Tầm nhìn lớn của việc học tiếng Anh

Trong khi bạn đang nghĩ mình nên học tiếng Anh ở đâu hay mình nên đăng ký khóa học nào thì bạn cũng muốn tự hỏi bản thân mình rằng: Tại sao tôi nên học tiếng Anh? hay Lợi ích của việc học tiếng Anh là gì?

Tại sao tôi nên học tiếng Anh?

Có rất nhiều lí do để học tiếng Anh, dù đó là lí do để phục vụ cho công việc hay chỉ là sở thích cá nhân.

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính và phổ biến nhất trên thế giới, có trên 67 nước dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính hoặc là ngôn ngữ mẹ đẻ. Con số này lớn hơn tất cả so với các ngôn ngữ khác.

Lợi ích nghề nghiệp

Học tiếng Anh thực sự có thể giúp thăng tiến trong sự nghiệp và nó cũng giúp tăng độ tin cậy trong hồ sơ xin việc của bạn.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trung bình một người sử dụng nhiều ngôn ngữ trong công việc có thể kiếm được nhiều hơn 8% so với bình thường.

Hơn 1 phần 3 các công ty muốn tuyển người có khả năng sử dụng các kĩ năng ngôn ngữ khác.

Các cộng đồng doanh nghiệp quốc tế thường sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với nhau và điều đó thường yêu cầu các nhân viên của công ty cũng phải biết sử dụng nhiều thứ tiếng, ít nhất là tiếng Anh.

Giao tiếp hiệu quả

Xây dựng mối quan hệ với mọi người là một kĩ năng mềm quan trọng, chuyên nghiệp và vô giá.

Mặc dù khá khó để có một con số chính xác về số lượng người nói tiếng Anh trên thế giới nhưng có thể khẳng định rằng có khoảng 1 tỉ người trên thế giới dùng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ hoặc là ngôn ngữ thứ 2 của họ. Đây là con số lớn nhất trong mọi ngôn ngữ trên thế giới.

55% của tất cả các website trên thế giới là tiếng Anh.

Phần lớn giao tiếp trong công nghệ điện tử là tiếng Anh. Có kĩ năng đọc, viết email bằng tiếng Anh là một lợi thế rất lớn.

Phục vụ cho giáo dục

Nếu bạn muốn học tập tại các trường đại học nổi tiếng ở các nước lớn như: Anh, Mỹ, Úc thì bạn cần một khả năng tiếng Anh giỏi.

Số lượng người học tiếng Anh được kỳ vọng là sẽ đạt con số 2 triệu người trong vòng 1 thập kỉ tới.

Có rất nhiều bài thi cho du học sinh dùng để kiểm tra kĩ năng tiếng anh và được quốc tế công nhận.

Sở thích cá nhân

Học ngoại ngữ có thể đem lại cảm giác thỏa mãn cá nhân khi đạt được điều gì đó.

Nhiều ca khúc, bộ phim và những chương trình truyền hình nổi tiếng trên thế giới là tiếng Anh. Hiểu được ngôn ngữ này sẽ giúp bạn có được cái nhìn trọn vẹn hơn về điểm nhấn văn hóa và cái hay của các tác phẩm đó.

Nói tiếng Anh cũng sẽ giúp bạn gặp gỡ rất nhiều người nước ngoài và từ đó kết bạn với họ, trở nên cởi mở hơn trong các mối quan hệ xã hội.

Du lịch

Học tiếng Anh cùng Clever Academy cũng có nghĩa rằng bạn đang du lịch đến một đất nước khác.

Học tiếng Anh để đi du lịch cũng sẽ giúp bạn có được hiểu biết rõ hơn về văn hóa các nước.

Tiếng Anh mà bạn học được khi đi du lịch sẽ giúp chuyến đi của bạn dễ dàng hơn rất nhiều.

Clever Academy hân hạnh được đồng hành cùng bạn trên con đường trau dồi kiến thức để chinh phục Tiếng Anh cũng như các bài thi lấy chứng chỉ Tiếng Anh và thực hiện ước mơ du học. Tham khảo về các khóa học luyện thi Tiếng Anh của chúng tôi tại đây.

VNIS Education – đơn vị tư vấn du học Mỹ, Canada, Úc uy tín hân hạnh đồng hành cùng học viên của Clever Academy trên chặng đường du học! Thông tin chi tiết tại đây.

MỚI NHẤT: Ra mắt chương trình học trực tuyến Live Online các môn SAT, IELTS, GMAT, cùng nhiều môn học khác.

Clever Academy


Posted by chatmasterclub on Tháng Tư 20, 2012 · Gửi bình luận 

Muốn trở thành nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, bạn phải chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ. Ngoại ngữ giúp bạn vươn ra thế giới để nắm bắt kiến thức và những cơ hội giao thương. Chính vì vậy, để thăng tiến cao trong nghề nghiệp đây là một yêu cầu gần như bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người chưa biết phải học ngoại ngữ nào, và học làm sao, hi vọng trong bài viết này tôi sẽ đem đến cho bạn câu trả lời.

1. Ngoại ngữ nào cần học?

Để trả lời câu hỏi trên chúng ta căn cứ vào các yếu tố sau:

_ Độ phổ biến.

_ Xu thế phát triển của xã hội đương thời.

_ Sự xếp hạng về phát triển khoa học kĩ thuật, kinh tế.

Tôi tạm phân chia ngôn ngữ trên thế giới hiện nay ra hai loại ngôn ngữ, đó là ngôn ngữ tượng thanh và ngôn ngữ tượng hình. Mỗi loại ngôn ngữ đều có những ưu và khuyết điểm của nó, song ngôn ngữ tượng thanh hiện nay đang chiếm ưu thế.

Tiếng Anh: Tiếng Anh là ngôn ngữ tượng thanh. Khi học tiếng Anh chúng ta chú trọng nhiều về phát âm. Độ phổ biến của tiếng Anh hiện nay được xếp hạng đầu. Chúng ta dễ dàng nhận ra điều này trên internet, và số nước sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Một câu chữ tiếng Anh so với ngôn ngữ tượng hình chúng ta mất ít thời gian, diện tích để viết hơn. Bên cạnh đó cấu trúc ngữ pháp của nó cũng vô cùng đơn giản. Cho nên theo dự đoán của tôi, tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ của tương lai. Hiện nay sự phát triển về khoa học kĩ thuật và kinh tế của các nước sử dụng tiếng Anh cũng là điều đáng nể phục. Tôi thiết nghĩ tiếng Anh là ngôn ngữ đầu tiên, và đương nhiên mà bạn phải chọn học nếu như bạn muốn vươn xa hơn nữa.

Tiếng Hoa: Việc học một ngoại ngữ hiện nay là chưa đủ, chính vì vậy bạn có thể chọn thêm một ngôn ngữ thứ hai. Tiếng Hoa là ngôn ngữ tượng hình. Khi học tiếng Hoa chúng ta chú trọng nhiều về cách thể hiện chữ viết. Tư duy của con người phát triển theo trình tự từ tư duy cụ thể đến tư duy trừu tượng, xét ở một góc độ nào đó ngôn ngữ tiếng Hoa có vẻ thích hợp với người thích suy nghĩ dùng hình ảnh hơn. Ở tiếng Hoa bạn nhìn nét chữ đôi khi đoán được nội dung, tư duy như thế người ta gọi là tư duy cụ thể. Trong khi đó, ngôn ngữ tiếng Anh thể hiện đẳng cấp cao hơn vì nó giúp con người vươn đến một trình độ tư duy trừu tượng. Ví dụ, trong tiếng Hoa chữ một nét gọi là nhất [tức là một], chữ hai nét gọi là nhị [tức là hai], điều đó có ý muốn nói rằng một cộng với một bằng hai. Trong khi tiếng Anh từ one [tức là một], từ two [tức là hai], nhiều khi chẳng liên quan gì với nhau cả. Đúng vậy, nếu cứ suy nghĩ theo kiểu một cộng với một bằng hai thì rất khó làm khoa học. Những ai có đầu óc tư duy logic nên chọn tiếng Anh để học sẽ dễ tiếp thu hơn. So với tiếng Anh thì hiện nay độ phổ biến của tiếng Hoa cũng không bằng. Nhưng phàm khi nghèo thì khao khát phát triển, vì vậy chúng ta cũng không nên xem thường sự phát triển của ngôn ngữ tiếng Hoa trong tương lai. Học ngôn ngữ tiếng Hoa bây giờ với suy nghĩ phát triển các mối giao thương nghe chừng phù hợp hơn là học tập về khoa học kĩ thuật.

Các ngôn ngữ khác: Không nhất thiết bạn chọn học tiếng Anh, tiếng Hoa; hay chọn học tiếng Anh và một ngôn ngữ nào đó; hoặc chọn học chỉ một ngôn ngữ nào đó thôi. Việc quyết định học ngôn ngữ nào phụ thuộc vào tư chất của bạn và hoàn cảnh của bạn nữa. Việc học một ngôn ngữ hay nhiều ngôn ngữ còn xét đến khả năng bạn có đáp ứng tốt hay không. Nhất nghệ tinh nhất thân vinh. Dù chọn học ngôn ngữ nào, học bao nhiêu ngôn ngữ thì bạn cũng phải học đến nơi đến chốn mới sử dụng hiệu quả. Bên cạnh tiếng Anh, tiếng Hoa, nhiều ngôn ngữ khác cũng đem lại lợi ích thiết thực như: tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Hàn … Mỗi ngôn ngữ mang dấu ấn của một nền văn hóa, khi học thêm một ngoại ngữ chúng ta đã mở ra cho mình cơ hội tiếp xúc với một dân tộc khác.

2. Học ngoại ngữ như thế nào?

Câu hỏi này không chỉ tôi đặt ra cho bản thân mình mà còn làm nhức óc bao nhiêu nhà giáo, nhà xã hội học. Đa phần người học ngoại ngữ than rằng khó học và không biết làm sao để học cho giỏi. Và cũng tốn không biết bao nhiêu giấy mực, thời gian bàn luận của mọi người về một phương pháp học hiệu quả. Trong bài viết này, tôi muốn đưa ra một phương pháp học tập ngoại ngữ khoa học, và chung nhất có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Để có được câu trả lời đó, chúng ta hãy đi phân tích vấn đề từ cái dễ, cái gốc trước: Tại sao chúng ta lại giỏi tiếng Việt [tiếng mẹ đẻ của chúng ta]?

Thứ nhất: Ngay từ nhỏ chúng ta đã được cha mẹ dạy từng câu từng chữ. Chúng ta được sống trong môi trường mà suốt ngày chúng ta chỉ nghe toàn tiếng Việt không. Chính vì vậy chúng ta biết nói tiếng Việt. Tôi nói là biết nói thôi à nhe! Như vậy, muốn cho con biết về ngoại ngữ nào đó, các ông bố bà mẹ nên thỉnh thoảng dạy con lúc còn nhỏ vài ba câu xã giao, nếu có thể được đàm thoại với con về một nội dung nào đó … Còn bạn nếu muốn giỏi ngoại ngữ thì phải làm sao? Trước hết bạn phải đặt mình vào môi trường rèn luyện cho bạn ngoại ngữ đó. Có vô vàn cách, tôi chỉ có thể nêu ra một số cách mà thôi. Ví dụ:

_ Tìm đến môi trường thường xuyên rèn luyện cho mình ngoại ngữ đó.

_ Chơi với những bạn giỏi ngoại ngữ.

_ Tập giao tiếp [nói chuyện, viết thư, E-mail, nhật kí, …] bằng ngoại ngữ đó.

_ Đọc sách viết bằng ngoại ngữ đó.

………………

Thứ hai: Khi chúng ta lớn, chúng ta vào lớp một. Khi đó chúng ta mới tập làm quen những mặt chữ đầu tiên. Đây là bước đi đầu đời nhưng nó lại in dấu trong suốt cuộc đời của chúng ta. Những nét chữ đầu tiên của bạn khi học một ngoại ngữ nào đó, sẽ theo bạn suốt hành trình cho nên không thể coi thường nó. Trong lớp một bạn học cái gì? Bạn học những bài hát đơn giản, bạn học những khái niệm dễ hiểu … Chính vì vậy, để học ngoại ngữ giỏi bạn nên làm quen và học thuộc một số câu đơn giản trước. Học thuộc, đọc đúng, viết đúng chỉ vài ba câu đơn giản, nhưng sẽ là nền tảng để bạn dễ dàng vươn đến những vị trí cao hơn.

Thứ ba: Như bạn biết chúng ta suy nghĩ được là nhờ những khái niệm, ngôn ngữ chỉ là “cái vỏ” để chứa những khái niệm mà chúng ta muốn chuyển tải đi mà thôi. Để truyền tải một thông điệp, các khái niệm phải được sắp xếp với nhau một cách logic. Để học được ngoại ngữ giỏi việc đầu tiên là bạn phải hiểu chức năng của từng từ, và mối liên hệ của chúng như thế nào để sắp xếp thành một câu. Nói cụ thể ra là bạn phải hiểu:

_ Thế nào là chủ từ? Cụm chủ từ được hình thành như thế nào?

Tôi ví dụ:

Trong tiếng Việt nói “cái nhà”, trong tiếng Anh nói “house”.

Trong tiếng Việt nói “cái nhà lớn”, nhưng trong tiếng Anh lại nói “big house” [có nghĩa là “lớn cái nhà”].

Hay tiếng Việt nói “từ điển tiếng Anh”, nhưng tiếng Anh lại nói “English dictionary” [có nghĩa là “tiếng Anh từ điển”].

Hay theo bạn “cái xe hơi của tôi” thì nói làm sao?

Có nghĩa là bạn phải tìm hiểu như thế nào gọi là chủ từ, như thế nào gọi là cụm chủ từ. Tương tự như vậy bạn tiếp tục đi tìm hiểu:

_ Thế nào là đại từ?

_ Thế nào là động từ?

_ Thế nào là tính từ?

_ Thế nào là giới từ?

………………

_ Chủ ngữ và vị ngữ ghép với nhau như thế nào?

_ Hai động từ ghép với nhau ra sao?

_ Trạng từ đứng ở vị trí nào trong câu?

……………………

Trong sách giáo khoa để dạy học sinh học tốt môn văn thường đưa ra các định nghĩa về chủ ngữ, vị ngữ, động từ, tính từ …, câu đơn, câu ghép … Nhiều học sinh muốn học giỏi văn nhưng khi hỏi về các định nghĩa trên thì mù tịt. Chính vì vậy khi ra đời nhiều người nói năng cẩu thả, viết lách lung tung cốt để diễn đạt ý mình thôi, chứ không quan tâm người tiếp nhận có hiểu hay không. Học ngoại ngữ mà không nắm vững các định nghĩa trên thì càng học càng thấy rắc rối. Và đây cũng chính là nguyên nhân làm nhiều người bị mất căn bản trầm trọng về ngoại ngữ. Đọc rất nhiều sách, nghe rất nhiều băng, học rất nhiều trung tâm nổi tiếng … nhưng cuối cùng cũng chẳng thể dịch chính xác được một câu. Ngay trong tiếng Việt, tôi đoan chắc có nhiều từ khó muốn giải thích cũng phải đi tìm từ điển, chứ đừng nói là ngoại ngữ. Muốn học giỏi ngoại ngữ phải đi từ gốc, nắm vững những khái niệm về câu, từ, chứ muốn một bước lên trời là khó có thể làm được.

Thứ tư: Khi tất cả ba bước trên bạn đã thông qua, bạn sẽ tiến nhanh hơn trong bước thứ tư này. Bước thứ tư đó là dịch thuật. Bao gồm cả thông dịch và phiên dịch. Lúc này là lúc bạn đem tất cả những gì bạn đã học ứng dụng vào thực tế. Vừa học vừa làm để củng cố thêm kiến thức của mình. Ngay cả trong tiếng Việt, nếu lĩnh vực nào đó bạn chưa hiểu hết, thì khi giảng lại cho người khác còn khó huống hồ là ngoại ngữ. Để dịch tốt bạn phải nắm thật vững tiếng mẹ đẻ, biết diễn đạt ngôn từ, có kiến thức về lĩnh vực dịch, và dùng từ phong phú … Ban đầu bạn hãy tập dịch ngắn trước. Dịch từ tiếng mẹ đẻ ra tiếng nước ngoài, sau đó dịch ngược lại. Càng về sau cố gắng dịch dài hơn. Đặt ra nhiều yêu cầu cao cho mình, như một câu có thể viết nhiều cách khác nhau, hay một từ có thể dùng ở nhiều vị trí khác nhau … Bạn nên cố gắng tự sáng tác những câu chuyện bằng tiếng nước ngoài, hay viết hẳn một công trình nào đó bằng tiếng nước ngoài … Có rất nhiều cách để luyện nghe, nói, viết. Hãy cố gắng tạo ra một công việc cụ thể, để tạo cho mình một động lực phải phấn đấu không ngừng nghỉ.

Thứ năm: Đáng lẽ ra tôi không nói đến yếu tố thứ năm này, nhưng vì để hoàn thành bài viết này tôi đã nhờ nó mà có được. Ngày trước tôi cũng là một người bị mất căn bản về ngoại ngữ. Tôi đã cố gắng học hoài mà không được mặc dù rất siêng năng. Khi tôi bước chân sang Nhật để làm việc, trước khao khát thay đổi số phận tôi đã quyết tâm học bằng được. Tôi học tiếng Nhật bằng mọi cách, bằng tất cả sức lực, trí tuệ mình có được. Đợt khủng hoảng kinh tế Nhật vừa rồi, nhiều bạn bè tôi lần lượt phải về nước, riêng tôi vẫn trụ lại được. Tôi không giỏi gì cả, đơn giản giữa một bên là thành đạt và một bên là sự nhục nhã, hèn hạ, tôi phải chọn một. Một khi bạn dám đánh đổi tất cả để đạt được điều bạn mong muốn, thì dù bạn là ai, tôi tin bạn sẽ làm được. Khi nào nản chí, bạn hãy hỏi mình một câu: Mình thật sự muốn gì? Phải có một động lực lớn, một quyết tâm cao thì mới thành đạt được!

Chat Master Club

10/10/2009

Video liên quan

Chủ Đề