Tại sao sắp đến tháng bụng lại to

Nguyên nhân khiến bụng to ra khi đến tháng?

Ở những ngày bình thường, tử cung co bóp ở mức độ nhẹ, gần như chúng ta không thể nhận thấy được. Khi kỳ kinh đến gần, những sóng dao động này [thường từ đáy tử cùng] sẽ đi xuống cổ tử cung với tần suất lớn hơn gây ra những cơn đau bụng kinh dữ dội.

Mặc dù bụng to ra trong kỳ kinh nguyệt có liên quan đến những cơn co thắt này, nhưng các chuyên gia giải thích nguyên nhân thực sự là do các vấn đề về tiêu hóa mà không phải là hệ sinh sản.

Trong thời kỳ kinh nguyệt, ruột hoạt động chậm hơn do sự gia tăng các cơn co thắt, ‘sóng’ của tử cung có tác động đến tốc độ di chuyển của thức ăn trong hệ tiêu hóa, được gọi là nhu động. Hiện tượng này dẫn tới tình trạng đầy hơi, chướng bụng, và điều đó khiến phụ nữ cảm thấy bụng căng nặng hơn. Rối loạn chức năng đường ruột trong thời gian kinh nguyệt cũng là nguyên nhân khiến nhiều chị em bị tiêu chảy khi đến tháng.

Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác góp phần vào nguyên nhân “to bụng trong kỳ kinh”, chẳng hạn như giữ nước. Khoảng một tuần trước khi kỳ kinh của phụ nữ bắt đầu, nồng độ hormone progesterone giảm xuống. Nghiên cứu cho thấy rằng những thay đổi về mức độ progesterone và estrogen khiến cơ thể giữ lại nhiều nước và muối hơn. Các tế bào của cơ thể bị sưng lên vì trữ nước, vì thế phụ nữ có cảm giác rằng bụng dưới to hơn.

Trong thời gian này, cảm giác thèm ăn của phụ nữ tăng lên, nhiều người thích ăn các món cay và nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các bạn nữ ở tuổi vị thành niên rất dễ gặp phải tình trạng này. Thức ăn vào bụng quá nhiều khiến cân nặng tăng lên.

Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của nội tiết tố còn khiến chị em gặp nhiều triệu chứng liên quan khác của thời kỳ tiền kinh nguyệt như là đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, đau bụng kinh…,thậm chí là những thay đổi về tâm lý như lo lắng, cáu gắt, dễ xúc động.

Tại sao bụng lại to ra khi đến kỳ kinh nguyệt?

Theo nghiên cứu của tiến sĩ sản khoa nổi tiếng Diana Bitner từ Mỹ thì 70% phụ nữ thường có biểu hiện chướng bụng, đầy hơi và cảm giác bụng phình to ra mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, đi kèm với rất nhiều những triệu chứng khác như tiêu chảy, táo bón, đau quặn bụng, đau nhức cơ thể, thay đổi tâm trạng…Tuy nhiên, hầu hết trong số các trường hợp này lại không hề biết lý do thực sự vì sao mình lại có cảm giác chướng bụng, mà chỉ coi đó là một hiện tượng hiển nhiên mỗi khi đến tháng.

Lý giải được nguyên nhân bị đầy hơi, chướng bụng khiến bụng to ra khi đến kỳ kinh nguyệt giúp chúng ta hiểu bản chất cơ chế hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và biết cách để làm giảm bớt tình trạng này, khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn trong vô vàn những rắc rối khi ngày kinh nguyệt đến.

Thay đổi nồng độ hormone khiến gia tăng tích trữ nước

Cảm giác bụng phình to khi đến tháng là do hiện tượng tích nước tế bào và đầy hơi, tích khí trong các cơ quan tiêu hóa. Đầy hơi trước và trong kỳ kinh nguyệt có thể do sự thay đổi nồng độ của các hormone nội tiết như progesterone và estrogen.

Khi kỳ kinh nguyệt của phụ nữ đến gần, mức độ hormone progesterone giảm xuống khiến tử cung bong tróc lớp niêm mạc, đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu kinh nguyệt hay còn gọi là hành kinh.

Ngoài việc gây ra hiện tượng chảy máu kinh nguyệt, nghiên cứu cho thấy rằng sự thay đổi nồng độ progesterone và estrogen khiến cơ thể giữ nước và muối nhiều hơn.Các tế bào của cơ thể bị lớn hơn về thể tích, gây ra cảm giác bụng phình to hơn bình thường.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng đầy hơi và tích nước sẽ tồi tệ nhất vào những ngày đầu tiên của kỳ kinh sau đó giảm dần và hết hẳn vào cuối kỳ kinh nguyệt.

Các vấn đề tiêu hóa liên quan đến sự thay đổi hormone

Vào những ngày trước và trong kỳ kinh nguyệt, một loại hormone quan trọng khác có tên gọi là Prostaglandin, chúng có thể tồn tại ở các vị trí niêm mạc tử cung, dạ dày, ruột, đại tràng… Sự tăng sản sinh Prostaglandin tạo ra các phản ứng co thắt dạ dày, đường ruột gây ra các cơn đau đớn chính là hiện tượng đau bụng kinh. Sự thay đổi của các loại hormone khiến tốc độ tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng, dẫn đến tích khí trong ruột, dạ dày gây đầy hơi, căng trướng kèm theo các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày hoặc trào ngược thực quản.

Như vậy, hiện tượng căng trướng bụng trong kỳ kinh nguyệt xảy ra phần lớn do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone nội tiết. Chính vì vậy, các bạn cũng không cần quá lo lắng bởi hầu như chúng sẽ biến mất vào cuối và sau kỳ kinh nguyệt của bạn. Trong trường hợp, bụng to ra đi kèm các biểu hiện đầy hơi, buồn nôn, chán ăn hoặc các rối loạn tiêu hóa, chúng tôi giới thiệu một số phương pháp có thể làm thuyên giảm tình trạng này, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn ít nhiều.

Nguyên nhân khiến bụng to ra khi có kinh

Bụng to, có cảm giác đầy hơi, đau bụng là những dấu hiệu phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này có thể liên quan đến một số nguyên nhân cụ thể như:

1. Tích trữ nước

Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng bằng cách tăng khả năng giữ nước trong cơ thể.

Trữ nước trong chu kỳ kinh nguyệt có thể khiến bụng to hơn

Cụ thể trong những ngày trước khi có kinh nguyệt, nồng độ estrogen và progesterone giảm một cách nhanh chóng. Điều này là một trong những dấu hiệu sắp bắt đầu kinh nguyệt phổ biến.

Giải pháp điều trị bệnh kinh nguyệt AN TOÀN, HIỆU QUẢ được 9 trên 10 phụ nữ tin dùng
Rong kinh, bế kinh, đau bụng kinh,… đã trở thành nỗi ám ảnh khi đến kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và đặc biệt là cảnh báo vấn đề sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Sau 40 năm làm việc, bác sĩ Đỗ Thanh Hà đã đưa đến cho chúng ta một giải pháp an toàn, hiệu quả. TÌM HIỂU NGAY!!
viemnamphukhoa.com Mở

Estrogen và progesterone cũng kiểm soát cách cơ thể điều tiết các chất lỏng. Khi các hormone này dao động, các mô trong cơ thể tích tụ nhiều nước và chất lỏng hơn. Điều này dẫn đến giữ nước, phù nề và bụng to ra khi có kinh.

Ngoài ra, tích trữ nước cũng có thể gây sưng ở bọng mắt, ngực, tay chân và khiên trọng lượng cơ thể tăng lên. Giữ nước trong chu kỳ kinh nguyệt là một triệu chứng tiền kinh nguyệt phổ biến và có khoản 92% phụ nữ có dấu hiệu này.

2. Đầy hơi chướng bụng

Chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến đầy hơi, co thắt dạ dày hoặc khiến bụng to ra, khó chịu.

Trong chu kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi nội tiết tố có thể làm tăng lượng khí thừa trong hệ thống tiêu hóa và gây đầy hơi. Bên cạnh đó, tích trữ nước cũng có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi và to bụng.

Đầy hơi có thể dẫn đến tình trạng bụng to ra khi có kinh và tăng nguy cơ đau bụng kinh.

Đầy hơi có thể xuất hiện 5 ngày trước khi có kinh và kéo dài liên tục trong suốt kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, bạn có thể gặp tình trạng đau bụng kinh, kéo dài 1 – 2 ngày đầu trong chu kỳ hoặc kéo dài cả chu kỳ kinh nguyệt.

3. Tăng cảm giác thèm ăn

Sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt có thể tăng cảm giác thèm ăn.

Nhu cầu thức ăn tăng lên trong chu kỳ có thể khiến bụng to hơn

Trong tuần trước khi có kinh, nồng độ progesterone tăng. Progesterone là một hoạt chất có thể kích thích và giảm sự thèm ăn. Do đó, khi nồng độ progesterone tăng cao hơn bình thường, bạn có thể ăn nhiều hơn.

Estrogen điều chỉnh serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh, kiểm soát tâm trạng và giảm sự thèm ăn. Tuy nhiên, khi estrogen giảm trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, serotonin cũng giảm và dẫn đến kích thích sự thèm ăn.

Nồng độ serotonin thấp cũng có thể làm tăng cảm giác thèm đường, bởi vì thực phẩm giàu đường có thể giúp cơ thể tạo ra serotonin. Do đó, nếu serotonin thấp, não bộ sẽ kích thích sự thèm đường, dẫn đến tăng calo, tăng trọng lượng cơ thể và khiến bụng căng ra.

Ngoài ra, tốc độ trao đổi chất cũng dao động trong chu kỳ kinh nguyệt. Điều này cũng có thể kích thích hệ thống tiêu hóa, thèm tiêu thụ các loại thực phẩm có hàm lượng calo lớn và dẫn đến tình trạng bụng to ra khi có kinh.

4. Các vấn đề về đường tiêu hóa

Trong chu kỳ kinh nguyệt, sự dao động nội tiết tố có thể dẫn đến các vấn đề rối loạn hệ thống tiêu hóa, dẫn đến táo bón, tiêu chảy và đau bụng. Sự khó chịu và đầy hơi trong dạ dày có thể khiến bạn có thấy bụng căng to ra trong chu kỳ kinh nguyệt.

Nồng độ Progesterone tăng trong tuần trước khi có kinh cũng dẫn đến các cơn co thắt cơ ruột, gây tiêu hóa chậm và táo bón.

Khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, tử cung tiết ra Prostaglandin. Prostaglandin dẫn đến các cơn co thắt ở tử cung và ruột. Điều này dẫn đến tình trạng bụng to ra khi có kinh, đau vùng chậu hoặc đau bụng. Prostaglandin cũng có thể gây tiêu chảy bằng cách phá vỡ các chất điện giải và cân bằng các chất lỏng bên trong ruột non.

Hầu hết các phụ nữ đều gặp các vấn đề về táo bón, đau bụng và các bệnh lý đường tiêu hóa khác trước và trong chu kỳ kinh nguyệt.

5. Giảm lượng magie

Trong chu kỳ kinh nguyệt, lượng magie giảm dần. Sự sụt giảm này có thể dẫn đến cảm giác thèm đường và góp phần dẫn đến đau bụng, chướng bụng, to bụng khi có kinh.

Kinh nguyệt khiến lượng magie giảm có thể dẫn đến tình trạng bụng to hơn bình thường

Magie là một khoáng chất hỗ trợ điều chỉnh trạng thái hydrat hóa của cơ thể. Do đó, nồng độ magie thấp có thể dẫn đến mất nước. Mất nước làm tăng ham muốn tiêu thụ các loại thực phẩm có đường khi cơ thể khát.

Ăn nhiều thực phẩm có đường góp phần dẫn đến tình trạng bụng to ra khi có kinh.

7 cách để giảm chướng bụng, đầy hơi kỳ kinh nguyệt

5 cách giảm đầy hơi, chướng bụng khi đến kỳ

Hoàng Lan
12:24 +07 Thứ hai, 07/09/2020
Chia sẻ
  • Chia sẻ ngay
  • Chia sẻ lên bảng tin
  • Chia sẻ lên trang bạn bè
  • Chia sẻ vào nhóm
  • Sao chép liên kết
Chướng bụng, đầy hơi là vấn đề phổ biến xảy ra trước và trong vài ngày đầu có kinh nguyệt mà nhiều phụ nữ gặp phải. Tình trạng này khiến cho bụng phình lên, căng cứng và tạo cảm giác nặng nề giống như đã tăng cân. Chính vì lý do này nên nhiều chị em nhận thấy bụng to hơn và mặc quần chật mỗi khi đến kỳ.

Mục lục

Nguyên nhân

Chướng bụng xảy ra khi nào?

Khi nào cần đi khám?

Cách khắc phục và ngăn ngừa

5 cách giảm đầy hơi, chướng bụng khi đến kỳ

Nội dung chính của bài viết:

  • Tình trạng chướng bụng thường diễn ra ngay trước khi kinh nguyệt bắt đầu và kéo dài trong vài ngày đầu. Thủ phạm gây nên hiện tượng chướng bụng và các triệu chứng khác khi đến kỳ kinh nguyệt là hormone trong cơ thể.
  • Có nhiều biện pháp để giảm bớt cảm giác khó chịu này, bao gồm: giảm lượng muối trong chế độ ăn, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc và protein nạc,uống nhiều nước, tập luyện đều đặn...
  • Nhưng nếu tình trạng chướng bụng, đầy hơi quá nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày thì nên đi khám bác sĩ.

10 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần dễ nhận biết nhất

Tác giả:
Kim Ngân
Update on:
November 23, 2021

Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần1, 1 ngày dễ nhận biết. Top 10 triệu chứng, biểu hiện có kinh nữ giới cần nắm rõ khi đến tháng [ngày đèn đỏ]. Hãy cùng Sức Khỏe 24 Giờ tìm hiểu chi tiết về từng dấu hiệu có kinh nhé!

Có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là sự đánh dấu người con gái đã có khả năng mang thai và sinh đẻ. Trong một, hai năm đầu, chu kỳ kinh nguyệt thường không ổn định về thời gian và lượng kinh, dấu hiệu có kinh.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề