Thành tố ưu đãi là gì

Hỗ trợ Phát triển Chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Vậy Nguồn vốn ODA là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Nguồn vốn ODA là gì? (Cập nhật 2022).

Thành tố ưu đãi là gì

Nguồn vốn ODA là gì? (Cập nhật 2022)

Nội dung bài viết:

1. Nguồn vốn ODA là gì?

Căn cứ Điều 1, khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội.

Vốn hợp tác phát triển chính thức (ODA) là viện trợ không hoàn lại hoặc hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi (cho vay lãi suất thấp) của chính phủ, cơ quan thuộc Liên hợp quốc, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB), được gọi chung là các đối tác nước ngoài dành cho chính phủ và nhân dân các nước nhận viện trợ.

Vốn hợp tác phát triển chính thức gồm có: vốn hợp tác phát triển chính thức ràng buộc (chi tại nước viện trợ); vốn hợp tác phát triển chính thức không ràng buộc (chỉ ở bất kì nước nào); vốn hợp tác phát triển chính thức ràng buộc một phần (một phần chi ở nước viện trợ, phần còn lại chỉ ở bất kì nơi nào).

Vốn hợp tác phát triển chính thức phân loại theo góc độ “vay – trả” gồm có: viện trợ không hoàn lại; viện trợ hỗn hợp; viện trợ có hoàn lại.

Vốn hợp tác phát triển chính thức được thực hiện thông qua các hình thức sau: hỗ trợ cán cân thanh toán; tín dụng thương mại với các điểu khoản “mềm; viện trợ chương trình; hỗ trợ dự án.

2. Quy định về quản lý ODA

Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mốỉ trong việc thu hút, điều phối và quản lí nhà nước về ODA có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể:

– Chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, định hướng thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn Các bộ, ngành, địa phương xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp danh mục các chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ.

– Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp vói chiến lược, định hướng thu hút, sử dụng ODA; đề xuất việc kí kết điều ước quốc tế khung về ODA và điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại theo quy định của pháp luật; hỗ trợ các bô, ngành và địa phương chuẩn bị nội dung và theo dõi quá trình đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA vói các nhà tài trợ.

– Hướng dấn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ tài chính xác định cơ chế tài chính trong nưổc sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại.

3. Đặc điểm của nguồn vốn ODA

3.1 Nguồn vốn hợp tác phát triển

ODA là một hình thức hợp tác khác giữa chính phủ các nước phát triển, tổ chức quốc tế với các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển. Đây là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc có chính sách vay với điều kiện ưu đãi.

Bên cạnh việc cho vay các khoản vay ưu đãi, bệnh viện trợ sẽ thực hiện cung cấp hàng hóa, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ khác… Bên nhận viện trợ phải có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng,…tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

3.2 Nguồn vốn có nhiều ưu đãi

Các khoản vay ODA có mức lãi suất rất thấp, chỉ dao động từ một vài phần trăm, nếu là ngân hàng thế giới thì khoản vay 0% một năm. Với mục tiêu hỗ trợ các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, ODA có tính ưu đãi hơn bất kỳ một nguồn vốn nào khác, phải kể đến đó là: thời hạn vay dài trên 30 năm gắn với mức lãi suất tín dụng thấp, thời gian ân hạn tương đối dài,…

3.3 Đi kèm một số điều kiện ràng buộc

Các nước viện trợ vốn ODA đều có những chính sách, quy định ràng buộc khác nhau với nước tiếp nhận. Các nước viện trợ vừa muốn đạt ảnh hưởng về chính trị, vừa muốn đem lại lợi nhuận cho chính mình,…Bởi vậy mà những khoản ODA bao giờ cũng có những điều kiện nhất định về kinh tế, chính trị hay khu vực địa lý.

4. Phân loại vốn ODA

Theo khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, vốn ODA bao gồm các loại sau:

– Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài, được cung cấp theo hình thức dự án độc lập hoặc kết hợp với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.

– Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.

Phương pháp tính thành tố ưu đãi nêu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 114/2021/NĐ-CP.

5. Chương trình, dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA

Theo Điều 5 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, chương trình, dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm:

– Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để:

+ Thực hiện chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội;

+ Tăng cường năng lực;

+ Hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách;

+ Phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cứu trợ thảm họa, phòng chống dịch bệnh;

+ Thích ứng với biến đổi khí hậu;

+ Tăng trưởng xanh;

+ Đổi mới sáng tạo;

+ An sinh xã hội;

+ Chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay.

– Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng kinh tế thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

– Các trường hợp ưu tiên khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA của các nhà tài trợ nước ngoài theo từng thời kỳ.

6. Một số câu hỏi thường gặp 

Thời hạn của một dự án đầu tư thông thường là bao lâu?

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.
Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

Các quốc gia đã từng viện trợ cho Việt Nam?

Một số quốc gia có thể kể đến là: Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ,…

Dự án đầu tư bao gồm những nguồn lực nào?

Nguồn lực của dự án đầu tư bao gồm các nguồn lực vật chất, tài chính, nguồn nhân lực để thực hiện dự án.

Xem thêm: Phân đoàn là gì? (Cập nhật 2022)

Xem thêm: Tiếp tuyến là gì? (Cập nhật 2022)

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Nguồn vốn ODA là gì? (Cập nhật 2022). Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.