Tê cánh tay là triệu chứng của bệnh gì

Nếu không phải bị tê mỏi tay sinh lý do nằm sai tư thế hoặc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, bạn nên cảnh giác với một số căn bệnh nguy hiểm.

Trong cuộc sống, có lẽ không ít người rơi vào trường hợp bị tê mỏi tay khi ngủ. Lúc này, họ cho rằng vì mình nằm sấp hoặc đè lên tay, khiến quá trình tuần hoàn máu ở tay bị cản trở mới gây ra hiện tượng như vậy. Nếu tình trạng tê tay có thể hết sau khi điều chỉnh lại đúng tư thế ngủ sẽ không có vấn đề gì. Ngược lại, nếu thường xuyên bị tê tay không rõ nguyên nhân, có thể bạn đã mắc những căn bệnh sau:

Viêm dây thần kinh ngoại biên

Triệu chứng tê mỏi tay thường xuyên là dấu hiệu điển hình của viêm dây thần kinh ngoại biên. Nó liên quan tới chức năng hoặc cấu trúc của hệ thống thần kinh ngoại biên bị tổn thương, thường xảy ra ở phụ nữ trên 40 tuổi.

Ban đầu, bạn chỉ cảm thấy tê vùng cánh tay nhưng sau đó tình trạng lan dần trên khu vực rộng, kèm theo triệu chứng bỏng rát hoặc đau nhức. Bạn cũng cảm thấy các cử động tay chân của mình không phối hợp theo ý muốn, hàng loạt các triệu chứng khó chịu khác bắt đầu xuất hiện thêm như teo cơ, yếu cơ, mất cảm giác ở tay chân.

Bệnh tiểu đường

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, họ sẽ thường bị tê tay trong khi ngủ. Tiểu đường là căn bệnh liên quan tới quá trình chuyển hóa, khi lượng đường huyết trong máu tăng lên mãn tính.

Khi bị tiểu đường, các dây thần kinh, mạch máu và một số cơ quan bị ảnh hưởng, khả năng mắc bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên tăng cao, dẫn tới tình trạng tê tay chân.

Bệnh nhân bị tiểu đường, họ sẽ thường bị tê tay trong khi ngủ

Bên cạnh đó, tứ chi của người bệnh sẽ có cảm giác râm ran, ngứa ngáy như kiến bò mỗi khi đi bộ. Khi ngủ, người bị tiểu đường cũng có thể bị ngứa da, đổ mồ hôi một số bộ phận trên cơ thể, đi tiểu nhiều lần.

Xơ cứng mạch máu não

Đối với những người bị tăng huyết áp hoặc tăng mỡ máu trong thời gian dài, khả năng mắc bệnh xơ cứng mạch máu não tăng cao. Đây là căn bệnh liên quan tới sự suy giảm tính đàn hồi của mạch máu trong não, dẫn đến thu hẹp mạch máu, ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu trong não.

Tê tay chân cũng có liên quan tới bệnh xơ cứng mạch máu não

Sau khi mắc bệnh, lượng máu lưu thông lên não suy giảm, máu cung cấp cho não không đủ, khi bị thiếu máu cục bộ sẽ gây rối loạn chức năngcơ bị xơ cứng mạch máu não, mỗi khi ngủ dậy họ sẽ thấy hiện tượng tê tay rất rõ rệt. Kèm theo đó họ cũng thấy tay chân mình thường xuyên lạnh, chóng mặt, nhức đầu, suy nhược cơ thể, thiếu sinh lực và một số triệu chứng khác.

Đột quỵ não

Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là một bệnh lý về não cấp tính rất phổ biến. Trước khi đột quỵ xảy ra, mạch máu não của người bệnh bị tắc nghẽn nghiêm trọng hoặc bị vỡ dẫn tới việc cung cấp máu lên não bị gián đoạn. Điều này sẽ dẫn tới một loạt các triệu chứng bất thường như tê tay hoặc tê một chi.

Đột quỵ não sẽ gây ra một loạt các triệu chứng bất thường như tê tay hoặc tê một chi

Khi bệnh không được phát hiện sớm, tình trạng thiếu máu cục bộ, xuất huyết não sẽ trầm trọng hơn, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng rất rõ ràng như buồn nôn, nôn, liệt miệng 1 bên, mờ mắt…

Thoái hóa đốt sống cổ

Khi ngồi quá lâu, cúi thấp đầu, kê gối quá cao hoặc quá thấp cũng đều có thể gây thoái hóa đốt sống cổ. Trên thực tế cho thấy, tỷ lệ tê tay do chèn ép dây thần kinh cột sống cổ cao tới 70%. Căn bệnh này có dấu hiệu điển hình nhất là tê tay, kèm theo đó có một số triệu chứng khác như tăng sản khớp, vôi hóa dây chằng, cổ và vai đau nhức, nôn mửa, chóng mặt, ù tai.

Nếu nhận thấy việc tê tay thuộc những trường hợp sau, bạn nên nghi ngờ mình đang mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

- Tê ngón tay cái và ngón trỏ, điều này cho thấy đĩa đệm thứ 5 và thứ 6 đang chèn ép lên dây thần kinh cổ.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tê nhức tay chân là bệnh lý bất cứ ai đều mắc phải ở các tình trạng khác nhau. Nếu tê bì chân tay thường xuyên và không khỏi thì người bệnh cần hết sức chú ý để đi khám xác định đúng nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm khó lường về sau.

Tình trạng tê bì chân tay thường khởi phát nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, chân, cảm giác như bị tiêm chích. Các triệu chứng này có thể nặng thêm và kéo dài, đồng thời đau tê bì sẽ lan rộng dọc cánh tay, bàn chân gây ảnh hưởng đến cử động cho người bệnh. Triệu chứng tê bì chân tay có thể xuất hiện ở các ngón chân, bàn chân, tay, cánh tay, bả vai, đùi, mông, vùng thắt lưng...

Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, nhiều khi mất đi cảm giác, có lúc lại đau đớn tùy vào tình trạng cụ thể của từng người. Cũng tùy nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay mà người bệnh có các dấu hiệu đi kèm như đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, đau dọc đường dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Thậm chí, người bệnh có thể bị liệt vận động, với các biểu hiện như ăn nhiều nhưng sụt cân nhiều...

2. Thường xuyên tê bì chân tay thường do nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tê bì chân tay thường xuyên là ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý cộng thêm áp lực cuộc sống...

Bên cạnh đó, tê bì chân tay thường xuyên còn xuất hiện trong một số trường hợp sau:

  • Phụ nữ có thai ở cuối thai kỳ thường có triệu chứng tê bì chân tay do thai chèn ép các mạch máu, dây thần kinh khiến việc tuần hoàn máu khó hơn. Bởi vậy khi ở một tư thế lâu, khi ngủ bị chèn ép, thực hiện các động tác ngồi xổm, đứng lâu sẽ bị tê bì tay chân thường xuyên.
  • Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông dẫn đến tê bì chân tay. Các tư thế đứng ngồi, ngủ sai tư thế, lao động nặng, ngồi liên tục... là các nguyên nhân dẫn đến tê chức chân tay thường xuyên.
  • Một số trường hợp tê bì chân tay do thời tiết thay đổi, đặc biệt khi chuyển mùa, trời lạnh, gây rối loạn cảm giác.
  • Một số loại thuốc gây tác dụng phụ tê bì chân tay.
  • Người bệnh đái tháo đường thường có triệu chứng tê nhức chân tay do biến chứng của bệnh.

Người bệnh đái tháo đường thường có triệu chứng tê nhức chân tay do biến chứng của bệnh

3. Chẩn đoán và phòng ngừa tê bì chân tay thường xuyên

Người bệnh cần được khám lâm sàng, cận lâm sàng để tìm ra chính xác nguyên nhân của bệnh tê bì chân tay thường xuyên. Khi khám, bác sĩ sẽ khai thác các thông tin lâm sàng, chỉ định xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để tìm ra những dấu hiệu bất thường, là nguyên nhân gây nên tình trạng tê bì chân tay thường xuyên. Qua đó, người bệnh được định hướng điều trị đúng phương pháp, hiệu quả và kịp thời.Ngoài ra, chúng ta nên biết các biện pháp để phòng ngừa bệnh tê bì chân tay thường xuyên như:

  • Tăng cường vận đồng cơ thể, tập thể dục thường xuyên.
  • Chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, bổ sung đầy đủ các vi chất.
  • Hạn chế ngồi một tư thế quá lâu, không vận động...
  • Hạn chế rượu bia, các chất kích thích.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Giữ ấm cho tay chân khi chuyển mùa, đặc biệt là mùa đông.

Đặc biệt đối với các đối tượng như người bị bệnh đái tháo đường, phụ nữ mang thai, người bệnh tim mạch... cần lưu ý khám sức khỏe ngay khi có triệu chứng tê bì chân tay thường xuyên.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Thạc sĩ. Bác sĩ Mỹ có kinh nghiệm trên 6 năm làm bác sĩ Nội khoa tại các Bệnh viện Trung Ương huế, Bệnh viện Đại học Y dược Huế; Bệnh viện Tâm Trí Đà nẵng; Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Nội Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tê tay trái là biểu hiện của bệnh gì?

Bệnh lý về thần kinh: Tê tay trái có thể là một triệu chứng của các bệnh lý thần kinh như đau thần kinh tay, bệnh đa dây thần kinh hoặc viêm dây thần kinh tay. Bệnh lý về cột sống cổ: Tê tay trái có thể do các vấn đề về cột sống cổ như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm hoặc chèn ép dây thần kinh cổ.

Bị tê cánh tay phải là bệnh gì?

Tê tay phải có thể là dấu hiệu của việc thiếu vitamin E, B1, B6 và B12; một số bệnh lý nguy hiểm [thiếu máu lên não, bệnh tiểu đường] và một số vấn đề liên quan đến hệ thần kinh [đau nửa đầu, hội chứng ống cổ tay, hội chứng chèn ép dây thần kinh, thoái hóa khớp, bệnh lý về cột sống cổ và viêm dây thần kinh ngoại biên].

Bị tê tay nên uống thuốc gì?

Tê bì chân tay nên uống thuốc gì?.

Thuốc giảm đau Paracetamol. ... .

Thuốc chống viêm không Steroid [NSAID] ... .

Thuốc chống trầm cảm Milnacipran giúp giảm tê bì chân tay. ... .

Thuốc điều trị tê bì chân tay chứa thành phần Corticosteroid. ... .

Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin..

Tê bì chân tay thiếu vitamin gì?

Thiếu vitamin E. Nếu bạn thắc mắc người hay bị tê chân tay là thiếu chất gì thì không thể không nhắc đến vitamin E. Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do. Cơ thể cũng cần vitamin E để tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập.

Chủ Đề