Thái độ chiếm bao nhiêu phần trăm

Thế giới đã thay đổi, và chúng ta đang sống trong một thời đại có sự thay đổi sâu sắc về mọi mặt thời đại”thế giới phẳng”. Trái đất đã trở thành “ngôi làng toàn cầu của cả nhân loại”. Để hòa nhập và thích nghi với môi trường đó ngoài năng lực [kiến thức, kỹ năng, thái độ] thì bạn phải có những kỹ năng mềm nhất định. Kỹ năng mềm chiếm 75% sự thành bại của các bạn.

        Kỹ năng mềm trong thời kỳ hội nhập

Thế giới thay đổi, vẫn đề của một quốc gia không còn gói gọn trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó, mà ít nhiều gây ảnh hưởng đến khu vực, và thậm chí là cả thế giới. Sự phụ thuộc của các quốc gia, ở nhiều phương diện, ngày càng gia tăng; khoảng cách, thời gian và biên giới ngày càng bị rút ngắn và xóa mờ đi…

Trước sự gia tăng của dòng chảy xuyên biên giới về con người, dịch vụ, vốn, thong tin và văn hóa như vậy, thì liệu: Dân tộc còn đứng trước cộng đồng? Xã hội còn đứng trước cái tôi? Và liệu gia đình có còn là đơn vị căn bản của xã hội? Hơn bao giờ hết, người ta kỳ vọng câu trả lời ở đội ngũ lớp trẻ ở đội ngũ lớp trẻ kế thừa một thế hệ trẻ buộc phải chấp nhận vị mặn chat của cả đại dương. Vậy kỹ năng mềm sẽ là hành trang gì để bạn hội nhập vào thế giới đó.

Tại hội thảo “Kỹ năng mềm thời kỳ hội nhập” do Tổ chức Giáo Dục Quốc Tê Langmaster tổ chức, TS. Lê Thẩm Dương cho rằng: “ Kỹ năng mềm là những kỹ năng thuộc về con người nó có nguồn gốc từ di truyền, gia đình, môi trường, nó là những kỹ năng hoàn toàn không có tính chuyên môn, không nằm trong những sở trường đặc biệt.”

Kỹ năng mềm bao gồm kỹ năng quản trị thời gian, kỹ năng giao tiếp, định vị bản thân, phương pháp tư duy, kỹ năng sáng tạo, năng lực điều khiển bản thân…Mỗi kỹ năng đều phục vụ cho bạn trong quá trình trau dồi kiến thức và mở rộng mối quan hệ.

Đánh bại đối thủ bằng cách quản trị thời gian và kỹ năng giao tiếp!

Theo TS. Lê Thẩm Dương quản trị thời gian và kỹ năng giao tiếp là hai kỹ năng quan trọng nó giúp bạn định vị được bản thân.

Quản trị thời gian là kỹ năng quan trọng hàng đầu.

Quản tri thời gian là kỹ năng mềm quan trọng nhất và khó nhất vì nó đòi hỏi bạn phải vượt qua chính mình.

Làm thế nào để kiểm soát được thời gian? TS.Dương đã chỉ ra rõ ràng, để kiểm soát được thời gian bạn phải trải qua bốn bước: liệt kê các việc cần làm, phân loại công việc, bố trí thời gian và thực hiện.

Liệt kê công việc là bước khởi động ai cũng có thể làm, điều TS nhấn mạnh ở đây là bước 2 và bước 3 phân loại, bố trí công việc. Công việc sẽ được chia thành bốn nhóm: nhóm quan trọng nhưng không khẩn cấp[ sức khoẻ, gia đình, sự nghiệp, bạn bè…], nhóm quan trọng và khẩn cấp đây là nhóm khủng hoảng nhiều nhất vì là những công việc đến hạn [ngày mai thi mà chưa học, nợ đến hạn trả…], nhóm không quan trọng nhưng khẩn cấp bao gồm các công việc có thể uỷ quyền cho người khác[gửi mail…], nhóm cuối cùng là nhóm không quan trọng không khẩn cấp là các công việc sinh hoạt như nhậu nhẹt, tụ tập bạn bè…

Cuối cùng là thực hiện, bước này quan trọng không kém vì tất cả các bước trên chỉ là kế hoạch. Bạn muốn thực hiện được phải tự thiết lập cho mình những nguyên tắc về ý chí, thái độ lao động, phương pháp lao động và một chút thông minh.

Người biết quản trị thời gian  là người biết phân loại đúng các công việc mình cần làm vào từng nhóm, nhóm nào dành thời gian nhiều nhất và nhóm nào có thể rút ngắn thời gian. Hãy từ chối những lời đề nghị không tốt làm bạn phải tốn thời gian, tập trung vào làm việc để sau đó có những phút giây thư giãn thoải mái.

Giao tiếp là môt thành phần của kỹ năng mềm. Kỹ năng giao tiếp bao gồm kỹ năng nói , nghe, khen, chê, phi ngôn ngữ…

Kỹ năng nói quyết định đánh bại đối thủ 45%. Trong đó 12% là nói thật còn 33% là tính chất nói. Tính chất nói bao gồm âm, ngữ, nhịp khi bạn kết hợp nhuần nhuyễn ba yếu tố này thì bạn sẽ tạo ra sự khác biệt trong cách nói của mình.

Kỹ năng nghe đòi hỏi bạn phải nghe chăm chú, nghe gợi mở và cuối cùng phải có sự tóm tắt. Kỹ năng khen, chê  phải đúng lúc và đúng mức độ để tạo thiện cảm với người đối diện.

Có rất nhiều cách để các bạn trau dồi các kỹ năng mềm, học từ từ và học những kỹ năng mềm  quan trọng trước, điều này sẽ giúp các bạn tự tin hơn tróng các mối quan hệ.

Là những thông tin, sự kiện, qui luật thuộc lĩnh vực chúng ta được học và nghiên cứu từ trường học được tích lũy từ thực tế, từ các nguồn tư liệu hoặc từ các chuyên gia có kinh nghiệm .

Thái độ là gì ?

Là cách nhìn nhận về công việc, về nhiệm vụ, về đồng nghiệp và về cộng đồng . Thái độ chi phối cách ứng xử, hành vi và tinh thần trách nhiệm.

Kỹ năng là gì?

Ở đây tôi muốn nhắc đến kỹ năng mềm nhé các bạn . Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Để giải thích nguồn gốc hình thành kỹ năng có lẽ không có cơ sở lý thuyết nào tốt hơn 2 lý thuyết về Phản xạ có điều kiện [được hình thành trong thực tế cuộc sống của cá nhân] và Phản xạ không điều kiện [là những phản xạ bẩm sinh mà cá nhân sinh ra đã sẵn có]; trong đó, kỹ năng của cá nhân gần như thuộc về cái gọi là phản xạ có điều kiện, nghĩa là kỹ năng được hình thành từ khi một cá nhân sinh ra, trưởng thành và tham gia hoạt động thực tế cuộc sống. Ví dụ: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng đàm phán , Kỹ năng thuyết trình , ...vv Kỹ năng mềm quyết định 80% sự thành đạt Thực tế cho thấy trong đa số trường hợp, kỹ năng “mềm” quyết định đến 80% sự thành đạt của một người. Bạn chỉ có thể thành công vượt bậc một khi bạn nắm được chìa khóa kết hợp giữa kỹ năng “mềm” và kỹ năng “cứng” [trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm…]. Trong đó, kỹ năng “mềm” quyết định phần lớn, bởi không phải ai cũng chinh phục và vận dụng nhuần nhuyễn kỹ năng “mềm” vào kinh doanh, trong khi rất nhiều người có kỹ năng “cứng” chẳng chênh lệch là mấy. Phương pháp duy nhất để trau dồi kỹ năng "mềm" là học hỏi từ cuộc sống, cách cư xử, hành động của mọi người xung quanh và học từ các khóa chuyên môn. Học phải nên được đi đôi với hành, bạn hãy tiếp xúc nhiều hơn với mọi người, áp dụng cụ thể những gì học được để thấm nhuần cách giao tiếp, cư xử, lòng tự tin, tính quyết đoán…, tạo cho mình một phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết. Một kỹ năng "mềm" hoàn hảo sẽ giúp bạn gia tăng giá trị bản thân và đem lại nhiều cơ hội thăng tiến. Cái gì cũng cần có quá trình . Hãy luyện tập - luyện tập và luyện tập

Mô hình tam giác năng lực ASK – Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ [Attitude – Skills – Knowledge].

1. Thái độ tích cực:

Thái độ ứng xử đây là một trong những yếu tố mà nhà tuyển dụng cần nhiều nhất ở một bạn sinh viên. Thái độ có thể chiếm tới 93% trong việc quyết định đến tỷ lệ thành công của bạn.

Việc bạn có thể là chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có định hướng công việc rõ ràng, một con người biết cầu thị, có thái độ làm việc tích cực, biết cách ứng xử trong một hoặc nhiều môi trường làm việc khác nhau.

Mặc dù, bạn không giỏi về kiến thức chuyên môn nhưng thái độ làm việc của bạn tích cực thì đây đã được coi là một điểm cộng rất lớn đối với bạn, việc chiếm được thiện cảm từ nhà tuyển dụng thì bạn từ chính thái độ làm việc của bạn thì đó là thành công của bạn rồi.

Ngoài ra, bạn cần phải có tinh thần làm việc năng động, ham học hỏi, thái độ làm việc cầu tiến, nhiệt huyết, chăm chỉ thì bạn không phải lo lắng bạn không qua được vòng thử việc.

Yếu tố mà các tập đoàn, công ty lớn ở Việt Nam kỳ vọng nhiều nhất với các nhân sự trẻ chính là thái độ tốt [chiếm 93%]. Theo đó, thái độ thể hiện xu hướng phản ứng của nhân sự đối với môi trường làm việc, gắn với nhận thức, cảm xúc và hành vi. Những thái độ tích cực như ham học hỏi, năng động, nhiệt huyết, đam mê thử thách và chăm chỉ nhiệt tình luôn nhận được cái gật đầu từ phía nhà tuyển dụng. 2. Kỹ năng

Kỹ năng làm việc, đây là một trong những yếu tố chiếm con số khoảng 46.5% trong 3 yếu tố Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ của một sinh viên mới ra trường khi đi xin việc.

Khả năng bạn có thể hoàn thành những công việc được giao, tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề trong công việc, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thành thục công việc bạn đang muốn ứng tuyển,….Bạn có kỹ năng tốt, biến cách xử lý tình huống một cách hiệu quả. Đây sẽ là một trong những điểm nổi bật của bạn sẽ được nhà tuyển dụng xem xét ở bản.

Năng lực làm việc cũng được đánh giá cao hơn so với kiến thức chuyên môn, nhưng đây chưa phải là yếu tố để nhà tuyển dụng có thể nhận bạn vào làm việc cho công ty họ hay không.

Theo đó, khả năng thực hiện thuần thục một công việc nhất định như: Kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, trình bày, kỹ năng làm việc nhóm và tư duy sáng tạo, cải tiến trong công việc sẽ là yếu tố quyết định bạn có được tuyển dụng hay không. 3. Những yêu cầu chung về kiến thức và ngoại ngữ

Kiến thức về chuyên môn là điều cần thiết và bắt buộc bạn phải có khi đi xin vào một vị trí mà bạn muốn làm việc. Những kiến thức liên quan tới chuyên ngành, ngoại ngữ là một trong những yếu tố giúp cho sinh viên dễ dàng có thể ứng tuyển hơn khi đi xin việc.

Theo một cuộc khảo sát được lấy ý kiến từ nhiều những doanh nghiệp lớn thì kiến thức chuyên môn sẽ chiếm khoảng tổng số điểm là 37,5% điểm số mà nhà tuyển dụng sẽ cho bạn, trong đó thì điểm tốt nghiệp sẽ chỉ là phần thứ yếu.

Điều quan trọng ở đây về phần nhà tuyển dụng không phải là những con số trên bảng điểm của bạn mà điều họ quan tâm là bạn có thể làm được gì và đem lại những gì cho doanh nghiệp của họ chứ không phải là những điểm số bạn đạt được tại trường.

Mặc dù, điểm số học tập của bạn rất tốt. Nhưng khi vào làm hầu hết các doanh nghiệp sẽ đào tạo lại bạn về các kiến thức liên quan tới lĩnh vực chuyên môn mà bạn sẽ làm tại đó. Thế nên, kiến thức chuyên môn chỉ là một điểm cộng đối với nhà tuyển dụng khi bạn đi xin việc.

Chủ Đề