Tại sao xe máy dụng động cơ công suất nhỏ

Trong quá trình hoạt động, chiếc xe của bạn chịu tác động từ nhiều yếu tố. Trong đó, hệ thống làm mát ảnh hưởng lớn nhất đến sự vận hành của xe.

>> Xe máy xả khói đen, tự khắc phục thế nào?

>> Nên rửa xe máy sau khi đi mưa

>> 8 lưu ý đơn giản giúp xe máy bền hơn

>> Tự “thăm” dầu động cơ xe máy

Dưới đây là các loại hệ thống làm mát trên xe gắn máy. Hiểu về nó, bạn sẽ thấy được tầm quan trọng cũng như có biện pháp bảo dưỡng, khắc phục các “bệnh” từ hệ thống làm mát.

Tại sao xe máy dụng động cơ công suất nhỏ

Hệ thống làm mát ảnh hưởng nhiều nhất (23%) tới quá trình vận hành của xe

Hệ thống làm mát bằng gió

Là phương pháp làm mát cho động cơ cổ điển nhất. Chiếm ít diện tích, vị trí đặt thông thoáng nên làm mát bằng gió được áp dụng hầu hết cho các động cơ xe gắn máy. Kiểu làm mát này được tăng cường nhờ những cánh tản nhiệt trên thân động cơ và thiết kế khí động học của yếm xe.

Hệ thống làm mát bằng khí tự nhiên

Với phương pháp này sức nóng ở xi-lanh, quy-láp sẽ toả ra môi trường không khí xung quanh. Do đó muốn làm mát có hiệu quả tốt phải gia tăng tiết diện làm mát của động cơ bằng cách đúc liền xi-lanh với quy-láp những cánh tỏa nhiệt, dùng kim lọai có hệ số truyền nhiệt lớn như nhôm hay hợp kim nhôm, khối lượng không khí lưu thông qua diện tích làm mát phải lớn.

Vì vậy các động cơ được để trống, lợi dụng tốc độ của xe chạy trên đường để lấy tốc độ gió làm mát các cánh tản nhiệt.

Làm mát bằng gió cưỡng bức

Khi động cơ được đặt ở vị trí tương đối kín, gió không thể luồn vào và làm mát hiệu quả nên người ta thiết kế thêm một quạt gió để hút khí trời vào làm mát động cơ. Thông thường, quạt gió này được dẫn động bởi chính trục khuỷu động cơ.

Hệ thống làm mát bằng quạt gió (gió cưỡng bức)

Ưu điểm của hệ thống làm mát bằng gió cưỡng bức là đơn giản, gọn nhẹ, ít phải bảo trì bảo dưỡng. Tuy nhiên, mặt hạn chế của nó là nhiệt độ tăng cao khi động cơ hoạt động trong một thời gian dài do tiết diện tản nhiệt không lớn, hiệu suất tản nhiệt ra môi trường thấp do gió chỉ lướt qua bề mặt động cơ.

Ứng dụng này được sử dụng nhiều ở các xe Scooter hay gắn máy thông thường, hầu như ít gặp trên các xe Motô phân khối lớn, kể cả Cruiser lẫn Sportbike.

Làm mát bằng nhớt

Đây là 1 ứng dụng khá phổ biến. Hệ thống bôi trơn sẽ kiêm nhiệm 1 phần nào chức năng làm mát. Nhiệt dung của nhớt thì cao, nhưng bù lại lưu lượng bị giới hạn nên hiệu quả làm mát cũng bị hạn chế. Song, việc giảm nhiệt cho dầu nhớt là rất hữu ích vì sẽ nâng cao hiệu năng của dầu nhớt, động cơ họat động tin cậy và ổn định hơn.

Làm mát bằng nhớt

Vì tồn tại két nhớt nên ít nhiều áp lực nhớt bị giảm khi tới các cơ phận, và việc bẩn nghẹt két nhớt có thể dẫn tới các hệ lụy cực kỳ tai hại nếu sử dụng bảo dưỡng không đúng cách. Ở các xe môtô trang bị hệ thống làm mát này, các cánh tản nhiệt vẫn được làm lớn như lọai làm mát gió, nhưng có 1 két nhớt nhỏ thường nằm dưới cổ lái, tăng thêm vẻ hiện đại và bắt mắt cho xe.

Hệ thống này chỉ thích hợp cho các lọai xe có dáng dấp hịên đại, cụ thể là các loại xe dòng Naked bike hay Sport bike cỡ nhỏ.

Làm mát bằng nuớc

Hệ thống làm mát bằng nước được cho là hoàn chỉnh nhất cho tới bây giờ của tất cả các lọai động cơ đốt trong. Nước làm mát được bơm qua vỏ động cơ và đưa ra két nước để tỏa nhiệt ra môi trường.

Làm mát bằng nước, dung dịch

Động cơ được trang bị hệ thống này tuy có phức tạp và "khó chịu" hơn khi bảo trì bảo dưỡng nhưng hoạt động ổn định và tin cậy hơn hẳn, nhiệt độ vận hành luôn đạt mức tốt ưu để cho hiệu suất cao nhất.

Tuy nhiên, việc phải bố trí 1 két nước đủ lớn luôn ảnh hưởng tới khía cạnh thẩm mỹ của các xe Cruiser cổ điển, nên việc ứng dụng của nó không phải lúc nào cũng là lựa chọn của các nhà sản xuất. Còn ở các Sport Bike hay Touring, nó gần như là không thể vắng mặt vì sự hiệu quả của nó mới bảo đảm cho các động cơ nhiều xi-lanh tua lớn họat động ổn đinh.

Hệ thống làm mát kết hợp gió – nước

Một số nhà sản xuất đã khéo léo kết hợp giữa hệ thống làm mát bằng gió tự nhiên và bằng nước. Đây có thể nói là 1 phương án cực kỳ hợp lý vì vừa bảo đảm thẩm mỹ, vừa làm giản tiện hệ thống làm mát bằng nước, lại cân bằng được nhiệt độ giữa các xi-lanh, đặc biệt là khi ứng dụng cho dòng Cruiser máy V cổ điển.

Ở điều kiện Việt Nam, thường xuyên phải lái xe ở vận tốc thấp và khí hậu nhiệt đới, sự lựa chọn hợp lý có lẽ là ưu tiên cho các xe có hệ thống làm mát bằng nước hay tích hợp gió - nước. Các xe phân khối lớn làm mát bằng gió sẽ cực nóng khi chạy chậm, có thể nhiệt độ vẫn nằm trong tính toán của nhà sản xuất nên vận hành xe không bị ảnh hưởng nhưng người lái thật sự cảm thấy rất bức bối khi phải chịu đựng nhiệt độ quá cao từ buồng máy hắt lên.

 Thế Đạt (TTTĐ)

Động cơ xe máy trong quá trình hoạt động tỏa ra lượng nhiệt rất lớn, có thể hơn 100 độ C. Nếu động cơ quá nóng, công suất động cơ sẽ bị giảm đi đáng kể do khối lượng oxy vào buồng đốt giảm đi.

Dưới đây là 4 hệ thống làm mát động cơ được trang bị trên xe máy.

Hệ thống làm mát bằng gió
Đây là kiểu làm mát động cơ cổ điển và có cấu tạo đơn giản nhất, động cơ xe được đặt ở những vị trí mà gió có thể luồng vào trong lúc xe hoạt động. Với phương pháp này, hơi nóng từ động cơ được tỏa ra xung quanh. Để tăng khả năng làm mát động cơ, nhà sản xuất còn thiết kế thêm các thanh giải nhiệt xung quanh động cơ.

Các dòng xe phổ thông thường được trang bị hệ thống làm mát bằng gió vì cấu tạo đơn giản, chi phí thấp. Ảnh: Vĩnh Phúc. 

 Tuy nhiên kiểu làm mát động cơ bằng gió cũng tồn tại những nhược điểm như phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, tốc độ chạy... Đối với các dòng xe môtô có động cơ xếp kiểu chữ V sẽ xuất hiện tình trạng mất cân bằng nhiệt độ giữa xy lanh trước và sau, về lâu dài sẽ làm cho công suất của 2 động cơ có sự chênh lệch, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người lái.

Hệ thống làm mát bằng gió cưỡng bức
Hệ thống làm mát này thường được sử dụng trên những chiếc xe tay ga có động cơ đặt ở vị trí kín, nơi gió khó có thể luồn vào làm mát. Hệ thống này bao gồm 1 cánh quạt giúp hút không khí bên ngoài vào làm mát động cơ, cánh quạt này được dẫn động từ trục khuỷu động cơ. Ưu điểm của hệ thống này tương tự như hệ thống làm mát bằng gió thông thường.

Cánh quạt của hệ thống gió cưỡng bức giúp hút không khí bên ngoài vào giải nhiệt động cơ. Ảnh: Vĩnh Phúc.

Nhược điểm của làm mát bằng gió cưỡng bức là hiệu suất tản nhiệt thấp do diện tích được làm mát của động cơ không nhiều và gió chỉ lướt qua bề mặt động cơ.

Hệ thống làm mát bằng két nhớt
Ngoài tản nhiệt bằng gió còn có thêm giải nhiệt bằng két nhớt. Khi xe hoạt động nhớt trong động cơ sẽ được bơm đến các chi tiết máy theo một vòng tuần hoàn, khi hoạt động lâu động cơ sẽ nóng dần lên và giảm công suất của động cơ. Vì thế các hãng sản xuất thiết kế thêm một két nhớt được đặt ở phía trước xe để khi gió thổi qua làm nhớt mát hơn.

Bất kỳ xe nào cũng có thể "độ" thêm két nhớt, tuy nhiên cần đảm bảo bơm nhớt của xe đủ mạnh. Ảnh: tinhte.

Việc lắp đặt két nhớt yêu cầu hệ thống bơm nhớt của xe phải đủ mạnh để có thể tạo đủ áp lực bơm nhớt lên két cũng như đến các chi tiết máy trong động cơ. Hệ thống làm mát bằng nhớt cũng tiềm ẩn nguy cơ nghẹt đường nhớt do các chất cặn trong máy, hậu quả của nghẹt đường nhớt cực kỳ tai hại như hư hỏng toàn bộ xylanh cũng như đầu quy lát do không được nhớt bôi trơn.

Hệ thống làm mát bằng dung dịch
Đây là hệ thống làm mát hiện đại nhất trong tổng số 4 hệ thống làm mát động cơ. Nước làm mát được bơm theo cách đường dẫn nước ở giữa vỏ động cơ và đưa ra két nước bên ngoài để tỏa nhiệt. Thông thường hệ thống này chỉ được gắn trên xe phân khối lớn, xe đua... một số xe tay ga đời mới cũng được trang bị hệ thống làm mát bằng dung dịch bên cạnh hệ thống làm mát bằng gió cưỡng bức.

Xe sử dụng giải nhiệt bằng dung dịch yêu cầu chủ xe thường xuyên kiểm tra và thay thế dung dịch định kỳ. Ảnh: Vĩnh Phúc.

Động cơ sử dụng làm mát bằng dung dịch có cấu tạo phức tạp hơn và đòi hỏi người sử dụng thường xuyên kiểm tra cũng như đổ thêm nước mát. Việc bố trí két nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ của xe, vì thế các mẫu xe cruiser cổ điển thường chỉ có giải nhiệt bằng gió và nhớt.

Theo Zing

 Trên đường đi bảo dưỡng, chiếc Kia Morning Van bỗng chết máy, không khởi động được, phải gọi cứu hộ. Kết quả kiểm tra cho thấy lỗi nhỏ không ngờ nhưng tiêu tốn của chủ xe 13 triệu tiền sửa.