Tại sao trẻ vặn mình nhiều

Chắc hẳn mẹ nào cũng từng thấy tình trạng bé sơ sinh ngủ hay vặn mình, ưỡn người kèm theo các tiếng gầm gừ trong cổ họng. Điều này khiến các mẹ lo lắng liệu bé đang bị đau hay đang khó chịu ở đâu và cần sự giúp đỡ? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho mẹ về các vấn đề khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ.

1. Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ có sao không?

Trong nhiều trường hợp, những tiếng gầm gừ của trẻ sơ sinh chỉ tình trạng sinh lý và hoàn toàn bình thường. Nhưng khi kèm theo các biểu hiện nôn trớ, sốt hay khó thở là cảnh báo bệnh lý cần được xử trí ngay.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và kêu gầm gừ thường do vấn đề tiêu hóa. Đường ruột trẻ cần thời gian làm quen với thức ăn [sữa mẹ và sữa công thức]. Khi chưa có khả năng tiêu hóa hết lượng dinh dưỡng này, bé sẽ bị đầy hơi. Lượng hơi gây áp lực lên dạ dày non nớt khiến bé khó chịu, vặn mình và phát ra những âm thanh như tiếng gầm gừ của động vật.

Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ là sinh lý

Mặc dù hầu hết các tiếng gầm gừ của bé là bình thường. Tuy nhiên đây vẫn có thể là tình trạng bệnh lý.

Tiếng gầm gừ do bệnh lý thường kéo dài, biểu hiện rõ sự khó chịu. Mẹ có thể quan sát lỗ mũi bé phập phồng liên tục, hơi thở gấp và nặng nhọc. Đồng thời bé bỏ ăn, ăn vào là trớ, chậm tăng cân trong thời gian dài. Đây là cảnh báo bệnh lý trào ngược dạ dày hoặc viêm đường hô hấp phải được xử trí ngay lập tức.

Trong trường hợp này, điều cần thiết là mẹ hãy liên lạc với chuyên gia Nhi khoa hoặc đưa bé đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn cũng như cách giải quyết tốt nhất, tránh gây hậu quả nguy hiểm.

2. Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay gầm gừ, vặn mình

2.1. Bé tập rặn

Lượng hơi cùng thức ăn thừa tích tụ khiến trẻ sơ sinh phải vặn mình và rặn để đẩy tống khí, phân ra ngoài. Tuy nhiên, kỹ năng rặn chưa xuất hiện ngay. Bé phải tự mình tìm cách phối hợp các động tác nín thở, co cơ hoành, cơ thành bụng, giãn cơ sàn chậu để làm thẳng trực tràng và cho phân đi qua. Điều này gây ra các tiếng gầm gừ khi ngủ ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sẽ thực hiện hành động này liên tục đến khi thành thói quen. Khoảng thời gian này có thể kéo dài vài tháng, tùy theo khả năng thích nghi của từng bé.

Trẻ sơ sinh ngủ tập đi vệ sinh thường phát tiếng kêu gầm gừ

Điều dễ dàng nhận thấy khi bé tập rặn là mặt đỏ ửng lên, tiếng gầm gừ to và chủ yếu xảy ra vào ban đêm.

Một lưu ý đặc biệt là mẹ cần tránh nhầm lẫn tình trạng này với táo bón. Táo bón được chẩn đoán dựa trên các đặc điểm nổi bật về tần suất đi ngoài, tính chất phân cùng các biểu hiện đi kèm của bé. Điều này phân biệt thế nào và phải giải quyết ra sao?

2.2. Bé bị ngạt mũi

Mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Chỉ một chút chất nhầy hoặc đờm cũng sẽ gây tắc và khiến bé có tiếng kêu gầm gừ khác thường. Một số biểu hiện khác thường đi kèm do nguyên nhân này bao gồm:

– Thở nhanh và mạnh.

– Tiếng thở kèm tiếng kêu khàn khàn.

– Đôi khi có những tiếng ho dai dẳng.

Tuy nhiên cũng không nên chủ quan vì đây có thể là cảnh báo vấn đề về hô hấp bé đang gặp phải.

2.3. Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ trong giấc ngủ REM

Trong giấc ngủ REM, trẻ sơ sinh ở trong trạng thái ngủ động, nhịp tim và nhịp thở nhanh hơn. Mí mắt nhắm nhưng mắt bé vẫn di chuyển liên tục. Biểu hiện này cho thấy não bé đang ở trạng thái hoạt động mạnh nhất và bé đang có những giấc mơ rất chân thực. Do đó bé thường vặn mình và gầm gừ trong lúc ngủ.

Ngoài ra, mẹ có thể nghe thấy một vài âm thanh khác như tiếng thút thít hay rên rỉ hoặc đôi khi khóc thét.

3. Cách khắc phục trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ

Trước khi áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà, mẹ cần chắc chắn bé không gặp các vấn đề bệnh lý. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích mẹ có thể thực hiện ngay.

3.1 Giúp bé tập đi vệ sinh

Nếu bé vặn mình gầm gừ do đang tập rặn, hãy giúp bé được thoải mái rèn luyện. Bé sẽ làm được sau nhiều lần cố gắng.

Đặc biệt, mẹ có thể hỗ trợ bé trong quá trình rèn luyện bằng việc sử dụng men vi sinh. Các lợi khuẩn được bổ sung thông qua men vi sinh giúp ổn định và điều hòa nhu động ruột. Quá trình tiêu hóa trơn tru làm giảm đáng kể tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn gầm gừ.

Hơn nữa, một đường ruột khỏe mạnh cũng chính là nền tảng giúp trẻ nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng trong những năm tháng đầu đời.

Sử dụng men vi sinh BioAmicus Complete hỗ trợ hiệu quả vấn đề bé vặn mình gầm gừ

Tuyệt đối không tự ý bơm thụt hay kích thích hậu môn cho bé. Mặc dù điều này có thể giúp bé đi ngoài ngay sau đó nhưng về lâu dài sẽ gây phụ thuộc. Theo JPGN, việc kích thích hậu môn cho bé nhiều lần khiến trẻ sơ sinh giảm nhu động ruột và mất phản xạ rặn.

Do vậy, điều tốt nhất nếu việc vặn mình gầm gừ diễn ra quá lâu hãy liên hệ ngay đến chuyên gia Nhi khoa. Các bác sĩ, dược sĩ có thể cho mẹ những lời khuyên như cho bé uống đúng lượng nước cần thiết là bao nhiêu, cách massage đấy khí hay khi nào cần thiết phải sử dụng thuốc.

3.2 Rửa mũi hoặc phòng các bệnh đường hô hấp

Có thể hạn chế tình trạng vặn mình gầm gừ ở trẻ bằng cách giúp bé thông mũi. Mẹ nên lau hoặc rửa cho bé bằng nước muối sinh lý dành cho trẻ sơ sinh.

Cùng với đó cần lưu ý các điều kiện để hạn chế nguy cơ bé mắc các bệnh về đường hô hấp trong khi ngủ:

– Đảm bảo không gian ngủ không quá nóng hoặc quá lạnh.

– Không quấn bé quá chặt, không ủ ấm bằng chăn.

– Nệm nôi chắc chắn, không quá mềm.

3.3 Hạn chế đầy hơi hoặc trào ngược

Giải quyết vấn đề đầy hơi và trào ngược cũng góp phần giúp bé ngủ ngon hơn, giảm vặn mình gầm gừ:

+ Lựa chọn bình sữa có núm vú không quá to, tránh để sữa chảy quá nhanh.

+ Vỗ ợ hơi cho bé thường xuyên hoặc tập vận động cho bé.

+ Có thể sử dụng thuốc Simethicon chống đầy hơi nhưng cần có chỉ định của chuyên gia.

Nếu các triệu chứng tiêu hóa của trẻ sơ sinh không được cải thiện, các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả hoặc trẻ có các triệu chứng liên quan đến bệnh hô hấp, cần đưa trẻ đi khám hoặc liên lạc ngay với Dược sĩ gia đình để được thăm khám kịp thời.

4. Khi nào cần liên hệ với bác sĩ

Liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất khi bé vặn mình gầm gừ kèm theo các biểu hiện:

– Sốt và lờ đờ, thậm chí hôn mê.

– Gầm gừ liên tục khi thở ra.

– Nôn trớ dịch vàng hoặc xanh lục

– Biếng ăn, bỏ bú, không tăng cân trong thời gian dài.

5. Tóm lược

Trẻ sơ sinh hay gầm gừ và vặn mình là sự phát triển sinh lý bình thường, trẻ đang trong giai đoạn phát triển kỹ năng mới.

Tình trạng vặn mình gầm gừ thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu nó đi kèm triệu chứng khác [sốt, đau, bỏ ăn…] là cảnh báo tình trạng bệnh lý cần sự tư vấn và xử trí của chuyên gia.

Nguồn: //bioamicus.vn/tre-so-sinh-hay-van-minh-gam-gu/

Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh thường xảy ra khi trẻ được 5 đến 6 tuần tuổi. Đây là hiện tượng hết sức bình thường và sẽ tự hết sau khi trẻ được 3 đến 4 tháng tuổi. Vậy tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình? Đây là vấn đề thắc mắc của khá nhiều người.

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình?

Theo sự giải thích của các bác sĩ chuyên khoa Nhi, hiện tượng trẻ sinh hay vặn hoặc rướn mình vốn chỉ là phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể. Khi trẻ mới sinh ra, các tế bào thần kinh, vỏ não của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên phần dưới vỏ sẽ hoạt động chiếm ưu thế nhiều hơn. Chính vì vậy, việc trẻ vặn mình hay vận động tay chân là chỉ để tìm cách để thích nghi với môi trường ở bên ngoài tử cung của người mẹ.

Bên cạnh đó, thói quen vặn mình ở trẻ cũng có thể là do trẻ ngủ ở trên đệm quá cứng, tư thế ngủ của trẻ không phù hợp, môi trường ngủ không thoải mái hoặc do bé gối đầu quá cao.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ vặn mình và kèm theo các biểu hiện bất thường khác như khó ngủ, hay giật mình, gồng mình, nôn ói, đổ nhiều mồ hôi trộm… thì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý. 

Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình? Nên làm gì khi trẻ thường xuyên vặn mình?

Những biểu hiện sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh hay vặn mình

Các biểu hiện sinh lý và bệnh lý khi trẻ sơ sinh vặn mình sẽ có những sự khác nhau như sau:

Biểu hiện trẻ vặn mình do sinh lý

Với trường hợp trẻ vặn mình do sinh lý, trẻ thường gồng người trong vòng vài phút và sau khoảng 2 đến 3 tháng sẽ kết thúc tình trạng này, Khi ấy, cân nặng của trẻ vẫn tăng đều. Việc vặn mình do sinh lý ở trẻ có thể là do:

  • Môi trường ngủ của trẻ không thoải mái, có nhiều ánh nắng và tiếng ồn.
  • Trẻ sơ sinh thường cựa quậy, quấy khóc, vặn mình, uốn người.
  • Khi trẻ đi ngoài thường rặn và vặn mình kèm theo tình trạng đỏ mặt.
  • Môi trường xung quanh trẻ không thoải mái: do quấn khăn chặt, bỉm hoặc tã bị ướt.

Biểu hiện trẻ vặn mình do bệnh lý

Nếu trẻ vặn mình do bệnh lý, trẻ sẽ có những triệu chứng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, ăn uống, sụt cân, tổn thương da, tóc…

  • Trẻ sơ sinh bị nôn ói, vặn mình, đổ mồ hôi trộm, giật mình, ngủ không yên giấc, lên cân chậm, mọc răng chậm, còi xương, rụng tóc…
  • Trẻ bị tổn thương thần kinh hay vặn mình, gồng mình, khó ngủ, co giật.
  • Bên cạnh đó, trẻ vặn mình có thể là do trẻ bị tổn thương da khi bị ngứa, côn trùng cắn…

Trẻ có thể bị nôn trớ khi vặn mình

Các bậc phụ huynh nên làm gì khi trẻ vặn mình?

Trong trường hợp trẻ sơ sinh vặn mình do bệnh lý, cha mẹ nên đưa trẻ nhỏ thăm khám để các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác cũng như tư vấn cách chữa trị, chăm sóc tốt nhất cho trẻ.

Nếu trẻ sơ sinh vặn mình do đây là biểu hiện sinh lý bình thường, cha mẹ có thể áp dụng các cách như sau:

  • Thay bỉm, tã và quần áo rộng thoải mái để trẻ dễ ngủ: Cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ các loại bỉm, tã có độ thấm hút tốt và vừa vặn với mông bé. Việc mặc các loại quần áo rộng rãi sẽ tạo cảm giác thoải mái để bé ngủ ngon hơn.
  • Đảm bảo môi trường ngủ thoải mái: Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng đều ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến trẻ hay quấy khóc, vặn mình, giật mình. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh hãy cho trẻ ngủ ở căn phòng yên tĩnh, thoáng mát và không có tiếng ồn.
  • Giặt giũ chăn màn cho trẻ thường xuyên: Vệ sinh phòng sạch sẽ để tránh gây cho trẻ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Nhẹ nhàng xoa dịu trẻ: Khi trẻ vặn mình, khó ngủ, quấy khóc, cha mẹ hãy ôm trẻ vào lòng để âu yếm, vỗ về, nói chuyện và hát ru cho trẻ để trẻ có được cảm giác an toàn và thoải mái.
  • Tắm nắng cho trẻ thường xuyên: Việc tắm nắng sẽ giúp cho cơ thể của trẻ tự tổng hợp được vitamin D thông qua da, giúp cơ thể hấp thụ phốt pho và canxi một cách tốt nhất. Theo đó, cha mẹ hãy cho trẻ tắm nắng trong 10 đến 15 phút vào các khung thời gian từ 6 đến 9 giờ sáng hoặc sau 17 giờ chiều.
  • Kiểm tra các vùng da nhạy cảm ở cơ thể trẻ: Khi trẻ khó chịu, quấy khóc và hay vặn mình, cha mẹ nên để ý kỹ các vùng da nhạy cảm để kiểm tra xem trẻ có bị viêm loét, hăm, mẩn đỏ hay không. Nếu bị, cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé: Cha mẹ nên bổ sung canxi cho trẻ bằng cách tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Đối với những trẻ đang bú mẹ thì các mẹ cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá ngừ… để cung cấp canxi cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ.

Cá hồi là thực phẩm rất giàu canxi

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn lý giải vấn đề tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình. Bạn hãy để ý đến những dấu hiệu ở trẻ để có thể đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời khi trẻ hay vặn mình nhé. 

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề