Kiến Quốc chỉ đáp Trung Quốc "tôn trọng bản đồ do nước Anh vẽ hiện nay". Điều này cho thấy Trung Quốc đã lúng túng, tự mâu thuẫn chính mình.

- Trung Quốc phát hành tờ rơi với nội dung sai trái cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của nước này. Vì sao Việt Nam không phản đối với hành động này của Trung Quốc ngay tại Hội nghị?

- Khi Đối thoại Shangri-la đang diễn ra, Trung Quốc đã phát tờ rơi khẳng định "đường lưỡi bò" trên Biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, do những người phát tờ rơi mặc quần áo dân sự và không rõ là ai nên Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh không nêu điều này lúc phát biểu. Trung Quốc biết Việt Nam và các nước sẽ phản đối gay gắt nên đã tính toán để tuyên truyền theo cách phi chính thức.

Khi ông Tôn Kiến Quốc vừa kết thúc phần phát biểu, gần như phái đoàn của các nước tham gia đều đặt câu hỏi. Khi được hỏi Trung Quốc làm thế nào chứng minh Hoàng Sa thuộc chủ quyền nước này, ông Tôn không giải thích mà chỉ nói "Hoàng Sa là của Trung Quốc, không bàn cãi". 

- Trung Quốc đưa ra lý giải gì cho "đường lưỡi bò" nước này tự vẽ ra?

- Trong phiên họp thứ 5 với chủ đề "Kiểm soát căng thẳng trên Biển Đông", khi bị hỏi về cơ sở pháp lý của "đường lưỡi bò", nữ thiếu tướng Diêu Vân Trúc [Yao Yunzhu] đã phải thừa nhận "đường lưỡi bò" "cũng đang có nhiều tranh luận quyết liệt trong nội bộ Trung Quốc". Cả hội trường khi đó cười ồ lên bởi dù nội bộ chưa thống nhất Trung Quốc đã đem ra công bố để khẳng định chủ quyền.

Tiếp theo, cử tọa hỏi "đường lưỡi bò" khẳng định điều gì? Bà Diêu nói đây là "vùng cảnh báo quân sự". Cử tọa tiếp tục đặt câu hỏi Trung Quốc định nghĩa thế nào về thuật ngữ "vùng cảnh báo quân sự" bởi trên thế giới chưa có, bà Diêu đã không trả lời được. 

Theo quy định, mỗi đoàn chỉ có 5-10 phút để phát biểu. Đoàn Trung Quốc phát biểu cuối cùng, và chiếm thời gian tận tới 35 phút. Tôi cho rằng họ đã có tính toán từ trước, phát biểu cuối và rất dài dòng để tránh bị chất vấn. Đoàn Trung Quốc nói lâu tới mức chủ tọa nhiều lần phải nhắc nhở việc kéo dài thời gian. Nhìn chung năm nào Trung Quốc cũng phát biểu vòng vo, kể lể những điều họ đã làm trong lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. 

- Ông đánh giá thế nào về bài phát biểu của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh?

- Tôi thấy các nước rất hoan nghênh phát biểu của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Thượng tướng đã làm rõ Đối thoại Shangri-la không phải nơi để tranh cãi về chủ quyền, mà là diễn đàn an ninh, ở đó các nước nêu lên vấn đề và cách giải quyết vấn đề. 

Tướng Vịnh cũng chỉ rõ những đòi hỏi chủ quyền quá đáng và chính sách ngoại giao áp đặt của nước lớn đã gây ra căng thẳng Biển Đông, nhấn mạnh xung đột ở Biển Đông sẽ là thảm họa cho cả thế giới. Vì vậy cần phải có sự hợp tác song hành đấu tranh ở khu vực này. Hợp tác để phát huy nghĩa vụ chung theo luật pháp quốc tế và đấu tranh không phải theo kiểu đối đầu mà là giải quyết từng vướng mắc để đi tới đồng thuận.

Khi Tướng Vịnh kết thúc phát biểu, ngồi cạnh chúng tôi, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian nói đùa rằng: Ở đây có tôi, tướng Vịnh, Đô đốc Tôn. Nhưng nếu nói về phản ứng sau khi phát biểu thì có lẽ ông Tôn chính là "ngôi sao" khi bị quá nhiều nước chất vấn.

- Theo ông, Việt Nam có thể thấy gì từ  Đối thoại Shangri-la?

- Mục đích của Đối thoại Shangri-la là các nước đến đây để đưa ra sáng kiến của mình, nhằm giải quyết những vấn đề bất đồng, ngăn ngừa xung đột để tạo cho châu Á - Thái Bình Dương một môi trường hoà bình bền vững, chứ không giải quyết bất đồng về tranh chấp. Đoàn Việt Nam chúng ta đến Hội nghị với tinh thần đó. 

Tôi cho rằng tại Đối thoại Shangri-la, Việt Nam nhận được sự ủng hộ của rất nhiều nước. Đoàn Việt Nam đưa thông điệp rõ rằng Việt Nam sẽ không nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền. Chúng ta hợp tác kết hợp đấu tranh trên cơ sở luật pháp quốc tế. 

Trong khi đó, không chỉ có Mỹ mà nhiều nước khác như Anh, Pháp, Ấn Độ, Nhật và các nước trong ASEAN đều lên tiếng phản đối lập luận của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tự thấy mình bị cô lập. 

Video liên quan

Chủ Đề