Tế bào liên võng là gì

Tế bào lympho là một loại tế bào bạch cầu chính trong hệ miễn dịch của cơ thể, có chức năng chống nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Các tế bào lympho được tạo ra từ tủy xương và lưu thông trong mô máu cũng như bạch huyết.

Dòng máu lưu thông trong cơ thể qua động - tĩnh mạch của chúng ta có chứa các loại tế bào khác nhau, bao gồm:

  • Hồng cầu;
  • Tiểu cầu;
  • Bạch cầu.

Trong đó, tế bào bạch cầu là một phần quan trọng trong hệ miễn dịch. Một người có hệ miễn dịch yếu đồng nghĩa với việc họ không có đủ các tế bào bạch cầu trong máu. Đây là một mạng lưới phức tạp có sự phối hợp của tế bào miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và tế bào ung thư có nguy cơ đe dọa hoạt động bình thường của cơ thể.

Bạch cầu lại được chia làm nhiều loại như bạch cầu đơn nhân, tế bào lympho, bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, ái kiềm và đại thực bào. Như vậy tế bào lympho vừa là một loại tế bào bạch cầu, vừa là một phần của hệ miễn dịch.

Tế bào lympho được sản xuất ra ở 4 nơi trong cơ thể là:

  • Các hạch bạch huyết;
  • Lá lách;
  • Tuyến ức nằm dưới xương ức;
  • Tủy xương nằm bên trong các xương lớn và phẳng.

Trong hệ miễn dịch, tế bào lympho là một phần quan trọng

Có 2 loại tế bào lympho chính là tế bào lympho Btế bào lympho T. Cả 2 đều bắt nguồn từ các tế bào gốc trong tủy xương, nhưng một số tế bào di chuyển đến tuyến ức sẽ trở thành các tế bào T. Số còn lại vẫn ở trong tủy xương chính là các tế bào B. Nhiệm vụ chính của 2 loại tế bào lympho này là:

  • Tế bào B: Mỗi tế bào B sẽ cùng hệ miễn dịch tạo ra một kháng thể protein nhất định để chống lại các chất lạ xâm nhập vào cơ thể [kháng nguyên]. Mỗi kháng thể khớp với một kháng nguyên và được đánh dấu để phá hủy.
  • Tế bào T: Giúp cơ thể tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách kích hoạt các tế bào khác trong hệ và kiểm soát phản ứng miễn dịch với các chất lạ. Tế bào lympho T sẽ phá hủy các tế bào đã bị virus tấn công hoặc trở thành ung thư.

Ngoài ra còn có một loại tế bào lympho thứ 3 khác nữa, thường được gọi với tên “Tế bào tiêu diệt tự nhiên” hoặc “Tế bào lympho NK”, cũng được tạo ra từ tủy xương. Tế bào lympho NK đáp ứng nhanh chóng với nhiều chất lạ xâm nhập từ bên ngoài và chuyên chống lại các tế bào ung thư cũng như đã bị nhiễm virus.

Khi tế bào lympho tăng hoặc giảm bất thường thì đây là dấu hiệu của sức khỏe có vấn đề

Nồng độ tế bào lympho thông thường của một người có thể thay đổi theo chủng tộc, giới tính, nơi sinh sống và thói quen sinh hoạt. Nhìn chung, số lượng tế bào lympho bình thường trong cơ thể dao động trong khoảng:

  • Người trưởng thành: Từ 1.000 - 4.800 tế bào lympho trong 1 microlit [μL] máu;
  • Trẻ em: Từ 3.000 - 9.500 tế bào lympho trong 1 μL máu.

Số lượng tế bào lympho cao hoặc thấp bất thường có khả năng cảnh báo một căn bệnh nào đó.

Số lượng tế bào lympho trên mức trung bình có thể là vô hại và tạm thời do phản ứng của cơ thể đối với tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng.

Nhưng đôi khi mức độ tế bào lympho cao cũng là một dấu hiệu của tình trạng tăng tế bào bạch huyết nghiêm trọng. Tăng lympho tế bào thường liên quan đến nhiễm trùng mãn tính, ung thư máu và các bệnh tự miễn, chẳng hạn như viêm ruột.

Ở người trưởng thành, sự tăng tế bào bạch huyết thường tương ứng với chỉ số cao hơn 3.000 tế bào lympho trong 1 μL máu. Ở trẻ em, số lượng tế bào lympho cao sẽ vào khoảng 9.000 đơn vị trong 1 μL máu, tuy nhiên giá trị này có thể thay đổi tùy theo độ tuổi.

Số lượng tế bào lympho dưới mức bình thường cũng có thể là tạm thời, xuất hiện sau khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng, hay do tập thể dục cường độ cao, căng thẳng nghiêm trọng hoặc suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên mức độ tế bào lympho thấp cũng có thể là một dấu hiệu của sự giảm bạch cầu lympho. Tình trạng này có thể được di truyền, hoặc mắc phải với một số bệnh, bao gồm:

  • Bệnh di truyền hiếm gặp, chẳng hạn như chứng thất điều - giãn mạch [Ataxia-telangiectasia]
  • Bệnh về thần kinh như đa xơ cứng;
  • Bệnh tự miễn;
  • AIDS hoặc các bệnh truyền nhiễm khác

Giảm bạch cầu lympho cũng có thể là tác dụng phụ của thuốc hoặc một số phương pháp điều trị y tế nhất định. Số lượng tế bào lympho giảm sẽ ở mức khác nhau đối với người lớn và trẻ em. Cụ thể:

  • Người lớn: Ít hơn 1.000 tế bào lympho trong 1 μL máu;
  • Trẻ em: Dưới 3.000 tế bào lympho trong 1 μL máu.

Kiểm tra số lượng tế bào lympho trong cơ thể là một phần của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu [CBC]. Bác sĩ thường chỉ định làm CBC nếu nghi ngờ có bệnh hoặc nhiễm trùng. Một số trường hợp cũng có thể sử dụng mẫu tủy xương thay vì máu.

Kết quả có thể chỉ ra số lượng tế bào lympho bình thường hoặc bất thường và cảnh báo một căn bệnh nào đó. Trong trường hợp nghi ngờ, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định.

Một số căn bệnh có liên quan đến số lượng tế bào lympho bất thường là:

  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như giang mai;
  • Nhiễm virus, chẳng hạn như bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn;
  • Nhiễm khuẩn do ký sinh trùng, chẳng hạn như trùng cong toxoplasmosis;
  • Bệnh lao ảnh hưởng đến phổi và các cơ quan khác;
  • Ung thư bạch cầu;
  • Ung thư máu bắt đầu từ tủy xương.

  • Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính;
  • Đa u tủy;
  • Hội chứng di truyền DiGeorge [mất đoạn 22q11.2];
  • Bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom.

  • Một căn bệnh bẩm sinh;
  • Bệnh thiếu hụt tế bào T mắc phải, chẳng hạn như HIV, có thể tiến triển thành AIDS hoặc HTLV-1;
  • Một loại ung thư.

  • Bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính;
  • HIV hoặc một bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch.

Tóm lại, tế bào lympho là một trong nhiều loại tế bào bạch cầu khác nhau. Mỗi loại tế bào có một chức năng cụ thể và tất cả hoạt động cùng nhau để giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Số lượng tế bào lympho cao hoặc thấp bất thường đôi khi chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể và sẽ trở lại mức ổn định sau một thời gian. Nhưng nếu số lượng tế bào lympho vẫn cao hoặc thấp kéo dài thì có nguy cơ là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe khác. Việc điều trị nồng độ tế bào lympho bất thường sẽ phụ thuộc vào cả nguyên nhân lẫn mức độ nghiêm trọng của người bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

  • Tiêu bản máu ngoại vi và hồng cầu lưới

  • Bilirubin huyết thanh, LDH, haptoglobin, và ALT

  • Nghiệm pháp Coombs và/hoặc sàng lọc bệnh huyết sắc tố

Cần nghĩ đến tan máu ở bệnh nhân có thiếu máu, tăng hồng cầu lưới. Nếu nghi ngờ tan máu, cần kiểm tra tiêu bản máu ngoại vi, định lượng bilirubin huyết thanh, LDH, haptoglobin và ALT. Nhũng xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán tan máu: tiêu bản máu ngoại vi và hồng cầu lưới. Nghiệm pháp Coombs hoặc sàng lọc bệnh huyết sắc tố [ví dụ, HPLC] có thể giúp xác định nguyên nhân gây tan máu.

Nghĩ đến tan máu nội mạch khi có mảnh vỡ hồng cầu trên tiêu bản máu ngoại vi, giảm nồng độ haptoglobin huyết thanh; tuy nhiên, nồng độ haptoglobin có thể giảm do rối loạn chức năng tế bào gan và có thể tăng do viêm hệ thống. Sự tan máu trong lòng mạch cũng được gợi ý bởi hemosiderin trong nước tiểu. Phân biệt Hb niệu với tiểu máu, myoglobin niệu bằng test phản ứng benzidin dương tính, ngoài ra nếu tiểu máu có thể thấy hồng cầu niệu trên soi kính hiển vi Hb tự do có thể làm cho huyết tương màu nâu đỏ, thường thấy khi ly tâm máu; còn myoglobin thì không.

Cần tìm nguyên nhân khi đã xác định tan máu Để thu hẹp chẩn đoán phân biệt trong thiếu máu tan máu cần:

  • Xem xét các yếu tố nguy cơ [ví dụ: vị trí địa lý, di truyền học, bệnh nền]

  • Khám lách xem có to không [splenomegaly]

  • Xét nghiệm xem có kháng thể trực tiếp [nghiệm pháp Coombs trực tiếp]

Có thể sử dụng các xét nghiệm trực tiếp tìm nguyên nhân tan máu

Có thể làm thêm các xét nghiệm:

  • Điện di định lượng hemoglobin

  • Xét nghiệm enzyme hồng cầu

Xét nghiệm kháng globulin trực tiếp [Coombs trực tiếp] được sử dụng để xác định xem có kháng thể [IgG] hoăc hoặc bổ thể [C3] có mặt trên màng hồng cầu. Hồng cầu của bệnh nhân được ủ với các kháng thể chống IgG và C3 ở người. Nếu IgG hoặc C3 bị gắn với màng hồng cầu, sự ngưng kết xảy ra - kết quả dương tính. Kết quả dương tính cho thấy có sự hiện diện của các tự kháng thể chống hồng cầu nếu bệnh nhân không được truyền máu trong 3 tháng gần nhất, các kháng thể đồng loại chống hồng cầu truyền [thường thấy trong phản ứng tan máu cấp hoặc muộn] hoặc các kháng thể phụ thuộc thuốc hoặc do thuốc chống lại hồng cầu.

Xét nghiệm kháng globulin gián tiếp [ Coombs gián tiếp] được sử dụng để phát hiện các kháng thể [IgG] thiếu chống hồng cầu trong huyết thanh của bệnh nhân. Huyết thanh của bệnh nhân được ủ với hồng cầu mẫu sau đó bổ sung thêm huyết thanh Coombs [kháng thể chống IgG của người]. Nếu ngưng kết xảy ra nghĩa là có các kháng thể IgG [tự kháng thể tự hoặc kháng thể đồng loại] chống hồng cầu. Xét nghiệm này cũng được sử dụng để xác định tính đặc hiệu của một kháng thể đồng loại.

Mặc dù một số xét nghiệm có thể giúp phân biệt được tan máu nội mạch hay ngoại mạch nhưng đôi khi cũng rất khó khăn. Trong sự gia tăng phá hủy hồng cẩu, thường có sự phối hợp của 2 loại này mặc dù mức độ khác nhau.

Video liên quan

Chủ Đề