Thái độ của nhân viên kinh doanh

Thái độ của nhân viên kinh doanh
Tại sao có nhiều người đi lên rất nhanh trên con đường sự nghiệp, trong khi một số khác cứ "giậm chân tại chỗ"? Có thể bạn nghĩ lý do thành công là vì họ thông minh, tài năng, có người đỡ đầu. Tuy nhiên, còn một điều quan trọng mà có thể bạn không nghĩ đến: thái độ làm việc.
Chúng tôi xin giới thiệu 10 thái độ của một nhân viên thành công, hi vọng các bạn có thể rút ra được điều gì đó cho bản thân:

1. Tôi quyết định vận mệnh của mình

Những người thành công luôn tự quyết định số phận, tìm kiếm và tạo nên những điều thú vị cho chính họ. Vậy, hãy cố gắng suy nghĩ về sự nghiệp của mình theo một cách khác, bạn sẽ tạo nên bước đột phá cho sự nghiệp.

2. Mọi thứ đều có thể

Bạn nghĩ mình không có cách nào để sở hữu vị trí phó giám đốc. Nếu bạn suy nghĩ như vậy thì đúng là bạn không thể leo đến vị trí đó. Hãy nhớ một điều, nếu bạn nghĩ mình không thể, bạn sẽ không thể làm được.

3. Nhiệm vụ nào cũng cần hoàn thành tốt, dù là rất nhỏ

Bạn sẽ ghi điểm với sếp hơn nếu luôn làm việc chăm chỉ và chú ý đến từng chi tiết. Vì vậy, nếu lần sau bạn được giao một công việc thật nhỏ nhặt và chẳng đáng quan tâm, hãy nhớ là có khi sếp đang quan sát bạn đấy.

4. Xây dựng mối quan hệ với tất cả mọi người

Tại sao bạn cứ phải "nổi đóa" với các đồng nghiệp, trong khi bạn hoàn toàn có thể chan hòa với mọi người? Hãy cư xử đẹp và xây dựng mối quan hệ với tất cả mọi người, biết đâu trong tương lai những mối quan hệ này lại có ích cho bạn.

5. Làm việc với một niềm đam mê

Nếu bạn làm việc như thể đó là việc bạn phải làm, không nhiệt huyết, không đam mê, chắc chắn kết quả công việc sẽ không như bạn mong muốn. Một nhân viên thành công luôn làm việc với một tình yêu đối với công việc, một sự nhiệt tình cho dù đó là việc gì.

6. Mở rộng các mối quan hệ

Quan hệ rộng rãi là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công, đó không chỉ là những đồng nghiệp trong công sở mà còn hơn thế nữa. Bạn cần thiết lập cho mình những mối quan hệ chuyên nghiệp. Mời đồng nghiệp ra ngoài ăn trưa, tham gia các sự kiện, bữa tiệc sau giờ làm để mở rộng thêm các mối quan hệ.

7. Nâng cao kỹ năng và khẳng định mình

Tình nguyện tham gia các dự án mới, học những kiến thức mới phù hợp thị trường, giúp đỡ đồng nghiệp sau giờ làm. Một nhân viên thành công không chỉ hoàn thành công việc của riêng mình và ra về, họ luôn tìm những cách thức mới để nâng cao kỹ năng và khẳng định mình.

8. Thất bại là mẹ thành công

Ai cũng có lúc mắc phải sai lầm. Sự khác biệt giữa những người thành công và không thành công chính là cách họ đối mặt và giải quyết thất bại. Những người thành công luôn vượt qua thất bại, rút ra bài học và tiếp tục vươn lên.

9. Tôi tự hào về bản thân

Bạn đang chờ đợi ai đó trong công ty nhận ra tài năng và sự cố gắng của bạn? Không phải chờ đợi gì đâu, đã đến lúc tự thưởng cho mình một lời ca ngợi. Hãy đứng lên và nói về những thành tích cũng như những đóng góp của bạn cho công ty. Những người thành công luôn biết chỉ ra những thành tích của mình mà lại không có vẻ gì là khoe khoang.

10. Tôi luôn tìm kiếm những cơ hội mới


Một thái độ lạc quan, tích cực, cầu tiến là yếu tố dễ nhận biết của một nhân viên thành công. Anh ta luôn để ý, lắng nghe, để tâm tìm kiếm những cơ hội mới để thử sức và khẳng định mình. Có một sự thật là bạn không bao giờ biết được khi nào bạn sẽ khám phá ra cơ hội có thể thay đổi cả sự nghiệp của bạn. Vì vậy đừng bao giờ ngừng tìm kiếm những cơ hội mới.

Nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong sự năng động của một môi trường làm việc kinh doanh. Nếu bạn là một nhân viên có năng suất, thái độ tốt, có hành vi chuyên nghiệp, bạn có thể giúp doanh nghiệp thành công và tiếp tục giữ vững sự nghiệp. Nếu bạn có khuynh hướng bi quan, không quan tâm đến sự thành công của nhà tuyển dụng, bạn thể hiện sự thù địch đối với quản lý, đồng nghiệp, khách hàng, bạn có thể làm tổn thương công ty và gây nguy hiểm cho sự nghiệp của bạn.

Thái độ

Khách hàng thường xem hành vi của nhân viên của một tổ chức như đại diện cho cách chủ doanh nghiệp điều hành công ty của mình. Một nhân viên cố gắng nhiều hơn để giúp khách hàng sửa chữa một vấn đề có thể tạo ra một hình ảnh trong tâm trí của người tiêu dùng rằng một công ty là hữu ích và hiệu quả. Mặt khác, một khách hàng phải chờ đợi dịch vụ và cuối cùng phải tiếp xúc với một nhân viên có thái độ tiêu cực có thể khiến hình ảnh của công ty trở nên xấu đi. Trước khi bạn xin việc, hãy chắc chắn rằng bạn có kỹ năng và khả năng cung cấp các mức dịch vụ được yêu cầu.

Hiệu suất

Không phải chỉ những gì nhân viên nói, khách hàng luôn ghi nhớ về những gì mà nhân viên làm. Đối với người tiêu dùng, đánh giá về sự hài lòng là liệu họ có được phục vụ bởi một nhân viên có kiến ​​thức, có khả năng thực hiện tất cả các chức năng và nhiệm vụ của công việc của mình hay không. Cách bạn thực hiện và cư xử tại nơi làm việc có thể hủy hoại việc kinh doanh hoặc khiến những người tiêu dùng không hài lòng. Một nỗ lực để cung cấp dịch vụ cấp cao nhất có thể có tác động đáng kể đến người sử dụng lao động và sự nghiệp của bạn.

Kỹ năng giao tiếp

Nếu bạn tương tác với đồng nghiệp, khách hàng và người quản lý, điều quan trọng là bạn có kỹ năng giao tiếp tốt. Có khả năng giao tiếp hiệu quả, giải quyết vấn đề và làm việc với người khác có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Nhân viên có vấn đề hành vi như chống lại xã hội hoặc không giao tiếp, có thể gây phân tâm trong nơi làm việc. Các hành vi này không chỉ gây tổn thất đến khách hàng, nó cũng có thể làm giảm tinh thần của đồng nghiệp.

Đại diện Công ty

Nhân viên thường đại diện cho hình ảnh công ty của họ trong và ngoài công việc. Ví dụ: nếu bạn tham dự hội nghị kinh doanh và phạm phải lỗi nhầm khi trình chiếu, trình bày tình trạng khiếm nhã công khai hoặc không chuyên nghiệp, hành vi đó có thể phản ánh kém cả về bạn và doanh nghiệp của bạn. Hãy hiểu rằng hành động của bạn phản ánh toàn bộ tổ chức của bạn và hành xử phù hợp.

2. Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp tốt là yếu tố bắt buộc khi làm nghề bán hàng. Nó không chỉ thể hiện bằng việc bạn trao đổi với khách hàng qua tin nhắn, tư vấn qua điện thoại mà quan trọng hơn hết là những cuộc gặp gỡ trực tiếp tại cửa hàng. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng bao gồm cả kỹ năng lắng nghe. Bạn cần phải lắng nghe để hiểu được những gì khách hàng thực sự mong muốn và lồng ghép sản phẩm/dịch vụ của mình với những nhu cầu đó. Kỹ năng giao tiếp cũng là một phẩm chất cần có của nhân viên bán hàng khi muốn thăng tiến trong sự nghiệp. Không chỉ biết chiều lòng khách hàng, họ còn phải giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, cấp trên để nâng cao hiệu quả công việc. Học cách nâng cao kỹ năng đàm phán, không chỉ với khách hàng mà với cả những đồng nghiệp khác là điều cực kỳ quan trọng nếu như muốn thành công trên con đường sự nghiệp.

XEM THÊM: Cách nâng cao kỹ năng giao tiếp khéo léo, chuyên nghiệp

3. Sự tự tin

Nếu có ý định làm công việc nhân viên bán hàng lâu dài thì bạn cần phải rèn luyện sự tự tin ngay từ đầu. Tự tin khi giới thiệu về công ty và sản phẩm mà mình kinh doanh sẽ giúp tạo dựng sự tin tưởng đối với khách hàng, đặc biệt là khi họ có ý định mua đơn hàng với số lượng lớn.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhân viên bán hàng, bạn cần phải tích lũy một vốn kiến thức đủ rộng về những sản phẩm/dịch vụ của công ty cũng như tự mình rèn luyện sự tự tin cho bản thân. Nếu bạn là một người nhút nhát, hãy hỏi những đồng nghiệp xung quanh xem họ đã làm như thế nào để rèn luyện sự tự tin. Bạn cũng có thể tìm kiếm các bài viết và cuốn sách trên Internet về rèn luyện sự tự tin và học theo đó.

Kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

4. Kiến thức về sản phẩm

Cho dù công ty bạn kinh doanh sản phẩm, dịch vụ gì đi chăng nữa thì việc nắm rõ các kiến thức về sản phẩm cũng là một yêu cầu đối với nhân viên bán hàng bắt buộc, đặc biệt là khi bạn muốn phấn đấu trở thành Giám đốc bán hàng hay Giám đốc kinh doanh.
Bạn cần phải hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ của công ty để đề xuất giải pháp phù hợp cho từng khách hàng và để điều chỉnh các nhóm sản phẩm theo nguyện vọng của họ. Khi khách hàng đặt câu hỏi về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó mà bạn không thể trả lời được thì chắc chắn cơ hội chốt đơn thành công của bạn sẽ bằng không. Và nó sẽ trở thành điều vô cùng tồi tệ nếu như mức lương của bạn được tính bằng hoa hồng.

5. Kỹ năng lãnh đạo

Cho dù bạn bắt đầu sự nghiệp với công việc nhân viên bán hàng đơn giản nhất thì để phát triển lâu dài, bạn vẫn cần phải có kỹ năng lãnh đạo. Khả năng lãnh đạo, ra quyết định và tạo ảnh hưởng tích cực tới những người xung quanh sẽ quyết định mức độ thăng tiến của bạn trong công việc. Lãnh đạo không chỉ đơn giản là nói cho người này, người kia biết họ cần phải làm gì. Kỹ năng lãnh đạo luôn đi đôi với khả năng giao tiếp tốt và tạo ảnh hưởng tích cực tới những người xung quanh. Một người lãnh đạo giỏi cần phải biết quan tâm tới nhân viên và tạo dựng cho họ những kỳ vọng rõ ràng trong công việc.

XEM THÊM: Yếu tố tác động và cách cải thiện kỹ năng lãnh đạo

6. Đạo đức nghề nghiệp

Mặc dù đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố cần thiết trong bất cứ ngành nghề nào, nhưng đối với một nghề phát triển nhanh và đầy thách thức như nhân viên bán hàng thì đạo đức nghề nghiệp lại càng quan trọng.
Đạo đức nghề nghiệp cũng phụ thuộc vào những giá trị mà bạn đặt vào công việc của mình và liệu bạn có thực sự hài lòng với nó hay không. Nếu công việc nhân viên bán hàng khiến cho bạn cảm thấy hài lòng và thậm chí là bạn tìm thấy niềm vui trong đó thì sẽ không khó để bạn rèn luyện và nuôi dưỡng đạo đức trong nghề.

Kỹ năng mềm thiết yếu sẽ giúp nhân viên bán hàng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

7. Thái độ cầu tiến, sẵn sàng học hỏi

Có rất nhiều điều mà một nhân viên bán hàng cần phải học, từ kiến thức về sản phẩm, quy định cho nhân viên bán hàng đến thái độ phục vụ khách hàng, phong cách bán hàng. Do đó, việc có một thái độ cầu tiến, sẵn sàng học hỏi là vô cùng quan trọng.
Song song với đó, nhân viên bán hàng cũng phải phát triển cho mình các kỹ năng tự học. Bạn học tập hiệu quả nhất với chữ viết hay hình ảnh trực quan? Bạn ghi nhớ những thứ nghe được hay đọc được tốt hơn? Bạn có phải là người cảm nhận thông tin bằng vận động? Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp bạn phát triển một phương pháp học đúng đắn để phát huy tối đa tiềm năng của bản thân.

Cho dù bạn là một người mới vào nghề hay đã làm công việc này được nhiều năm thì việc rèn luyện và phát triển 7 yếu tố quan trọng nhất của nhân viên bán hàng được JobOKO.com giới thiệu trên đây vẫn là hết sức cần thiết để không chỉ ổn định mà còn thăng tiến trong sự nghiệp. Bên cạnh đó, nếu bạn có các kỹ năng khác như chốt đơn hàng, lắng nghe, thuyết phục, đàm phán,... thì sẽ mang đến nhiều lợi ích cho công việc bán hàng. Cách chốt đơn hàng hiệu quả cho nhân viên bán hàng, kinh doanh, telesales bạn có thể tham khảo trong bài viết sau.

Cách chốt đơn hiệu quả cho nhân viên bán hàng, telesales

MỤC LỤC:
1. Suy nghĩ tích cực
2. Kỹ năng giao tiếp tốt
3. Sự tự tin
4. Kiến thức về sản phẩm
5. Kỹ năng lãnh đạo
6. Đạo đức nghề nghiệp
7. Thái độ cầu tiến, sẵn sàng học hỏi

Đọc thêm: Mẫu CV xin việc nhân viên bán hàng giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển