Thai bao nhiêu tuần thì có thể sinh mổ

Sinh mổ lần 2 nên mổ vào tuần bao nhiêu sẽ được các bác sĩ tiên lượng dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào quá trình mang thai, thông tin về lần sinh trước để xác định thời gian phù hợp.

Thời điểm sinh mổ lần 2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố 

Thông thường, một thai phụ có sức khỏe tốt, quá trình mang thai ổn định thì sẽ được sinh mổ vào tuần thứ 39. Trước khi xuất hiện những cơn đau chuyển dạ với những cơn co thắt có thể gây ảnh hưởng tới vết sẹo mổ lần 1. 

Thai nhi ở tuần thứ 37 đã có thể tự thở và sống ở điều kiện môi trường bên ngoài. Tuy nhiên các mẹ nên sinh con từ tuần thứ 39 trở đi bởi những tuần cuối là thời điểm thai nhi hoàn thiện một số cơ quan quan trọng. Sinh ra ở tuần thứ 39, bé sẽ có sức sống tốt hơn so với những trẻ sinh non. 

Sinh mổ lần 2 có đau không?

Khi đã trải qua lần đầu sinh mổ, rất nhiều sản phụ đã tích lũy có mình những kinh nghiệm nhất định. Nhưng những luồng thông tin cho rằng sinh mổ lần 2 đau gấp nhiều lần so với sinh mổ lần 1 khiến nhiều thai phụ hoang mang. Tuy nhiên theo các Chuyên gia Sản phụ khoa BVĐK Phương Đông, sinh mổ lần 2 có đau hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa của mỗi người. Bên cạnh đó, khi sinh mổ, sản phụ sẽ được tiêm gây tê tủy sống. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, sản phụ có thể được sử dụng thuốc giảm đau. 

Dấu hiệu cần nhập viện khi sinh mổ lần 2

Khi sinh mổ lần 2, thai phụ cần lưu ý và cần nhập viện ngay khi gặp những dấu hiệu sau:

Trong quá trình mang thai, bất kỳ lúc nào thai phụ gặp phải hiện tượng ra máu âm đạo đều cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa sản phụ ngay. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, ra máu âm đạo có thể là dấu hiệu dọa sảy hoặc chửa ngoài dạ con. Trong 3 tháng cuối, rau máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường ở rau thai hoặc sinh non. Lượng máu ra càng nhiều, mức độ nghiêm trọng càng cao.

Thai phụ cần lưu ý mọi dấu hiệu bất thường xảy ra để đảm bảo sức khỏe

Ra nước ối

Do sự thay đổi hormone khi mang thai nên thông thường âm đạo của thai phụ luôn tiết dịch nhầy trắng đục, không mùi, không hôi. Nếu thai phụ nhận thấy lượng dịch ra nhiều bất thường, chảy ồ ạt hoặc rỉ liên tục đồng thời có mùi tanh, nồng, nhớt thì rất có thể ối bị rỉ hoặc vỡ ối sớm. Những trường hợp này đều có nguy cơ sinh con cao và có nguy cơ nhiễm trùng nếu rỉ ối lâu. 

Thai phụ cần tới viện khám ngay khi phát hiện nước ối rò rỉ. Bác sĩ sẽ tiến thành thăm khám và làm xét nghiệm để có chỉ định cụ thể phù hợp với mỗi người.

Tử cung và vùng bụng dưới đau bất thường

Thai nhi càng phát triển, thai phụ càng cảm thấy phần bụng dưới nặng nề và lưng đau mỏi hơn. Đôi khi xuất hiện những cơn gò, đặc biệt là khi gần tới ngày sinh. Tuy nhiên nếu thai phụ cảm nhận những cơn đau dữ dội đột ngột và liên tục, mẹ nên đến viện thăm khám ngay.

Thai cử động ít 

Khi thai nhi bước vào tuần thứ 16, thai nhi sẽ cử động rõ rệt để báo hiệu với mẹ rằng bé vẫn ổn. Trong 3 tháng cuối, thai máy sẽ đều đặn và sẽ chọn những khoảng thời gian cố định trong ngày để “nghịch ngợm”. 

Vì vậy, mẹ nên chú ý khi số lần thai cử động bởi cử động giảm đó là dấu hiệu báo động sức khỏe của thai nhi gặp vấn đề. 

Dấu hiệu bất thường khác

Thai phụ cần lưu ý mọi dấu hiệu bất thường xảy ra để đảm bảo sức khỏe cho mình và thai nhi. Ví dụ như sốt cao, chóng mặt, ngất xỉu, đau tức, nôn mửa, rối loạn thị giác đều cần tới viện để được xử lý kịp thời. 

Thai sản trọn gói BVĐK Phương Đông chăm sóc toàn diện cho mẹ bầu

Xóa tan những lo lắng và đau đớn khi sinh nở, BVĐK Phương Đông mang tới dịch vụ THAI SẢN TRỌN GÓI giúp mẹ Mang thai an toàn – Đi sinh nhẹ nhàng. Các mẹ bầu sẽ được chăm sóc toàn diện trước, trong và sau khi sinh. Quá trình mang thai được theo dõi sát sao và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, các siêu âm cần thiết để phát hiện sớm các bất thường thai kỳ. Đi sinh "nhẹ nhàng" như đi nghỉ dưỡng, bới Phương Đông đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dùng cho mẹ và bé. Em bé được chăm sóc tại phòng vô trùng và kiểm tra sức khỏe trước khi về với gia đình. Sản phụ sau khi sinh sẽ được nghỉ ngơi tại phòng nội trú cao cấp đầy đủ tiện nghi, sang trọng, hiện đại với đội ngũ điều dưỡng viên chuyên nghiệp phục vụ 24/7. Các bác sĩ sản khoa và nhi khoa hàng đầu sẽ thường xuyên thăm khám và theo dõi sức khỏe của mẹ và bé trước khi xuất viện. Bên cạnh đó, mẹ cũng được hướng dẫn và tư vấn về cách chăm sóc, nuôi dưỡng em bé. 

Từ tuần thứ 37 của thai kỳ, em bé đã có thể tự thở và sẵn sàng cho việc chào đời. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có ý định sinh mổ thì hãy kiên nhẫn chờ đến khi thai nhi được 39 tuần tuổi hoặc khi quá trình chuyển dạ tự nhiên bắt đầu. Nguyên nhân là do:

  • Thai nhi 37 tuần chỉ vừa mới đủ tháng, bé cần thêm thời gian để phát triển ổn định và hoàn thiện cơ quan trong cơ thể. Chẳng hạn như não, phổi, gan sẽ phát triển mạnh từ tuần 37 đến tuần 39. 
  • Ở tuần thứ 39, lớp mỡ dưới da của thai nhi mới hoàn thiện đầy đủ, giúp con giữ ấm và ổn định thân nhiệt. 
  • Bé sinh ở tuần thứ 39 có thể phối hợp bú, nuốt tốt hơn sau khi sinh so với trẻ sinh non.

2. Sinh mổ lần 2 nên mổ ở tuần bao nhiêu? 

Thời điểm sinh mổ trong lần thứ hai mang thai phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của mẹ, cũng như sự phát triển của thai nhi. 

  • Đối với mẹ có sức khỏe tốt và thai nhi phát triển ổn định thì mẹ được sinh mổ từ tuần thứ 39 trở đi, trước khi có cơn đau chuyển dạ vì tình trạng co thắt có thể ảnh hưởng đến vết sẹo ở lần sinh đầu. 
  • Đối với mẹ có sức khỏe yếu, có tiền sử bị thai lưu, thai ngoài tử cung thì hãy đến bệnh viện sớm để được bác sĩ theo dõi. Lúc này, mẹ nên sinh mổ lần hai vào tuần thứ 38 là an toàn. 

Tốt nhất để biết được nên sinh mổ ở tuần thứ mấy, mẹ bầu nên thăm khám định kỳ theo sự chỉ định của bác sĩ. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra thời gian dự sinh phù hợp cho mẹ.

3. Mẹ bầu sinh mổ nên nhập viện khi nào?

Bên cạnh quan tâm vấn đề nên sinh mổ ở tuần thứ bao nhiêu, mẹ cũng cần theo dõi sức khỏe bản thân thường xuyên. Đối với mẹ mới sinh mổ hoặc sinh mổ lần hai, mẹ cần chú ý nhập viện ngay khi xuất hiện dấu hiệu sau:

3.1. Ra máu âm đạo

Trong 3 tháng đầu mang thai, ra máu âm đạo có thể là dấu hiệu chửa ngoài dạ con hoặc dọa sẩy thai. Còn với 3 tháng cuối, đây là dấu hiệu sinh non hoặc cảnh báo nhau thai bất thường. Vì vậy, nếu có dấu hiệu ra máu âm đạo, bà bầu cần thăm khám ngay.

3.2. Vỡ nước ối

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố khiến âm đạo thường xuyên tiết ra chất nhầy màu trắng đục, không mùi với lượng nhỏ vừa phải. Tuy nhiên, khi chất nhầy này tiết ra ồ ạt kèm theo mùi tanh, nồng, có thể mẹ đã bị rò rỉ hoặc vỡ ối sớm. Nếu xuất hiện tình trạng này, mẹ nên đến bệnh viện ngay lập tức, bởi nếu kéo dài mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc sinh non rất cao.

3.3. Tử cung và bụng dưới đau bất thường

Khi thai nhi càng lớn, việc mẹ cảm thấy bụng dưới nặng nề, âm ỉ, lưng đau mỏi hay xuất hiện các cơn gò là những dấu hiệu bình thường. Nhưng nếu những cơn đau bụng dưới diễn ra dữ dội và đột ngột, mẹ cần thăm khám ngay lập tức.

3.4. Thai nhi cử động ít

Cử động thai là dấu hiệu bình thường mà thai nhi thể hiện để tìm kiếm sự kết nối với mẹ và thế giới bên ngoài. Đặc biệt vào 3 tháng cuối thai kỳ, tần suất thai nhi “nghịch ngợm” sẽ thường xuyên hơn, rơi vào những khoảng thời gian cố định trong ngày. Vì vậy, mẹ nên học cách đếm cử động thai và nếu cảm thấy cử động giảm đi đột ngột, mẹ nên thăm khám sớm.

3.5. Dấu hiệu khác

Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu khác như chóng mặt, nôn mửa, rối loạn thị giác, ngất xỉu,... mẹ cũng cần thăm khám ngay để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

4. Những lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu sinh mổ

Dưới đây là những điều mà mẹ bầu sinh mổ cần lưu ý để có quá trình vượt cạn suôn sẻ:

4.1. Lựa chọn bệnh viện sinh uy tín

Sinh mổ là quá trình vượt cạn đầy nguy hiểm, nhất là những mẹ sinh mổ lần 2. Vì vậy, nếu lựa chọn hoặc được chỉ định sinh mổ, mẹ nên chọn bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ phụ sản giỏi chuyên môn - giàu kinh nghiệm. 

4.2. Chuẩn bị đồ đi sinh 

Ngoài biết được nên sinh mổ ở tuần thứ bao nhiêu để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, mẹ cũng cần mua sắm quần áo, các đồ đi sinh cho bé yêu. Tốt nhất, mẹ nên chuẩn bị từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 8 của thai kỳ. Bởi khi cận ngày phẫu thuật, sự vội vàng và lo lắng có thể khiến mẹ bỏ sót các vật dụng hoặc giấy tờ cần thiết, gây mất thời gian trong quá trình sinh nở.

Sau khi sinh mổ, mẹ có thể bị ít sữa hoặc không có sữa cho con bú ngay. Để dự phòng điều này, mẹ nên chuẩn bị một lon sữa công thức giàu dinh dưỡng, để em bé khi chào đời được hấp thu nguồn dưỡng chất thiết yếu nhất.

 Friso Prestige với lớp sữa vàng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện

Friso Prestige là dòng sữa thượng hạng có công thức đầu tiên và duy nhất được chắt chiu lớp sữa vàng tinh túy [chỉ có 4,6g/100g sữa tươi từ giống bò thuần chủng tốt nhất châu  u] với cấu trúc 3 điểm vàng cùng HMO và Alpha-Lactalbumin mang đến cơ chế miễn dịch 3 lớp. Nhờ đó, bé được bảo vệ sức khỏe tối ưu trước các tác nhân gây hại, hỗ trợ phát triển toàn diện.

Cơ chế miễn dịch 3 lớp gồm:

  1. HMO: Chứa các hợp chất chống bám dính vi khuẩn gây hại nằm trên lớp niêm mạc ruột.
  2. MCFA/SCFA: Chứa các hợp chất kích thích lợi khuẩn để ức chế các vi khuẩn có hại hoạt động..
  3. Alpha-Lactalbumin: Tiết ra hóa chất để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, Friso Prestige còn sở hữu Sn-2 Palmitate là chất béo tự nhiên phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ, giúp con dễ dàng tiêu hóa và hấp thu. Kết hợp Phospholipid giúp tăng dẫn truyền DHA và AA, bé phát triển hoàn thiện hệ thần kinh - trí não - thị giác. Cùng với đó là hương vị thanh nhạt tự nhiên, không chứa đường sucrose, không hương liệu giúp trẻ dễ tiếp nhận và bú sữa ngon miệng. 

 

4.3. Cẩn trọng với triệu chứng bất thường

Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ nên cẩn trọng với những dấu hiệu bất thường như đã liệt kê ở trên. Sau sinh mổ, mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra và theo dõi vết mổ cũ. Nếu tại vị trí đó xuất hiện các cơn đau và màu sắc bất thường thì nên thăm khám ngay. Bởi dù hiếm gặp, nhưng nếu không chăm sóc kỹ lưỡng, vết mổ có thể bị nứt trong lần mang thai thứ 2, gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ.

4.4. Có chế độ dinh dưỡng khoa học

Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe, sẵn sàng cho hành trình vượt cạn sắp tới của hai mẹ con. Theo đó, ngoài việc bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất [gồm tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất], mẹ cũng nên bổ sung vào thực đơn các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu canxi [có trong các thực phẩm như phô mai, sữa và các sản phẩm làm từ sữa]: Trong những cuối thai kỳ, Canxi là dưỡng chất quan trọng trong quá trình hình thành hệ xương của trẻ, giúp con ra đời cứng cáp, khỏe mạnh.
  • Thực phẩm giàu sắt [có trong các thực phẩm như đậu nành, rau lá màu xanh đậm, trái cây sấy khô, thịt đỏ, thịt gia cầm,...]: Các thực phẩm này giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu, xuất huyết, sinh non,...
  • Thực phẩm giàu DHA, Acid Folic [có trong các loại hạt, ngũ cốc, dầu cá,...] là các dưỡng chất thiết yếu giúp phát triển trí não cho thai nhi, hạn chế nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và ngừa nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh.
  • Chất xơ [có trong các loại rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt] giúp mẹ hạn chế táo bón, ngừa đau dạ dày, giúp cơ thể khỏe khoắn hơn.

Ngoài ra, mẹ nên hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, thực phẩm chua, thức ăn nguội hoặc chưa chín, caffein, nước có ga, chất kích thích,... để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Xem thêm: Mẹ bầu nên ăn gì để mẹ khỏe, con thông minh?

Đặc biệt, mẹ hãy tiếp tục duy trì thói quen uống 2 ly sữa bầu mỗi ngày để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, giúp mẹ có hành trình mang thai khỏe mạnh. 

Với công thức dinh dưỡng khoa học, bổ sung Magie, các nhóm vitamin B, sữa bầu Frisomum Gold tiếp thêm cho mẹ nhiều năng lượng, hỗ trợ giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả. Không chỉ vậy, sữa còn cung cấp hệ dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi như DHA, canxi, axit folic… hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện. Hơn nữa, Frisomum Gold còn có chỉ số đường huyết thấp [GI=25] cùng hương vani thanh nhạt và hương cơm thơm mát. Vậy nên mẹ có thể thoải mái uống sữa mà không cần lo quá nhiều về cân nặng mẹ nhé.

4.5. Khám thai theo lịch hẹn

Mẹ cần đặc biệt tuân thủ lịch khám thai được bác sĩ chỉ định. Bởi qua thăm khám, bác sĩ mới có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời có thể phát hiện ra các vấn đề bất thường để xử trí kịp thời.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc mẹ bầu nên sinh mổ ở tuần thứ bao nhiêu. Hy vọng qua bài viết, mẹ đã có thêm thật nhiều thông tin bổ ích để chuẩn bị thật tốt, sẵn sàng chào đón thiên thần nhỏ nhé!

Chủ Đề