Thành sắt bị gỉ sét là hiện tượng vật lý hay hóa học

Hiện tượng vật lý là gì ? Hiện tượng hóa học là gì? Thành sắt bị gỉ sét là hiện tượng vật lý hay hóa học? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

Hiện tượng vật lý - hiện tượng hóa học là gì?

Hiện tượng vật lý là gì?

Hiện tượng là hiện tượng chất biến đổi (trạng thái, kích thước,…) nhưng vẫn giữ nguyên chất ban đầu. Các hiện tượng vật lý như: hòa tan muối vào nước, đun sôi nước, diều có thể bay, người có thể nói được…

Giải thích một số hiện tượng vật lý thú vị trong cuộc sống

Màng bơi ở chân vịt, ngỗng có tác dụng gì?

Thành sắt bị gỉ sét là hiện tượng vật lý hay hóa học

Màng bơi ở chân vịt có tác dụng gì?

Muốn chuyển dịch được nhanh về phía trước, cần phải đẩy lại phía sau một lượng lớn nước, do đó các chi bơi hầu như bao giờ cũng rộng và phẳng. Khi chân chuyển động về phía trước thì màng bơi bị uốn cong, nên chân chịu một lực cản nhỏ. Khi chân chuyển động về phía sau thì con vật dang rộng bàn chân để đẩy đủ nước và do đó tiến nhanh lên phía trước.

Vì sao diều có thể bay trên trời?

Thành sắt bị gỉ sét là hiện tượng vật lý hay hóa học

Vì sao diều có thể bay trên trời

Nói chung con diều phải đón gió mới có thể bay lên được và mặt diều phải nghiêng xuống dưới hai điểm này là then chốt để diều bay lên. Vào lúc diều đưa mặt ra đón gió, không khí thổi vào mặt diều do bị cản trở nên trong một thời gian ngắn tốc độ đã giảm xuống rất nhiều.

Vào lúc tốc độ gió bị giảm đột ngột áp lực sẽ tăng lên đột ngột. Bởi vì mặt diều nghiêng xuống dưới nên áp lực gió vuông góc với mặt nghiêng đó. Lực này lớn hơn trọng lực của cái diều rất nhiều nên đã đẩy cái diều bay lên. Vào lúc gió quá nhỏ để tăng tốc độ đón gió người ta thường vừa chạy vừa thả diều nhằm tăng thêm áp lực của gió đối với diều.

Tại sao con người có thể nói được?

Khi ta nói chuyện, nguồn âm để người nói là một đôi thanh đới, nó giống như hai cái quạt đặt ở họng. Khi người ta nói, khí từ phổi đi ra qua mối nối hẹp trung gian của thanh đới, thanh đới sẽ theo dòng khí mà rung động để phát ra âm thanh. Khi nói to, nếu bạn dùng tay sờ vào cổ họng bạn sẽ cảm thấy sự rung động của thanh đới.

Xung quanh thanh đới, phần đầu và ngực người có nhiều khoảng rỗng lớn nhỏ như khoang yết hầu, khoang cổ họng, khoang miệng, xoang mũi, xoang đầu, khoang ngực…

Nếu chỉ phát ra âm thì chưa thể hình thành lời nói. Muốn nói được phải phát ra được từng chữ, đó là cách “phát trọng âm”.

Xem thêm: Học Văn Bằng 2 Là Gì, Đối Tượng Nào Được Học? Những Điều Cần Biết Trước Khi Học Văn Bằng 2

Hiện tượng hóa học là gì?

Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi từ chất này thành chất khác. Các hiện tượng hóa học thường xuất hiện trong đời sống: cách tạo ra lửa, tiêu hóa thức ăn, hiện tượng rỉ sét, thức ăn ôi thiu…

Các hiện tượng hóa học trong đời sống thường ngày

Quá trình tiêu hóa

Thành sắt bị gỉ sét là hiện tượng vật lý hay hóa học

Quá trình tiêu hóa ở người

Khi ta đưa thức ăn vào cơ thể, các phản ứng hóa học liên tục diễn ra:

Enzym amylaza trong nước bọt sẽ bắt đầu phá vỡ các phân tử đường và các cacbonhydrat thành các phân tử nhỏ bé hơn cơ thể chúng ta có thể hấp thụ. Axit clohydric trong dạ dày sẽ phản ứng với thức ăn nhằm phá vỡ chúng, cùng lúc đó các enzym cũng sẽ bẻ gãy các liên kết hóa học của các phân tử protein và chất béo có trong thức ăn, để cơ thể có hấp thụ chúng thông qua thành ruột rồi ngấm vào máu.

Hiện tượng gỉ sét

Chúng ta biết rằng sắt thép để trong không khí lâu ngày bề mặt của chúng sẽ xuất hiện lớp màu nâu đỏ mà người thường hay gọi là gỉ sét. Đây là phản ứng oxy hóa – khử, nó thường xảy ra trên bề mặt đồng hoặc xỉn bạc,…

Phương trình hóa học về hình thành gỉ sét: thông thường phản ứng đốt cháy sắt trong oxy ra oxit sắt từ Fe3O4, nếu oxy thiếu thì ra FeO, oxy dư và nhiệt độ cao thì ra Fe2O3.

3Fe + 2O2 ( trong điều kiện dư oxy) -> Fe3O4

Cách tạo ra lửa

Mỗi lần quẹt diêm, bât bếp ga, châm nến hay bật lửa bạn đều quan sát phản ứng cháy diễn ra. Về cơ bản, sự cháy được tạo thành khi các phân tử mang năng lượng liên kết với ôxy tạo thành khí cacbonic và hơi nước, đồng thời giải phóng ra một năng lượng nhất định dưới dạng nhiệt.

Ví dụ:

Phản ứng cháy của mêtan, được tạo ra trong quá trình chế biến dầu mỏ, chưng cất khí than đá

CH4 + 2O2 -> CO2 + 2H2O + Năng lượng

Hiện tượng quang hợp 

Thành sắt bị gỉ sét là hiện tượng vật lý hay hóa học

Hiện tượng quang hợp

Quang hợp là một trong những phản ứng hóa học phổ biến thường ngày và đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại của thực vật, động vật cũng như con người. Khi thực vật quang hợp, chúng hấp thụ khí CO2 và nước rồi chuyển đổi thành chất dinh dưỡng và khí oxy, mà khí oxy là điều quyết định sự sống còn của con người cũng như động vật. Vậy nên người ta thường hay trồng cây xanh tại khu vực đông dân cư.

Phản ứng quang hợp:

6CO2 + 6H2O + ánh sáng -> C6H12O6 + 6O2

Trên đây là các hiện tượng vật lý hiện tượng hóa học thú vị mà chúng ta vẫn gặp hằng ngày, qua bài viết này mong rằng sẽ giúp các bạn có thể phân biệt được dễ dàng các hiện tượng này.

 

Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học

Hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học hiện diện hàng ngày trong đời sống của mỗi chúng ta. Vậy hiện tượng thức ăn bị ôi thiu khi để lâu ngày là hiện tượng vật lý hay hóa học? Cùng tìm hiểu bài học để có câu trả lời!

 Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

 

Trọng tâm về phản ứng hóa học (lý thuyết)

 

PHÂN BIỆT HIỆN TƯỢNG VẬT LÝ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC

I. HƯỚNG GIẢI

– Hiện tượng vật lí: là hiện tượng chỉ biến đổi về thể, trạng thái của chất, không có chất mới sinh ra.

– Hượng tượng hóa học: là hiện tượng biến đổi chất này thành chất mới.

– Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là có chất mới tạo thành.

II. BÀI TẬP MẪU

Bài 1. Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học trong các hiện tượng hóa học sau.

a. Thanh sắt đung nóng, dát mỏng và  uốn cong được.

b. Thổi khí cacbonic vào nước vôi trong , làm nước vôi trong vẩn đục.

c. Đá lạnh để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.

d. Nhựa đường đung nở nhiệt độ cao nóng chảy.

Hướng dẫn:

– Hiện tượng vật lí là câu: a, c, d.

– Hiện tượng hóa học là câu: b.

 

Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học

 

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1. Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học. Giải thích?

a. Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ.

b. Quá trình quang hợp của cây xanh.

c. Sự đông đặc ở mỡ động vật.

d. Ly sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí.

e. Quá trình bẻ đôi viên phấn.

f. Quá trình lên men rượu.

g. Quá trình ra mực của bút bi.

Bài 2. Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

a. Thủy tinh nóng chảy đươc thổi thành bình cầu.

b. Khí metan (CH4) cháy tào thành khí cacbonic và hơi nước.

c. Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng dùng làm giấm ăn.

d. Cho vôi sống (CaO) vào nước được Ca(OH)2

e. Mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy có bọt sủi lên. (VL vì CO2 bị nén trong đó thoát ra ngoài)

Bài 3. Hiện tượng nào sau đây là  hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

a. Vào mùa hè băng ở hai cực trái đất tan dần.

b. Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi trong vẩn đục.

c. Đốt cháy đường mía cháy thành màu đen và mùi khét.

d. Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh.

e. Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu xám.

Bài 4. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau:

“Khi sản xuất vôi sống, người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp cho vào lò nung, nung đá vôi ta được vôi sống và khí cacbonic. Khuấy vôi sống với ít nước ta được nước vôi đặc, thêm nước vào nước vôi đặc ta được nước vôi loãng.”

Bài 7. Thanh sắt hơ nóng, dát mỏng, kéo dài thành dây sắt, sau đó tiếp tục nung nóng thành chất bột màu nâu. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học.

Bài 5. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học:

a. Rượu etylic để lâu trong không khí bay hơi và loãng dần.

b. Đốt cháy rượu etylic thành khí cacbon đioxit với nước.

c. Khi ở 00C nước lỏng hóa rắn thành nước đá.

d. Cho một mẩu kim loại natri vào nước ta thấy mẩu kim loại tan dần và tạo thành dung dịch có tính bazơ.

Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau:

A. a, b                                 B. b, d                                     C. a, c                                      D. c, d

Bài 6. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lý đâu là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau:

a. Hiện tượng cháy rừng gây ô nhiễm môi trường.

b. Để làm giảm độ chua của đất trồng cần phải bón vôi.

c. Để làm giảm độ mặn của đất, phải đưa nước vào ruộng để rửa mặn.

d. Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua.

e. Rượu etylic để lâu trong không khí có mùi chua.

f. Xăng cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước.

g. Hòa tan đường vào nước ta được dung dịch nước đường.

LỜI GIẢI

Bài 1.

a. Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ → Hiện tượng hóa học.

b. Quá trình quang hợp của cây xanh → Hiện tượng hóa học

c. Sự đông đặc ở mỡ động vật → Hiện tượng vật lí

d. Ly sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí→ Hiện tượng hóa học

e. Quá trình bẻ đôi viên phấn Hiện tượng vật lí

f. Quá trình lên men rượu→ Hiện tượng hóa học

g. Quá trình ra mực của bút bi Hiện tượng vật lí

Bài 2.

a. Thủy tinh nóng chảy đươc thổi thành bình cầu→ Hiện tượng vật lí

b. Khí metan (CH4) cháy tào thành khí cacbonic và hơi nước→ Hiện tượng hóa học

c. Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng dùng làm giấm ăn→ Hiện tượng vật lí

d. Cho vôi sống (CaO) vào nước được Ca(OH)2→ Hiện tượng hóa học

e. Mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy có bọt sủi lên. → Hiện tượng vật lí vì CO2 bị nén trong chai bị thoát ra ngoài khi mở nút)

Bài 3.

a. Vào mùa hè băng ở hai cực trái đất tan dần →Hiện tượng vật lí

b. Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi trong vẩn đục→ Hiện tượng hóa học

c. Đốt cháy đường mía cháy thành màu đen và mùi khét→ Hiện tượng hóa học

d. Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh →Hiện tượng vật lí

e. Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu xám→ Hiện tượng hóa học

Bài 4.

“người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp” là hiện tượng vật lí.

“nung đá vôi ta được vôi sống và khí cacbonic” là hiện tượng hóa học.

“Khuấy vôi sống với ít nước ta được nước vôi đặc” là hiện tượng vật lí.

“thêm nước vào nước vôi đặc ta được nước vôi loãng” là hiện tượng vật lí.

Bài 5.

Đán án đúng là B.

Bài 6.

a. Hiện tượng cháy rừng gây ô nhiễm môi trường→ Hiện tượng hóa học

b. Để làm giảm độ chua của đất trồng cần phải bón vôi→ Hiện tượng hóa học

c. Để làm giảm độ mặn của đất, phải đưa nước vào ruộng để rửa mặn→Hiện tượng vật lí

d. Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua→Hiện tượng vật lí

e. Rượu etylic để lâu trong không khí có mùi chua→ Hiện tượng hóa học

f. Xăng cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước→ Hiện tượng hóa học

g. Hòa tan đường vào nước ta được dung dịch nước đường→Hiện tượng vật lí

Rỉ sét là hiện tượng vật lý hay hóa học

Phản ứng hóa học diễn ra trong quá trình gỉ sét

(Nếu bạn quan tâm về hóa học, bạn có thể tham khảo các phản ứng hóa học sau. Nếu nó quá khó, bạn có thể bỏ qua.)

Thực tế, gỉ sét là một chuỗi các phản ứng hóa học.

Trong môi trường bên ngoài, các chất (như sắt Fe và oxy O2) không tồn tại ở dạng nguyên chất, mà ở dạng hơi khác một chút. Cụ thể ở 2 phản ứng sau.

  • O2 + 4  e− + 2 H2O → 4  OH−
  • Fe → Fe2+ + 2  e−

Các phân tử oxy (O2) thường lấy thêm electron, còn các phân tử sắt (Fe) thường mất đi 2 electron.

Hai phản ứng trên là tiền đề cho các phản ứng sau. Ở dạng ion, Fe2+ tiếp tục phản ứng với oxy:

  • 4 Fe2+ + O2 → 4 Fe3+ + 2 O2−

Đến đây, việc tạo thành gỉ sét (oxit sắt) mới thực sự diễn ra:

  • Fe2+ + 2  H2O ⇌ Fe(OH)2 + 2  H+
  • Fe3+ + 3  H2O ⇌ Fe(OH)3 + 3  H+

Hai phản ứng trên kéo theo các phản ứng khác:

  • Fe(OH)2 ⇌ FeO + H2O
  • Fe(OH)3 ⇌ FeO(OH) + H2O
  • 2 FeO(OH) ⇌ Fe2O3 + H2O

Chính hai phản ứng cuối cùng tạo ra các lớp gỉ sét.

Thành sắt bị gỉ sét là hiện tượng vật lý hay hóa học
Lớp gỉ sét trên kim loại

Kết luận về tốc độ gỉ sét của sắt trong nhiều môi trường khác nhau

Dựa vào chuỗi phản ứng trên cùng với kinh nghiệm thực tế, mình rút ra kết luận như sau:

  • Trong điều kiện ẩm ướt (trên cạn), sắt dễ gỉ sét hơn trong điều kiện khô ráo.
  • Trong môi trường nước (ngâm trong nước), sắt gỉ sét nhanh hơn trên cạn.
  • Trong môi trường nước muối (ví dụ biển), sắt gỉ sét nhanh hơn môi trường nước ngọt.
Thành sắt bị gỉ sét là hiện tượng vật lý hay hóa học
Gỉ sét diễn ra nhanh hơn trong môi trường biển