Thách thức của chuyển giao công nghệ

I. MỤC TIÊU BÀI THỰC HÀNH

- Sau bài thực hành, học sinh hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tự do hóa thương mại

- Cơ hội: mở rộng thị trường → sản xuất phát triển.

- Thách thức: cạnh tranh thị trường cho các nước phát triển.

2. Cách mạng khoa học công nghệ

- Cơ hội: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.

- Thách thức: nguy cơ tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển kinh tế.

3. Sự áp đặt lối sống, văn hóa của các siêu cường

- Cơ hội: tiếp thu các tinh hoa của văn hóa nhân loại.

- Thách thức: giá trị đạo đức bị ảnh hưởng; ô nhiễm xã hội; đánh mất bản sắc dân tộc.

4. Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận

- Cơ hội: tiếp nhận đầu tư, công nghệ, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Thách thức: trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển.

5. Toàn cầu hóa trong công nghệ

- Cơ hội: đi tắt, đón đầu, từ đó có thể đuổi kịp và vượt các nước phát triển.

- Thách thức: gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài, nguy cơ tụt hậu.

6. Chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại

- Cơ hội: thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh hơn, hòa nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới.

- Thách thức: sự cạnh tranh trở nên quyết liệt, nguy cơ bị hòa tan.

7. Sự đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế

- Cơ hội: tận dụng tiềm năng thế mạnh toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước.

- Thách thức: chảy máu chất xám, gia tăng tốc độ cạn kiệt tài nguyên.

→ Kết luận chung

- Cơ hội:

+ Khắc phục các khó khăn, hạn chế về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ.

+ Tận dụng các tiềm năng của toàn cầu để phát triển nền kinh tế - xã hội đất nước.

+ Gia tăng tốc độ phát triển.

- Thách thức: Chịu sự cạnh tranh quyết liệt hơn; chịu nhiều rủi ro, thua thiệt, tụt hậu, nợ, ô nhiễm… thậm chí ảnh hưởng đến độc lập, chủ quyền đất nước.


Page 2

Bài 4. Thực hành. Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển

Ngày 17/11, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên tổ chức hội thảo với chủ đề “Nhu cầu, cơ hội và thách thức kết nối chuyển giao công nghệ khu vực miền núi phía Bắc”. Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Trần Văn Tùng chủ trì hội thảo.

Tham dự có lãnh đạo Bộ Khoa học Công nghệ; đồng chí Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam; lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên; Lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên; lãnh đạo Đại học Thái Nguyên; và đại diện các Doanh nghiệp...

Thách thức của chuyển giao công nghệ

Đồng chí Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Hội thảo nhằm tăng cường hoạt động khoa học và công nghệ, hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao, đổi mới, kết nối cung cầu công nghệ theo nhu cầu của doanh nghiệp, địa phương phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, vùng Trung du miền núi phía Bắc nói riêng.

Tại hội thảo, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc, một số viện nghiên cứu, trường đại học; các doanh nghiệp, tổ chức trung gian về chuyển giao khoa học và công nghệ đã nêu ra nhiều vấn đề về liên kết ứng dụng, chuyển giao công nghệ giữa trường đại học với doanh nghiệp; vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp; thực tế nhu cầu ứng dụng, tiếp nhận công nghệ trong bối cảnh hiện nay. Qua đó góp phần giải quyết các thắc mắc, băn khoăn và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ giữa cơ quan nghiên cứu, chuyển giao và các doanh nghiệp.

Thách thức của chuyển giao công nghệ

Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam- đồng chí Nguyễn Văn Thịnh phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam chia sẻ, hiện nay, phần lớn các HTX đều có nhu cầu cao về ứng dụng Khoa học công nghệ nói chung và công nghệ cao nói riêng áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, việc tăng cường các hoạt động hỗ trợ công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại và phù hợp để ứng dụng, đổi mới, chuyển giao nhằm phát triển các ngành có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh so với trong và ngoài nước như công nghiệp điện tử, công nghiệp hóa chất, khai thác và chế biến nông lâm sản là rất cần thiết trong thời đại mới…

Cùng ngày, Bộ Khoa học và Công nghệ đã khai trương Điểm kết nối cung - cầu công nghệ vùng Trung du miền núi Phía Bắc, đây là điểm kết nối thứ 10 về Khoa học công nghệ trên cả nước.

Thách thức của chuyển giao công nghệ

Tại buổi lễ khai trương, những kí kết hợp tác đầu tiên giữa Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên với Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các tổ chức cung ứng Khoa học công nghệ trong khu vực và doanh nghiệp đã diễn ra, mở đầu cho hoạt động của Điểm kết nối cung - cầu công nghệ tại tỉnh Thái Nguyên.

Trung tâm Thông tin - Tuyên truyền
https://vca.org.vn/

21/06/2021 09:13 - Xem: 715

Khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên sau 20 năm xây dựng và phát triển (2001 – 2021) đã tạo dựng được uy tín cũng như thương hiệu trong đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ với các tỉnh miền núi phía Bắc. Bên cạnh những kết quả vô cùng đáng ghi nhận thì chúng ta cũng cần nhìn nhận thẳng thắn đánh giá những thách thức/khó khăn và khai thác tiềm năng trong NCKH, chuyển giao công nghệ tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Giáo dục đại học ở nhiều trường, nhiều ngành đang sụt giảm nghiêm trọng số lượng sinh viên chính quy đăng ký thi và xét tuyển. Đối với tập thể giảng viên khoa Quản lý Tài nguyên thực trạng giáo dục đại học của xã hội vừa là khó khăn thách thức, những cũng lại là điều kiện tốt, để Khoa và Nhà trường hoàn thiện chuẩn hóa hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) hướng đến đạt chuẩn quốc tế.

Thách thức và cơ hội đối với giáo dục học đại học

STT

Khó khăn/thách thức

Thuận lợi/Cơ hội

-Giảm các khoản đầu tư từ ngân sách, giảm nguồn thu học phí…

-Khoa và Nhà trường có điều kiện thời gian để chuẩn khóa về khung chương trình (gắn với chuẩn đầu ra)

- Chuẩn hóa về đề cương môn học, tài liệu giảng dạy

- Tài liệu hóa các nội dung hoạt động đào tạo, NCKH

- Hướng đến đạt chuẩn quốc tế về đào tạo và NCKH

            Khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên sau 20 năm xây dựng và phát triển (2001 – 2021) đã tạo dựng được uy tín cũng như thương hiệu trong đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ với các tỉnh miền núi phía Bắc. Bên cạnh những kết quả vô cùng đáng ghi nhận thì chúng ta cũng cần nhìn nhận thẳng thắn đánh giá những thách thức/khó khăn và khai thác tiềm năng trong NCKH, chuyển giao công nghệ tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

            Theo thống kê, giai đoạn 2015-2020 (6 năm): Khoa Quản lý Tài nguyên chủ trì thực hiện 37 Đề tài, dự án. Trong đó cấp Bộ có 05 nhiệm vụ chiếm 13,5%, cấp tỉnh có 30 nhiệm vụ chiếm 81%, cấp ĐHTN có 02 nhiệm vụ chiếm 5,5% trên tổng số đề tài dự án. Như vậy trung bình 01 năm khoa chủ trì 6,3 đề tài/dự án các cấp. Tổng số giảng viên của khoa là 25 người, như vậy mỗi năm 3,8 người thực hiện 01 đề tài/dự án.

Tỷ lệ nhiệm vụ KHCN các cấp giai đoạn 2015-2021

Thách thức của chuyển giao công nghệ

            Khu vực miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh, chia làm 02 vùng: Tây Bắc gồm 04  tỉnh (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình); Đông Bắc gồm 10 tỉnh (Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái). Giai đoạn 2015-2020 Khoa Quản lý Tài nguyên có chủ trì đề tài/dự án ở 07/14 tỉnh với số lượng đề tài dự án lần lượt là: Thái Nguyên (13); Bắc Kan (7); Yên Bái (6); Hà Giang (2); Cao Bằng (1), Lạng Sơn (1), Phú Thọ (1). Cũng trong 06 năm qua 07 tỉnh Khoa chưa có đề tài/dự án thực hiện là: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lào Cai.

Thách thức, cơ hội trong NCKH và chuyển giao công nghệ

STT

Thuận Lợi/Cơ hội

Khó Khăn/thách thức

-Lực lượng giảng viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao

-Khoảng cách địa lý

-Nguồn lực con người, CSVC của cả nhà trường

-Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm

-Khoa có sự gắn kết rất chặt chẽ với các địa phương (cựu sv)

-Số lượng đề tài/dự án và ngân sách hạng chế

-Có lực lượng sinh viên trẻ nhiệt huyết

-Có nhiều cạnh tranh giữa các viện nghiên cứu, các trường/các cty, doanh nghiệp.

-Các tỉnh miền núi Phía Bắc có những nhiều nét tương đồng về phong cách làm việc, văn hóa ứng xử, thói quen cách tác.

-Nguồn nhân lực duy trì các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất còn mỏng.

-Thiếu quy chế, định hướng, tổ chức, điều tiết, quản lý, vận hành.

-Thiếu sự liên thông, phối hợp -> tốn kém thời gian, ý tưởng, chi phí ->thiếu sự chuyên nghiệp, chuyên môn hóa.

Phát huy những kinh nghiệm của đơn vị trong NCKH, chuyển giao công nghệ những năm qua, trong thời gian tới song song với việc thực hiện các đề tài nghị định thư, các các đề tài cấp bộ, các quỹ nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế… thì Khoa Quản lý Tài nguyên cũng sẽ tiếp tục khai thác tiềm năng trong nghiên cứu, chuyển giao KHCN tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Tập thể các giảng viên, các nhà nghiên cứu của khoa vẫn luôn xác định 03 tiêu chí chính để khoa đề xuất, chủ trì thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh là:

(1)-Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh lí giải được những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc định hướng phát triển chung của tỉnh hoặc đáp ứng một cách thiết thực và có hiệu quả những nhu cầu bức xúc về KH&CN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

(2)-Giải quyết các vấn đề KHCN trong phạm vi tỉnh: nhiệm vụ KH&CN phải có tính mới, tính sáng tạo, tiên tiến so với hiện trạng trên địa bàn tỉnh và có tính khả thi. Việc xác định mục tiêu, đối tượng của nhiệm vụ KH&CN phải căn cứ vào việc đánh giá khách quan thực trạng phát triển KH&CN trong tỉnh, thành tựu phát triển KH&CN trong nước, trên thế giới, nguồn lực KH&CN của tỉnh và khả năng hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, các tỉnh, thành phố khác.

(3)-Các kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN phải có địa chỉ ứng dụng trong sản xuất, đời sống, an ninh, quốc phòng; phải có tác động tích cực đến phát triển KH&CN, kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành nói riêng và của tỉnh nói chung.

Với sự quyết tâm của tất cả các giảng viên các nhà nghiên cứu, tập thể Khoa Quản lý Tài nguyên mong muốn sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động nghiên cứu NCKH và chuyển giao công nghệ góp phần nâng tầm uy tín và vị trí của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đồng thời tạo ra những sản phẩm nghiên cứu, là cơ sở và định hướng khoa học góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên và cảnh môi trường các tỉnh miền núi phía Bắc một cách bền vững.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 

Thách thức của chuyển giao công nghệ

Thách thức của chuyển giao công nghệ

PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông được vinh danh tại lễ tôn vinh trí thức Khoa học và Công nghệ năm 2019

Thách thức của chuyển giao công nghệ

Thách thức của chuyển giao công nghệ

Thách thức của chuyển giao công nghệ

Hội thảo nghiên cứu và đào tạo năm 2018

Thách thức của chuyển giao công nghệ

Thách thức của chuyển giao công nghệ

Thách thức của chuyển giao công nghệ

Thách thức của chuyển giao công nghệ

Thách thức của chuyển giao công nghệ

Thách thức của chuyển giao công nghệ

Thành tự trong NCKH và chuyển giao CN khoa Quản lý tài nguyên

TS. Nguyễn Quang Thi