Tập luyện thể dục thể thao làm cấu trúc tim thay đổi như thế nào

Tập luyện thể dục thể thao là một phần không thể thiếu trong chương trình điều trị cho bệnh nhân tim mạch. Người bệnh cần được tập luyện thể chất đúng cách, đều đặn, dưới sự theo dõi của bác sĩ tim mạch và các chuyên gia thế lực. 

Tập luyện thể dục thể thao làm cấu trúc tim thay đổi như thế nào

Nhờ tập luyện thể chất các chỉ số về sức khỏe tim mạch của người bệnh được cải thiện rõ rệt, giúp người bệnh duy trì được trạng thái sức khỏe tim mạch tốt và ngăn ngừa các biến cố của bệnh.

Vì sao người bệnh tim mạch cần tập luyện?

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng tập luyện thể dục thể thao (TDTT) đúng cách rất có lợi cho sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Luyện tập TDTT một cách có hệ thống, tim sẽ dần thích nghi với lượng vận động thể lực. Hiệu quả của các bài tập lên tim phụ thuộc vào tần số, cường độ và thời gian luyện tập. Tập luyện lâu dài và đều đặn gia tăng đáng kể cả thành phần huyết tương và tế bào máu, làm tăng thể tích máu, tăng số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin giúp tăng khả năng vận chuyển oxy. Vận động tập luyện có hệ thống có những tác động tích cực đến cả cấu trúc và chức năng của hệ thống tim mạch. Vì vậy người bệnh tim mạch cần tập luyện TDTT như một phương thuốc giúp duy trì sức khỏe tim mạch, kiểm soát và phòng ngừa các biến chứng của bệnh.

Người bệnh mạch vành cần chú ý gì khi tập luyện?

Bệnh mạch vành liên quan tới những biến đổi bệnh lý và tình trạng xơ vữa động mạch xảy ra ở thành của các mạch vành, còn được gọi là nhồi máu (thiếu máu) cơ tim, thường biểu hiện bằng chứng đau thắt ngực. Là một trong những bệnh tim mạch phổ biến nhất trong cộng đồng liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau như hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì... Trong đó, ít hoạt động thể lực cũng là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh.

Tập luyện thể dục thể thao làm cấu trúc tim thay đổi như thế nào

Tác dụng của tập luyện thể dục đối với bệnh mạch vành:

- Tăng áp lực tĩnh mạch ngoại vi dẫn tới tăng cung lượng tim và giảm nguy cơ tụt huyết áp đột ngột sau tập luyện.

- Làm giảm huyết áp khi nghỉ và khi găng sức, dẫn tới giảm nguy cơ thiếu máu cơ tim cục bộ.

- Làm giảm nhịp tim khi nghỉ thông qua những biến đổi về cấu trúc và chức năng của tim, dẫn tới giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim và giảm chứng đau thắt ngực.

- Làm giảm khả năng kết dính của tiểu cầu, tác dụng tích cực lên các enzym tiêu fibrin, cùng với những biến đổi làm tăng thể tích huyết tương và giảm độ nhớt của máu dẫn tới giảm nguy cơ hình thành huyết khối ở hệ mạch vành.

- Tác động tích cực lên nhiều yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch như cải thiện tình trạng tăng cholesterol, giảm béo, tăng dung nạp glucose. Đồng thời cũng tác động tích cực lên những thói quen sinh hoạt xấu như giảm hút thuốc, giảm stress.

Người bệnh suy tim nên tập thế nào?

Những người bị suy tim thường bị suy giảm khả năng hoạt động thể lực do không đảm bảo cung cấp máu và oxy cho hệ các cơ quan vận động. Tập luyện được khuyến cáo cho bệnh nhân suy tim như một phần của việc điều trị. Cân nhắc lựa chọn bài tập phù hợp với mức độ suy của tim và khả năng đáp ứng vận động của cơ thể. Trong quá trình tập, găng sức vừa phải được coi là mức độ tập luyện phù hợp. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, các bài tập tăng cường sức mạnh vẫn có hiệu quả và an toàn đối với bệnh nhân suy tim.

Bệnh nhân suy tim cơ lực thường yếu, vì vậy nên giảm tải trọng và tăng số lần lặp lại mỗi bài tập. Tải trọng khuyên cáo khi tập không vượt quá 60% tải trọng tối đa có thể thực hiện. Nên tập các bài tập sức mạnh sau các bài tập tăng cường sức khỏe chung. Các bài tập cơ hô hấp, tập cơ ngoại vị dưới hình thức đi bộ, xe đạp, các bài tập thể dục, tập với băng kéo hoặc tại tập dưới nước với tần suất và thời gian thích hợp tùy từng trường hợp cụ thể.

Tập luyện thể dục thể thao làm cấu trúc tim thay đổi như thế nào

Với các tình trạng suy tim mất bù, phình giãn cơ tim, bệnh van tim nặng (đặc biệt là hẹp động mạch chủ), viêm cơ tim hoạt động, tụt huyết áp, loạn cục bộ nặng đều không được tập luyện TDTT,

Tập luyện với người bệnh rối loạn nhịp tim:

Rối loạn nhịp tim có nhiều mức độ khác nhau, thường gặp là nhịp ngoại tâm thu, nhịp nhanh, nhịp chậm, rung thất, rung nhĩ, cuồng nhĩ... Rối loạn nhịp tim có thể nguyên phát hoặc thứ phát, tuy nhiên thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý tiềm ẩn như tăng huyết áp, bệnh mạch vành và suy tim. Do đó, cần thận trọng khi xác định mức độ hoạt động thể lực cho những bệnh nhân này. Luyện tập sức bên đặc biệt quan trọng đối với nhóm bệnh lý này bởi sức khỏe toàn thân được nâng cao sẽ giúp cải thiện khả năng dung nạp với những rối loạn chức năng tim mạch. Các bệnh nhân có rối loạn nhịp thất do tập luyện gây ra, rối loạn nhịp nhĩ tần số cao, loạn nhịp mới xuất hiện hoặc loạn nhịp chưa xác định đều không nên tập luyện thể chất.