Tại sao tim đập nhanh khi hôn

Đánh trống ngực là cảm giác của cơ thể về nhịp tim. Chúng thường được mô tả là cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh hoặc cảm giác bỏ nhịp. Đây là những biểu hiện phổ biến, một số bệnh nhân cảm thấy khó chịu và coi đây là triệu chứng đáng báo động Đánh trống ngực có thể xảy ra khi không có bệnh tim mạch, hoặc có thể do các nguyên nhân tim mạch nguy hiểm đe dọa tính mạng. Yếu tố then chốt trong chẩn đoán và điều trị là "bắt" được các rối loạn nhịp trên điện tâm đồ và theo dõi sát khi xảy ra triệu chứng đánh trống ngực.

Sinh lý bệnh

Cơ chế gây ra cảm giác đánh trống ngực vẫn chưa được làm rõ. Thông thường, người ta không cảm nhận được nhịp xoang ở tần số bình thường, và do đó, đánh trống ngực thường cho thấy sự thay đổi về nhịp hoặc tần số. Trong tất cả các trường hợp, cảm nhận đánh trống ngực là do bất thường về sự chuyển động của tim trong lồng ngực. Trong trường hợp ngoại tâm thu đơn độc, bệnh nhân có thể cảm nhận cảm giác bị bỏ nhịp tim ngay sau nhịp ngoại tâm thu, chứ không cảm nhận được cảm giác nhịp đó đến sớm hơn bình thường, có thể bởi nhịp ngoại tâm thu đã chặn nhịp xoang kế tiếp và tạo ra khoảng thời gian đổ đầy thất dài hơn, và làm thể tích nhát bóp tăng lên.

Các biểu hiện lâm sàng của hiện tượng rối loạn nhịp là khá đa dạng. Hầu hết các bệnh nhân đều cảm nhận được nhịp ngoại tâm thu, nhưng lại rất ít người cảm nhận được nhịp nhanh nhĩ hoặc nhanh thất. Cảm nhận này rõ hơn ở các bệnh nhân có lối sống tĩnh tại, rối loạn lo âu, trầm cảm và giảm ở những bệnh nhân đang có cuộc sống năng động, hạnh phúc. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có hiện tượng đánh trống ngực nhưng không ghi nhận bất cứ bất thường nào về các thông số tim mạch.

Nguyên nhân

Một số bệnh nhân đơn giản chỉ là quá chú ý về nhịp tim của mình, đặc biệt khi nhịp tim tăng trong tập luyện, khi sốt hoặc khi lo lắng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, đánh trống ngực là triệu chứng gây ra do rối loạn nhịp tim. Rối loạn nhịp có thể lành tính, nhưng cũng có thể là các rối loạn nguy hiểm gây đe dọa tính mạng.

Các rối loạn nhịp thường gặp nhất bao gồm:

  • Ngoại tâm thu nhĩ Ngoại tâm thu nhĩ Nhịp thay đổi với các ổ phát nhịp khác nhau bắt nguồn từ trên thất (Thường khởi phát từ trong tâm nhĩ). Chẩn đoán bằng ECG. Đa số bệnh nhân không có triệu chứng và không cần... đọc thêm

    Tại sao tim đập nhanh khi hôn
    (PAC)

  • Ngoại tâm thu thất Ngoại tâm thu thất (VPB) Ngoại tâm thu thất (VPB) là những nhịp thất đơn lẻ gây ra do vòng vào lại trong tâm thất hoặc do bất thường tính tự động của các tế bào thất. Ngoại tâm thu thất rất phổ biến ở cả... đọc thêm

    Tại sao tim đập nhanh khi hôn
    (PVCs)

Cả hai loại rối loạn nhịp trên thường lành tính.

Các rối loạn nhịp thường gặp khác bao gồm:

  • Nhịp nhanh kịch phát trên thất Rối loạn nhịp trên thất. Nhịp thay đổi với các ổ phát nhịp khác nhau bắt nguồn từ trên thất (Thường khởi phát từ trong tâm nhĩ). Chẩn đoán bằng ECG. Đa số bệnh nhân không có triệu chứng và không cần... đọc thêm

    Tại sao tim đập nhanh khi hôn
    (PSVT)

  • Nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất Nhịp nhanh trên thất do vòng vào lại (SVT) Nhịp nhanh trên thất do vòng vào lại (SVT) liên quan đến những đường vào lại mà thành phần cấu thành nằm trên chỗ chia đôi của bó His. Bệnh nhân thường có các cơn đánh trống... đọc thêm

  • Rung nhĩ Rung nhĩ (AF) Rung nhĩ là một rối loạn nhịp nhĩ nhanh và không đều. Các triệu chứng bao gồm: đánh trống ngực, mệt mỏi, yếu sức, giảm khả năng gắng sức, khó thở và thoáng ngất. Khi rung nhĩ, bệnh nhân có nguy... đọc thêm hoặc cuồng nhĩ Cuồng nhĩ Cuồng nhĩ là một dạng rối loạn nhịp nhĩ nhanh có nguyên nhân do vòng vào lại lớn trong tâm nhĩ. Các triệu chứng bao gồm: đánh trống ngực, đôi khi mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, khó thở và... đọc thêm

  • Nhịp nhanh thất Nhịp nhanh thất (VT) Nhịp nhanh thất là khi có 3 nhịp thất liên tiếp với tần số 120 lần / phút. Triệu chứng phụ thuộc vào thời gian cơn và rất khác nhau, từ không có triệu chứng đến đánh trống ngực đến... đọc thêm

Các rối loạn nhịp chậm ít khi gây khó chịu, dù một số bệnh nhân có thể cảm nhận được tình trạng nhịp chậm của mình.

Các nguyên nhân gây rối loạn nhịp

Một số rối loạn nhịp (ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh kịch phát trên thất) thường xuất hiện tự phát ở bệnh nhân không có bệnh lý nền nguy hiểm, nhưng một số rối loạn nhịp khác thường do các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

Các nguyên nhân tim mạch nguy hiểm bao gồm bệnh tim thiếu máu cục bộ Tổng quan về Hội chứng động vành Cấp tính (ACS) Các hội chứng mạch vành cấp tính do tắc nghẽn động mạch vành. Hậu quả phụ thuộc vào mức độ và vị trí của tắc nghẽn và bao gồm từ chứng đau thắt ngực không ổn định đến nhồi máu cơ tim không ST... đọc thêm hoặc các bệnh lý cơ tim khác, bệnh tim bẩm sinh (hội chứng Brugada, bệnh cơ tim thất phải, hội chứng QT kéo dài bẩm sinh Hội chứng QT dài và xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh (Torsades de pointes) là một dạng đặc biệt của nhịp nhanh thất đa hình thái ở bệnh nhân có khoảng QT dài. Xoắn đỉnh được đặc trưng bởi các phức bộ QRS với tần số nhanh, không... đọc thêm ), bệnh lý van tim Tổng quan về bệnh lý van tim Bất kỳ van tim nào cũng có thể bị hẹp hoặc hở (đóng không kín), gây ra biến đổi huyết động trong thời gian dài trước khi có triệu chứng. Hẹp van hay hở van thường xảy ra đơn lẻ, nhưng nhiều... đọc thêm và rối loạn hệ thống dẫn truyền (gây ra nhịp chậm hoặc block dẫn truyền trong tim Block nhĩ thất Block nhĩ thất là tình trạng gián đoạn một phần hoặc hoàn toàn xung động dẫn truyền từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Nguyên nhân phổ biến nhất là sự xơ hóa và thoái hóa tự nhiên của đường dẫn truyền... đọc thêm

Tại sao tim đập nhanh khi hôn
). Bệnh nhân có hạ huyết áp tư thế thường có cảm giác đánh trống ngực do nhịp nhanh xoang khi đứng dậy.

Các bệnh lý không phải tim mạch làm tăng co bóp cơ tim (cường giáp, u tủy thượng thận U tế bào ưa crom ( u tủy thượng thận) U tủy thượng thận là một khối u giải phóng catecholamine của các tế bào ưa crôm nằm ở thượng thận. Nó gây tăng huyết áp dai dẳng hoặc tăng huyết áp kịch phát. Chẩn đoán là bằng cách đo các sản... đọc thêm

Tại sao tim đập nhanh khi hôn
, rối loạn lo âu) có thể gây đánh trống ngực.

Một số loại thuốc, bao gồm digitalis, caffeine, rượu, nicotine, và các thuốc giống giao cảm (albuterol, amphetamines, cocain, dobutamine, epinephrine, ephedrine, isoproterenol, norepinephrine và theophylline), thường gây ra hoặc làm nặng thêm triệu chứng đánh trống ngực.

Các rối loạn chuyển hóa, bao gồm thiếu máu Đánh giá thiếu máu Thiếu máu là sự giảm về số lượng hồng cầu, hematocrit (Hct), hoặc lượng hemoglobin (Hb). Ở nam giới, thiếu máu khi Hb đọc thêm

Tại sao tim đập nhanh khi hôn
, hạ ôxy máu, giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn điện giải (ví dụ hạ kali máu do dùng lợi tiểu) có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng đánh trống ngực.

Hậu quả

Nhiều rối loạn nhịp gây triệu chứng đánh trống ngực, tự bản thân chúng không gây ra các tác động bất lợi về mặt sinh lý (độc lập với bệnh lý nền). Tuy nhiên, các rối loạn nhịp chậm, nhịp nhanh, và block có thể tiến triển ngoài dự đoán, gây ảnh hưởng tới cung lượng tim, từ đó gây hạ huyết áp hoặc tử vong. Nhịp nhanh thất Nhịp nhanh thất (VT) Nhịp nhanh thất là khi có 3 nhịp thất liên tiếp với tần số 120 lần / phút. Triệu chứng phụ thuộc vào thời gian cơn và rất khác nhau, từ không có triệu chứng đến đánh trống ngực đến... đọc thêm có thể tiến triển thành rung thất Rung thất (VF) Rung thất dẫn tới sự rung mất đồng bộ liên tục của các sợi cơ tâm thất, làm mất các nhát bóp hiệu quả của tâm thất. Rung thất khiến bệnh nhân ngất và tử vong ngay lập... đọc thêm

Tại sao tim đập nhanh khi hôn
.

Đánh giá

Hỏi bệnh và khám lâm sàng đầy đủ đóng vai trò rất quan trọng Cần tiến hành khai thác triệu chứng từ những người quan sát đáng tin cậy, hoặc những đánh giá từ các nhân viên y tế.

Tiền sử và bệnh sử

Trong phần tiền sử và bệnh sử, nên mô tả tần suất xuất hiện và thời gian kéo dài triệu chứng đánh trống ngực, các yếu tố khởi phát hoặc làm nặng thêm triệu chứng (stress tâm lý, hoạt động thể lực, thay đổi tư thế, lượng sử dụng caffeine hoặc các loại thuốc khác). Các triệu chứng kèm theo quan trọng bao gồm ngất, choáng váng, hẹp thị trường hình ống, khó thở và đau ngực. Yêu cầu bệnh nhân tự đánh giá cụ thể nhịp và tần số tim, thay vì sử dụng các từ mô tả chung chung như "cảm giác đập hụt nhịp" trong ngoại tâm thu thất hoặc ngoại tâm thu nhĩ, hoặc loạn nhịp hoàn toàn trong trường hợp rung nhĩ.

Khám tổng quan nhằm phát hiện các triệu chứng của bệnh lý căn nguyên, bao gồm biểu hiện kém dung nạp nhiệt, giảm cân và run (cường giáp); đau ngực và khó thở khi gắng sức (thiếu máu cơ tim); yếu mệt, chảy máu âm đạo mức độ nặng, đi ngoài phân đen (thiếu máu).

Trong phần tiền sử, nên khai thác các bệnh lý có thể là căn nguyên gây triệu chứng, bao gồm các bệnh lý rối loạn nhịp, các bệnh lý tim mạch hoặc các bệnh lý tuyến giáp. Trong phần tiền sử gia đình, nên chú ý những lần xuất hiện ngất (đôi khi bị nhầm là động kinh) hoặc tử vong đột ngột khi còn trẻ.

Cần chú ý tiền sử dùng thuốc để phát hiện những lần dùng thuốc sai đơn (thuốc chống loạn nhịp, digitalis, các thuốc cường beta giao cảm, theophylline và các thuốc giảm nhịp tim); các loại thuốc không kê đơn (các loại thuốc chữa cảm lạnh và bệnh lý xoang, chế phẩm bổ sung chế độ ăn có chứa chất kích thích), các thuốc Đông Y và các loại ma túy bất hợp pháp (cocaine, methamphetamines). Cần xác định rõ tiền sử sử dụng caffeine (cà phê, trà, đồ uống có ga và nước tăng lực), rượu và thuốc lá.

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng tổng thể để phát hiện các biểu hiện lo âu hoặc kích động tâm thần vận động. Khám các dấu hiệu sinh tồn để phát hiện tình trạng sốt, tăng huyết áp, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, thở nhanh, và độ bão hòa oxy máu thấp. Khám phát hiện các thay đổi của huyết áp và nhịp tim khi có sự thay đổi tư thế.

Khám đầu và cổ để phát hiện các bất thường hoặc các xung tĩnh mạch không đồng bộ với động mạch cảnh hoặc nhịp tim, các triệu chứng cường giáp như tuyến giáp to, ấn đau, lồi mắt. Khám da, niêm mạc miệng và kết mạc mắt để phát hiện các dấu hiệu thiếu máu.

Nghe tim chú ý tới tần số và nhịp tim, cũng như các tiếng thổi hoặc các tiếng tim khác, giúp chẩn đoán bệnh lý van tim hoặc bệnh lý cấu trúc tim.

Khám thần kinh cần lưu ý xem có hiện tượng run khi nghỉ hoặc tăng phản xạ (gợi ý cường giao cảm quá mức). Khám thần kinh phát hiện bất thường gợi ý rằng động kinh mới là nguyên nhân gây ngất, chứ không phải bệnh lý tim mạch.

Các dấu hiệu cờ đỏ

Các biểu hiện sau gợi ý hướng tới bệnh lý nguyên nhân nguy hiểm:

  • Choáng váng hoặc ngất Ngất Ngất là hiện tượng mất ý thức ngắn và đột, kèm theo mất trương lực tư thế và phục hồi ngay sau đó. Bệnh nhân có biểu hiện không cử động được, đầu chi lạnh, mạch yếu và thở nông. Đôi khi xảy... đọc thêm (đặc biệt nếu ngất gây chấn thương)

  • Đau ngực Đau ngực Đau ngực là một triệu chứng rất phổ biến. Nhiều bệnh nhân nhận thức rõ rằng đây là một triệu chứng cảnh báo bệnh lý có khả năng gây đe doạ tính mạng, do đó, họ đến khám để đánh giá các triệu... đọc thêm

  • Khó thở

  • Nhịp tim không đều mới xuất hiện

  • Nhịp tim >120 lần/phút hoặc < 45 nhịp/phút khi nghỉ

  • Bệnh tim mạch nặng

  • Tiền sử gia đình có ngất xuất hiện nhiều lần hoặc tử vong đột ngột

  • Tập luyện gây hồi hộp trống ngực hoặc ngất

Phân tích triệu chứng

Tiền sử (đóng vai trò chủ yếu) (xem Bảng: Những triệu chứng gợi ý khi tiếp cận bệnh nhân có biểu hiện đánh trống ngực Những triệu chứng gợi ý khi tiếp cận bệnh nhân có biểu hiện đánh trống ngực Đánh trống ngực là cảm giác của cơ thể về nhịp tim. Chúng thường được mô tả là cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh hoặc cảm giác bỏ nhịp. Đây là những biểu hiện phổ biến, một số bệnh nhân cảm... đọc thêm ) và khám lâm sàng sẽ giúp cung cấp các thông tin giúp định hướng chẩn đoán.

Bắt mạch và nghe tim có thể giúp phát hiện các rối loạn nhịp. Tuy nhiên, khám lâm sàng không phải lúc nào cũng giúp chẩn đoán cụ thể loại rối loạn nhịp, ngoại trừ một số rối loạn nhịp đặc biệt như loạn nhịp hoàn toàn trong rung nhĩ, hoặc các nhịp đập bất thường có chu kì do ngoại tâm thu nhĩ hoặc ngoại tâm thu thất, hoặc nhịp tim nhanh và đều tới 150 nhịp/phút hoặc hơn trong trường hợp nhịp nhanh kịch phát trên thất, hoặc nhịp chậm và đều < 35 nhịp/phút trong trường hợp block nhĩ thất hoàn toàn. Khám và phân tích kĩ sóng nhịp đập của tĩnh mạch cảnh, cùng lúc với nghe tim và bắt động mạch cảnh. Thao tác phối hợp này cho phép chẩn đoán hầu hết các rối loạn nhịp, bởi nhịp tĩnh mạch cảnh biểu hiện nhịp đập của tâm nhĩ, trong khi tiếng tim hoặc nhịp động mạch cảnh là kết quả của sự co bóp tâm thất.

Tuyến giáp to, mật độ mềm đi kèm theo biểu hiện lồi mắt gợi ý chẩn đoán cường giáp. Tăng huyết áp mức độ nặng và nhịp nhanh gợi ý chẩn đoán u tủy thượng thận.

Xét nghiệm

Thực hiện các xét nghiệm thường quy

  • Làm điện tâm đồ. Đôi khi cần sử dụng holter điện tâm đồ theo dõi liên tục

  • Xét nghiệm máu

  • Đôi khi cần đến các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hoặc tiến hành làm nghiệm pháp gắng sức, hoặc cả hai

Tiến hành ghi điện tâm đồ, nhưng điện tâm đồ có thể sẽ không hiệu quả trong chẩn đoán nếu được ghi lúc không có triệu chứng. Nhiều bệnh lý rối loạn nhịp xuất hiện không thường xuyên và nhiều khi không biểu hiện bất thường trên điện tâm đồ bình thường ngoài cơn; chỉ trừ một số trường hợp sau:

  • Hội chứng Wolff-Parkinson-White Rung nhĩ và Hội Chứng Wolff-Parkinson-White (WPW) Khi rung nhĩ xuất hiện trên nền hội chứng Wolff-Parkinson-White, các xung động từ nhĩ sẽ dẫn truyền xuôi rất nhanh qua đường dẫn truyền phụ dẫn đến đáp ứng thất rất nhanh, có thể gây ra rối... đọc thêm

  • Hội chứng QT kéo dài Hội chứng QT dài và xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh (Torsades de pointes) là một dạng đặc biệt của nhịp nhanh thất đa hình thái ở bệnh nhân có khoảng QT dài. Xoắn đỉnh được đặc trưng bởi các phức bộ QRS với tần số nhanh, không... đọc thêm

  • Bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp

  • Hội chứng Brugada và các biến thể của nó

Nếu chưa có chẩn đoán xác định và các triệu chứng vẫn xuất hiện thường xuyên, cần theo dõi qua Holter Holter Điện tâm đồ thường quy cung cấp 12 góc nhìn khác nhau xung quanh quả tim nhờ cách bố trí 12 điện cực tạo ra 12 vector khác nhau quanh tim. Các vector này phản ánh sự chênh lệch điện thế giữa... đọc thêm trong vòng 24 đến 48 giờ. Khi các triệu chứng xuất hiện không thường xuyên, tốt hơn nên sử dụng các thiết bị theo dõi kéo dài và để bệnh nhân có thể tự kích hoạt máy khi có triệu chứng. Các phương pháp này được sử dụng chủ yếu khi nghi ngờ loạn nhịp kéo dài, thay vì khi chỉ xuất hiện một vài cảm giác hẫng hụt hay bỏ nhịp do ngoại tâm thu. Bệnh nhân có thể rất ít khi xuất hiện triệu chứng, nhưng nếu các triệu chứng này gợi ý chẩn đoán các rối loạn nhịp nặng, các bác sĩ có thể tiến hành cấy thiết bị theo dõi dưới da ngực. Thiết bị này liên tục ghi lại nhịp tim, đồng thời cho phép in và phân tích những dữ liệu này ra thông qua một thiết bị ngoài cơ thể khác.

Tất cả các bệnh nhân rối loạn nhịp đều cần tiến hành xét nghiệm máu. Tất cả các bệnh nhân cần phải xét nghiệm công thức máu và điện giải đồ, bao gồm cả magie và calci. Nên tiến hành xét nghiệm troponin tất cả các bệnh nhân có biểu hiện rối loạn nhịp, đau tức ngực, hoặc các triệu chứng khác gợi ý, hoặc có tiền sử bệnh mạch vành, viêm cơ tim, hoặc viêm màng ngoài tim.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp được chỉ định khi có rung nhĩ mới phát hiện, hoặc có các triệu chứng của hội chứng cường giáp. Bệnh nhân có cơn tăng huyết áp kịch phát nên được tiến hành các xét nghiệm đánh giá u tủy thượng thận.

Đôi khi cần tiến hành nghiệm pháp bàn nghiêng Nghiệm pháp bàn nghiêng Nghiệm pháp bàn nghiêng được áp dụng để chẩn đoán nguyên nhân ngất trong một số trường hợp sau: Bệnh nhân tương đối trẻ và khỏe mạnh Bệnh nhân cao tuổi chưa rõ chẩn đoán sau khi đã làm nhiều... đọc thêm

Tại sao tim đập nhanh khi hôn
nếu bệnh nhân có biểu hiện ngất khi thay đổi tư thế.

Các bác sĩ lâm sàng thường cần sử dụng đến các xét nghiệmchẩn đoán hình ảnh. Bệnh nhân có triệu chứng gợi ý chẩn đoán bệnh lý tim cấu trúc hoặc chức năng cần được tiến hành siêu âm tim Siêu âm tim Siêu âm tim sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của tim, van tim và các mạch lớn. Siêu âm tim giúp đánh giá độ dày thành tim (ví dụ, trong phì đại cơ tim hoặc thành tim mỏng), chuyển động... đọc thêm

Tại sao tim đập nhanh khi hôn
và đôi khi cần chụp MRI tim Chụp cộng hưởng từ Xét nghiệm hình ảnh tim mạch thường quy bao gồm: Siêu âm tim X-quang ngực Chụp cắt lớp vi tính Chụp cộng hưởng từ đọc thêm
Tại sao tim đập nhanh khi hôn
. Bệnh nhân có triệu chứng liên quan tới gắng sức cần được tiến hành các nghiệm pháp gắng sức, đôi khi kết hợp với siêu âm tim Nghiệm pháp gắng sức Trong quy trình nghiệm pháp gắng sức, người ta sẽ chủ động làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim, từ đó giúp bộc lộ các vùng cơ tim thiếu máu có nguy cơ bị nhồi máu. Trong quá trình đó, tim được theo... đọc thêm
Tại sao tim đập nhanh khi hôn
, chụp xạ hình Chẩn đoán hình ảnh hạt nhân Phương pháp xạ hình sử dụng một máy dò đặc biệt (máy ảnh gamma) để tạo ra hình ảnh sau khi tiêm dược chất phóng xạ. Xét nghiệm này được dùng để chẩn đoán: Bệnh động mạch vành Bệnh lý van tim... đọc thêm
Tại sao tim đập nhanh khi hôn
, hoặc chụp PET Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) Xét nghiệm hình ảnh tim mạch thường quy bao gồm: Siêu âm tim X-quang ngực Chụp cắt lớp vi tính Chụp cộng hưởng từ đọc thêm
Tại sao tim đập nhanh khi hôn
.

Điều trị

Ngừng tất cả các thuốc có khả năng gây khởi phát rối loạn nhịp. Nếu rối loạn nhịp gây ra do một loại thuốc cần thiết để điều trị một bệnh lý đi kèm khác, cần thử đổi sử dụng một loại thuốc khác.

Chỉ cần theo dõi đối với các các ổ ngoại tâm thu thất và nhĩ đơn độc ở bệnh nhân không có bệnh tim cấu trúc. Đối với những bệnh nhân khỏe mạnh khác, có thể sử dụng thuốc chẹn beta nhằm tránh rối loạn lo âu khi họ nghĩ rằng mình mắc bệnh nặng.

Chẩn đoán và điều trị các rối loạn nhịp cùng các bệnh lý nguyên nhân gây rối loạn nhịp (xem Bảng: Một số phương pháp điều trị các bệnh lý rối loạn nhịp Một số phương pháp điều trị các bệnh lý rối loạn nhịp Đánh trống ngực là cảm giác của cơ thể về nhịp tim. Chúng thường được mô tả là cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh hoặc cảm giác bỏ nhịp. Đây là những biểu hiện phổ biến, một số bệnh nhân cảm... đọc thêm ).

Những điểm cần lưu ý ở người cao tuổi

Bệnh nhân cao tuổi có nguy cơ đặc biệt chịu các tác dụng phụ của thuốc chống loạn nhịp; do họ có mức lọc cầu thận thấp hơn và phải sử dụng đồng thời nhiều thuốc khác. Khi cần phải điều trị bằng thuốc, cần khởi đầu với liều thấp hơn. Những bất thường về mặt dẫn truyền (thể hiện trên điện tâm đồ hoặc trên các thử nghiệm khác) có thể trầm trọng hơn khi sử dụng thuốc chống loạn nhịp. Những bệnh nhân này có thể cần đặt máy tạo nhịp trước khi sử dụng các loại thuốc chống loạn nhịp.

Những điểm chính

  • Đánh trống ngực là triệu chứng hay gặp nhưng không mang tính đặc hiệu.

  • Đánh trống ngực không phải là triệu chứng chỉ ra các bệnh lý rối loạn nhịp nặng, nhưng đánh trống ngực ở bệnh nhân có bệnh tim cấu trúc hoặc bất thường trên điện tâm đồ có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm và cần được tiến hành khảo sát.

  • Cần tiến hành ghi điện tâm đồ khi xuất hiện triệu chứng, bởi điện tâm đồ bình thường trong khoảng thời gian không triệu chứng không cho phép loại trừ các bệnh lý nguy hiểm.

  • Hầu hết các thuốc chống loạn nhịp đều có thể gây loạn nhịp tim.

  • Khi đứng trước bệnh nhân rối loạn nhịp nhanh có rối loạn huyết động, tiến hành chuyển nhịp cấp cứu trước.