Tại sao phải xác định điểm mất mạch khi đo huyết áp

Hướng dẫn đo huyết áp chuẩn xác cho người sử dụng tại nhà

Thứ Tư ngày 25/08/2021

  • Nguyên nhân tụt huyết áp và mẹo sơ cứu nhanh
  • Hướng dẫn cách đo huyết áp bằng máy cơ
  • Cách sử dụng máy đo huyết áp thủy ngân tại nhà

Đo huyết áp là một việc quan trọng để kiểm tra sức khỏe của bản thân và gia đình. Các thông số sau khi đo sẽ giúp bạn chẩn đoán được tình trạng bệnh cũng như có phương pháp can thiệp kịp thời.

Các bệnh về huyết áp sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm như đau thắt ngực, đột quỵ, suy tim,... do đó, cần phải đo huyết áp thường xuyên. Vậy cách đo như thế nào là chuẩn xác để có kết quả nhanh chóng và chính xác, cùng tìm hiểu nhé.

Tại sao cần phải đo huyết áp?

Đối với người lớn tuổi, người bị bệnh hay có vấn đề về huyết áp thì việc đo huyết áp thường xuyên là rất quan trọng. Việc đo huyết áp sẽ giúp bạn kiểm tra được tình trạng sức khỏe, theo dõi huyết áp thường xuyên để phát hiện ra những vấn đề bất thường về sức khỏe và có biện pháp xử lý phù hợp nhất.Đặc biệt là vấn đề tăng huyết áp ở người lớn tuổirất nguy hiểm đến tính mạng. Tăng huyết áp có nhữngảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Làm tổn thương mạch máu: Tăng huyết áp làm cho động mạch giãn mạnh và gây tổn thương.

  • Xơ vữa động mạch: Cao huyết áp mãn tính buộc tim hoạt động mạnh hơn và khiến tim dễ bị suy yếu, tăng khả năng suy tim.

  • Bệnh động mạch ngoại biên: Khi các bộ phận trên cơ thể không nhận đủ máu sẽ dẫn đến tình trạng ê buốt, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và chết mô.

  • Suy giảm nhận thức và giảm trí nhớ.

  • Thiếu máu não

Việc đo huyết áp thường xuyên sẽ giúp chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe

Nguyên lý khi đo huyết áp

Nguyên lý chung khi đo huyết áp là bơm căng một băng tay bằng cao su, sau đó làm mất mạch đập của động mạch rồi xả hơi dần, quan sát và ghi lại những phản ứng của động mạch để làm cơ sở chẩn đoán bệnh.

Kết quả khi đo huyết áp gồm 2 chỉ số quan trọng:

  • Huyết áp tâm thu: Chỉ số này được xác định ở thời điểm máu bắt đầu đi qua lòng mạch khi sức ép của băng cao su bắt đầu giảm.
  • Huyết áp tâm trương: Đây là chỉ số được xác định ở thời điểm máu tự do lưu thông trong lòng động mạch khi không còn sức ép từ băng cao su lên động mạch đó.

Một số thiết bị đo huyết áp tự động hiện nay còn giúp đo nhịp tim, đáp ứng đủ các nhu cầu theo dõi sức khoẻ cho người sử dụng.

Nguyên lý chung khi đo huyết áp là bơm căng một băng tay bằng cao su

Hướng dẫn đo huyết áp chuẩn xác tại nhà

Chuẩn bị trướckhi tiến hành đo

Để thiết bị đo huyết áp cho ra kết quả chính xác nhất, người sử dụng cần nghỉ ngơi ít nhất 5 - 10 phút trước khi bắt đầu đo,ngồi tư thế thả lỏng và thoải mái.

Không nên đo huyết áp khi vừa mới vận động mạnh, ăn no hoặc quá đói, vì khi đó huyết áp thường thấp hoặc cao hơn so với con số bình thường.

Không sử dụng Cafein và các thức uống có cồn trước khi đo 2 tiếng.

Tư thế đo chuẩn: Người được đo huyết áp ngồi trên ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu tay nằm ngang mức tim. Người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường nênđo huyết áp ở tư thế đứngnhằm xác định có tình trạng hạ huyết áp tư thế không.

Vị trí khi đo huyết áp

Khi đo huyết áp bằng máy đo huyết áp điện tử, điểm cảm ứng trong băng quấn tay phải nằm ngang với tim.

  • Nếu đo ở cổ tay: Gập cánh tay góc 45 độ để cổ tay ngang với tim.

  • Nếu đo ở bắp tay: Đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn với điểm cảm ứng nằm trên khuỷu tay 2cm.

Thao tác đo huyết áp

Sau khi đã ngồi đúng tư thể và điểm cảm ứng ngang với tim, đeo bao quấn tay và nhất nút đo để tiến hành quá trình đo. Giữ nguyên tư thế khi thiết bị cho ra kết quả trên màn hình thì tắt máy.

Cần đọc kỹ Hướng dẫn sử dụng của từng loại thiết bị đo huyết áp riêng biệt trước khi dùng.

Đọc và ghi lạikết quả sau đo

Sau khi đo xong, màn hình sẽ hiển thị 2 trị số thu tâm [số lớn] và trương tâm [số nhỏ]. Đây là 2 chỉ số quan trọng để xác định được tình trạng bệnh.

Lưu ý:

Khi tiến hành đo huyết áp, người sử dụng không ăn, không uống và không nói trong lúc đo huyết áp để tránh tình trạng sai lệch kết quả.

Lần đầu đo nên đo cả 2 tay rồi chọn tay có huyết áp cao hơn.

Mỗi ngày nên đo 2 lần, vào lúc buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn 1 giờ.

Nên đo huyết áp nhiều lần để có kết quả chính xác ở bệnh nhân rối loạn nhịp tim.

Huyết áp như thế nào là bình thường?

Để biết huyết áp như thế nào là bình thường bạn cần dựa vào 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Bên cạnh đó bạn cần phải dựa vào khoảng cách giữa 2 chỉ số này để đánh giá tình trạng huyết áp. Nếu khoảng cách này càng lớn tức là huyết áp càng an toàn cho người bệnh, nếu khoảng cách này càng bé thì nguy cơ bệnh càng trầm trọng.

Theo Bộ Y tế, một người có mức huyết áp dưới 120/80 mmHg là đang ở mức bình thường. Cụ thể như sau:

  • Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg là huyết áp bình thường.

  • Huyết áp cao: Huyết áp tâm thu trên 140 mmHg và huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên là huyết áp cao.

  • Tiền cao huyết áp: Nếu chỉ số cho ra nằm giữa huyết áp bình thường và huyết áp cao gọi là tiền cao huyết áp.

  • Huyết áp thấp: Huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg là huyết áp thấp.

Để phát hiện ra các bệnh liên quan đến huyết áp hay để kết luận một người có bị tăng huyết áp hay không, chúng ta cần căn cứ vào chỉ số đo huyết áp của nhiều ngày.

Vì vậy, cần phải đo huyết áp thường xuyên để nhận ra được sự biến động của chỉ số. Trong một số trường hợp, chỉ số huyết áp sẽ tăng nhất thời khi stress, sau khi uống rượu, bia,... Chỉ số huyết áp bình thường cũng có sự khác nhau ở mỗi độ tuổi.

Sau khi uống rượu bia, chỉ số huyết áp sẽ tăng nhất thời

Hiện nay trên thị trường có nhiều thương hiệu máy đo huyết áp khác nhau, nhưng làm thế nào để chọn được máy đo tốt và chính xác nhất? Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Tự Động And Ua-767Jp là một thiết bị mang ý nghĩa theo dõi và tầm soát huyết áp, nhịp tim một cách chính xác, nhanh chóng.

Thiết bị này được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản với nhiều chức năng nổi bật như:Cảnh báo Tần suất phát hiện Nhịp tim không đều, cảnh báo huyết áp cao theo tiêu chuẩn WHO, chỉ báo lỗi cử động người khi đo, chỉ báo lỗi đeo vòng bít không đúng, bộ nhớ lưu trữ đến 60 kết quả cho mỗi người dùng, tối đa 4 người [60x4], thuận tiện sử dụng cho cả gia đình.

Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích khi đo huyết áp tại nhà. Cùng chủ động trang bị các thiết bị hỗ trợ để chăm sóc sức khoẻ cả gia đình tối ưu và toàn diện hơn nhé.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • tăng huyết áp
  • huyết áp thấp
  • huyết áp
  • thiết bị y tế

Tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Việc xác định chỉ số huyết áp chính xác giúp chẩn đoán xác định, theo dõi, điều trị tăng huyết áp và giúp đánh giá nguy cơ tim mạch. Do đó chúng ta cần nhớ số đo huyết áp “như nhớ tuổi của mình”.

Theo Bs. Nguyễn Đình Bảng - Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết: Chỉ số huyết áp có thể thực hiện dễ dàng bằng máy đo huyết áp đồng hồ hoặc máy đo huyết áp điện tử. Nhưng để lấy được chỉ số huyết áp một cách chính xác thì không phải là việc dễ dàng. Sau đây là 6 bước để lấy được chỉ số huyết áp chính xác do Hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo:



Những chú ý để lấy được chỉ số huyết áp chính xác do Hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo


1. Chuẩn bị người bệnh
- Người bệnh nghỉ ngơi, ngồi ghế tựa, 2 chân để trên sàn ít nhất là 5 phút trở lên;
- Tránh dùng cà phê, hút thuốc, gắng sức trong vòng 30 phút trước đó;
- Đi tiểu trước khi đo huyết áp;
- Không nói chuyện trong quá trình nghỉ ngơi và quá trình đo huyết áp;
- Cởi bỏ quần áo ở vị trí đo huyết áp.

2. Kỹ thuật đo
- Máy đo huyết áp phải được kiểm định và kiểm tra định kỳ;
- Cánh tay đo được đỡ trên bàn;
- Vị trí giữa băng quấn phải được đặt ngang với nhĩ phải [tương đương điểm giữa của xương ức];
- Sử dụng băng quấn huyết áp đúng kích thước, sao cho bề dài phần nằm trong bao đo tối thiểu phải bằng 80% chu vi cánh tay;
- Có thể sử dụng màng nghe lớn hoặc chuông nghe của ống nghe để nghe tiếng mạch đập.

3. Lấy giá trị khi đo
- Ở lần khám đầu tiên cần đo huyết áp cả 2 cánh tay, lấy cánh tay có trị số huyết áp cao hơn để đo cho những lần tiếp theo;
- Đo lặp lại sau 1 đến 2 phút;

- Trước khi đo huyết áp cần xác định vị trí động mạch cánh tay để đặt ống nghe. Sau khi không còn thấy mạch đập cần bơm hơi thêm 20-30mmHg;
- Xả hơi với tốc độ 2mmHg/mỗi giây và chú ý nghe âm thanh Korotkoff để xác định chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

4. Xác định chính xác chỉ số huyết áp
- Ghi lại con số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là chỉ số thu được tại thời điểm xuất hiện tiếng đập đầu tiên. Huyết áp tâm trương tương ứng với thời điểm mất hẳn tiếng đập.
- Chú ý thời gian dùng thuốc hạ áp gần nhất [nếu có] trước khi đo.

5. Lấy huyết áp trung bình giữa các lần đo
Tính trị số huyết áp trung bình từ giá trị của 2 lần đo trở lên để phân độ huyết áp.

6. Nhớ số đo huyết áp
Đọc và ghi lại trị số huyết áp tâm thu/tâm trương.


Video liên quan

Chủ Đề