Tại sao trong có thể thực vật cần có nhiều loại sắc tố quang hợp

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Lịch sử
  • 3 Lục lạp
    • 3.1 Cấu tạo của lục lạp
    • 3.2 Sắc tố quang hợp
    • 3.3 Phổ hấp thụ của sắc tố
  • 4 Pha sáng
    • 4.1 Điều kiện xảy ra và bản chất của pha sáng quá trình quang hợp
    • 4.2 Quang hệ PSI và PSII
    • 4.3 Quang phân ly
      • 4.3.1 Thí nghiệm của van Niel
      • 4.3.2 Thí nghiệm đánh dấu phóng xạ
      • 4.3.3 Phương trình tổng quát của quang phân ly
    • 4.4 Chuỗi truyền electron thẳng hàng
  • 5 Pha tối
    • 5.1 Chu trình Calvin
    • 5.2 Chu trình Hatch-Slack (C4)
    • 5.3 Hô hấp sáng
  • 6 Ý nghĩa và vai trò
    • 6.1 Về mặt năng lượng và dinh dưỡng
    • 6.2 Về mặt môi trường
  • 7 Chú thích
  • 8 Liên kết ngoài

Từ nguyênSửa đổi

Chữ Hán: 光総合, 光合, tiếng Anh là Photosynthesis bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp φῶς: phōs (ánh sáng) và σύνθεσις: synthesis (đặt cùng nhau). Do đó quá trình này có tên quang hợp (光合), gồm hai chữ quang (光) - "ánh sáng", và hợp (合) - "nhóm lại". Tiếng Hy lạp cũng tương tự, từ φῶς (tức phōs) nghĩa là "ánh sáng", và σύνθεσις (tức synthesis) nghĩa là "tổng hợp lại".[3][4][5]

Lịch sửSửa đổi

Các sinh vật đầu tiên trên Trái Đất xuất hiện từ cách đây khoảng 3 - 4 tỉ năm tổng hợp thức ăn cho chúng từ những vật chất vô cơ bằng sự hóa tổng hợp (chemosynthesis), tức là lấy năng lượng từ các phản ứng hóa học từ các chất vô cơ như H2, NH4, H2S. Ngày nay, các sinh vật này vẫn còn tồn tại trong những môi trường rất đặc biệt như trong các hố xí, suối nước nóng có lưu huỳnh và các miệng núi lửa trên các sàn đại dương, được gọi là các sinh vật yếm khí. Sau đó xuất hiện nhóm sinh vật có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp ra các hợp chất hữu cơ phức tạp, sự quang tổng hợp (photosynthesis), thường được gọi tắt là sự quang hợp, đây là một quá trình sinh học, chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Các sinh vật quang hợp đầu tiên này không tạo ra oxy.

Chu trình Calvin

Về sau một số sinh vật có khả năng sử dụng nước cho sự quang hợp, tạo ra O2, dần dần tích tụ trong khí quyển, một số sinh vật tiến hóa khác có khả năng sử dụng O2 xúc tác trong các phản ứng để giải phóng năng lượng trong các phân tử thức ăn. Quá trình này được gọi là sự hô hấp hiếu khí (aerobic respiration). Sự quang hợp sử dụng CO2 và H2O tạo ra từ sự hô hấp hiếu khí và sự hô hấp hiếu khí thì sử dụng thức ăn và O2 sinh ra từ sự quang hợp.

Cả hai loại sinh vật này được gọi chung là sinh vật tự dưỡng-tự tổng hợp chất hữu cơ từ vật chất vô cơ, phân biệt với sinh vật dị dưỡng phải lấy thức ăn hữu cơ từ môi trường chung quanh, chúng tiêu thụ các sinh vật tự dưỡng.

Quang hợp là lá cây nhờ có chất diệp lục, ánh sáng, nước, khí carbon dioxide để tạo ra tinh bột, đồng thới nhả khí oxy ra môi trường bên ngoài

PHẦN I. KIẾN THỨC

I.Khái quát về quang hợp ở thực vật

1.Quang hợp

Tại sao trong có thể thực vật cần có nhiều loại sắc tố quang hợp

-Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước.

-Phương trình tổng quát của quang hợp:

Tại sao trong có thể thực vật cần có nhiều loại sắc tố quang hợp

2.Vai trò của quang hợp

- Toàn bộ sự sống trên hành tinh chúng ta đều phụ thuộc vào quang hợp:

  • Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật, là nguyên liệu cho công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người.
  • Năng lượng ánh sáng mặt trời được hấp thụ và chuyển hóa thành hóa năng trong các liên kết hóa học. Đây là nguồn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của sinh giới.
  • Quang hợp hấp thụ CO2 và giải phóng O2 giúp điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính, cung cấp dưỡng khí cho các sinh vật khác.

Tại sao trong có thể thực vật cần có nhiều loại sắc tố quang hợp

II.Lá là cơ quan quang hợp

1.Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năngquang hợp

*Đặc điểm giải phẫu hình thái bên ngoài:

- Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.

- Phiến lá mỏng thuần lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng

- Trong lớp biểu bì của mặt lá có chứa tế bào khí khổng để khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

*Đặc điểm giải phẫu hình thái bên trong:

- Tế bào có mô giậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay dưới lớp biểu bì ở mặt trên của lá để trực tiếp hấp thụ ánh sáng chiếu lên mặt trên của lá

- Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn các tế bào mô giậu nằm ở phía dưới của mặt lá, trong mô xốp có nhiều khoảng trống rỗng để khí oxi dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa săc tố quang hợp.

- Hệ gân lá có mạch dẫn (gồm mạch gỗ và mạch rây), xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đến tận từng tế bào nhu mô của lá giúp cho nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.

- Trong lá có nhiều nhiều tế bào chứa diệp lục, đó là bào quan quang hợp.

Tại sao trong có thể thực vật cần có nhiều loại sắc tố quang hợp

2.Lục lạp là bào quanquang hợp

-Lục lạp có màng kép, bên trong là 1 khối cơ chất không màu gọi là chất nền (stroma), có các hạt grana nằm rãi rác.

-Dưới kính hiển vi điện tử 1 hạt grana có dạng các túi dẹt xếp chồng lên nhau gọi là tilacoit (chứa diệp lục, carotenoit, enzim)

- Số lượng lục lạp trong tế bào khác nhau, ở thực vật bậc cao, mỗi tế bào có khoảng 20-100 lục lạp. Ở thực vật bậc cao, lục lạp thường có hình bầu dục để dễ dàng tiếp nhận ánh sáng, khí cường độ ánh sáng quá lớn, lục lạp có thể xoay bề mặt tiếp xúc nhỏ nhất của mình về phía ánh sáng.

*Đặc điểm cấu tạo của lục lap thích nghi với chức năng quang hợp:

- Hình dạng: Lục lạp có hình bầu dục có thể xoay bề mặt để tiếp xúc với ánh sáng

- Màng bảo vệ lục lạp là màng kép

- Hệ thống màng quang hợp:

  • Bao gồm 1 tập hợp màng có chứa sắc tố quang hợp và được sắp xếp vô định hướng
  • Tập hợp các màng như các chồng đĩa xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là các hạt grama
  • Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.
  • Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp.

- Chất nền stroma: bên trong là 1 khối cơ chất không màu , chứa các enzim quang họp và là nơi diễn ra các phản ứng của pha tối

Tại sao trong có thể thực vật cần có nhiều loại sắc tố quang hợp

3.Hệ sắc tốquang hợp

- Hệ sắc tố quang hợp gồm 3 nhóm sắc tố: diệp lục (chlorophyl), carôtenôit, phicôbilin.

  • Diệp lục hấp thụ mạnh ánh sáng xanh lam (430 nm) và đỏ (662 nm). Diệp lục gồm có 2 nhóm: Diệp lục a và Diệp lục b. Diệp lục a hấp thụ năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH.
  • Carôtenôit gồm có caroten và xantophyl. Các sắc tố phụ hấp thụ và truyền năng lượng cho diệp lục a. Caroten hấp thụ ánh sáng có bước sóng từ 446-476 nm, xantophyl hấp thụ ánh sáng có bước sóng từ 451-481 nm.
  • Phicobilin là nhóm sắc tố quan trọng đối với tảo và thực vật thủy sinh. Phicobilin hấp thụ ánh sáng trong vùng lục (550 nm) và vàng (612 nm).

Sơ đồ truyền năng lượng:

Carotenoit → Diệp lục b → diệp lục a → Diệp lục a tại trung tâm phản ứng

# Nhóm sắc tố chính (diệp lục) Nhóm sắc tố phụ (Carotenoit)
Cấu tạo

- Diệp lục a C55H72O5N4Mg

- Diệp lục b C55H70O6N4Mg

- Carotin C40H56

- Xantophyl C40H56On

Vai trò

- Làm cho lá cây có màu xanh

- Hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời

- Vận chuyển năng lượng ánh sáng đến trung tâm phản ứng

- Tham gia biến đổi năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP, NADPH

- Làm cho lá cây, củ, quả có màu vàng, cam, đỏ

- Chỉ hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đó tới trung tâm phản ứng

- Tham gia lọc ánh sáng và bảo vệ diệp lục

Đặc điểm sắc tố quang hợp và các loại chính



các sắc tố quang hợp chúng là những hợp chất hóa học hấp thụ và phản xạ những bước sóng nhất định của ánh sáng khả kiến, khiến chúng trông "sặc sỡ". Các loại thực vật, tảo và vi khuẩn lam khác nhau có sắc tố quang hợp, chúng hấp thụ ở các bước sóng khác nhau và tạo ra các màu khác nhau, chủ yếu là màu xanh lá cây, vàng và đỏ.

Những sắc tố này là cần thiết cho một số sinh vật tự dưỡng, chẳng hạn như thực vật, bởi vì chúng giúp chúng tận dụng một loạt các bước sóng để tạo ra thức ăn của chúng trong quang hợp. Vì mỗi sắc tố chỉ phản ứng với một số bước sóng, có các sắc tố khác nhau cho phép thu được nhiều lượng ánh sáng (photon) hơn.

Tại sao trong có thể thực vật cần có nhiều loại sắc tố quang hợp

Chỉ số

  • 1 Đặc điểm
  • 2 loại sắc tố quang hợp
    • 2.1 Chất diệp lục
    • 2.2 Carotenoit
    • 2.3 Phycobilin
  • 3 tài liệu tham khảo

Thế nào là sắc tố quang hợp? Tại sao mỗi cơ thể quang hợp lại có nhiều loại sắc tố quang hợp khác nhau

❮ Bài trước Bài sau ❯