Thể loại văn học phát triển nhất dưới thời Minh Thanh là gì

Quảng cáo

Tiểu thuyết cổ trung đại Trung Quốc (thời Minh -Thanh)

Bài soạn thuyết trình cho môn Lịch sử văn minh thế giới.

Nói về những thành tựu nổi bật của văn học cổ điển Trung Quốc người ta thường kể : Tản văn trước Tần, Thơ Ðường, Từ Tống, Kịch Nguyên, và tiểu thuyết Minh Thanh.

Minh Thanh là thời kỳ hoàng kim của tiểu thuyết Trung Quốc. Với các bộ sách Tam quốc, Thuỷ hử, Đông Chu liệt quốc, Tây du ký, Phong thần diễn nghĩa, Liêu trai chí dị, Chuyện làng nho, Hồng lâu mộng , tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa đã đạt đến trình độ hoàn chỉnh. Bởi vậy, tiểu thuyết thời Minh Thanh được gọi là tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa.

I. Khái quát văn học cổ Trung quốc:

  • Trung Quốc có một kho tàng văn học cổ điển phong phú, bao gồm cả thơ và văn xuôi, có niên đại từ thời nhà Đông Chu (770-256 BC) và bao gồm các tác phẩm kinh điển được cho là của Khổng Tử.
  • Thời cổ đại, ngay từ trước công nguyên, nền văn học Trung Quốc đã có những thành tựu rực rỡ như thần thoại, Kinh Thi, văn xuôi, triết học, Sang thời trung đại, Phú thời Hán, Thơ thời Đường, Từ thời Tống và tiểu thuyết thời Minh Thanh là các thành tựu văn học rực rỡ.
  • Văn học Trung Quốc cổ trung đại đã có ảnh hưởng khá sâu sắc tới văn học Việt Nam. Các nhà thơ, nhà văn Việt Nam đã tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc một cách sáng tạo, góp phần xây dựng nền văn học của dân tộc Việt Nam.

II/ Lịch sử hình thành:

1) Bối cảnh lịch sử:

Vào thời kỳ Ngụy-Tấn (thế kỷ 3-4) tiểu thuyết đã manh nha dưới dạng những tác phẩm chi quái, chi nhân. Sang đời nhà Đường xuất hiện thể loại truyền kỳ, đời Tống lại có dạng thoại bản, tất cả đều có thể coi là tiền thân của tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại.

Sau gần một thế kỷ chịu sự đô hộ của người Mông Cổ, đến năm 1368, Chu Nguyên Chương đã lật đổ vương triều Nguyên-Mông, lập nên nhà Minh.

Nhà Minh (1368-1644) là triều đại phong kiến Hán tộc cuối cùng của Trung Hoa.

Kinh tế xã hội dần dần ổn định, nhưng càng về sau, giai cấp thống trị ngày càng hủ bại, ăn chơi xa xỉ, củng cố quyền lực , đối nội thì tăng cường áp bức bóc lột dân chúng, đối ngoại thì tăng cường bành trướng lãnh thổ. (Năm 1407, Minh Thành tổ sai tướng dẫn tám mươi vạn quân sang xâm chiếm nước ta, đổi tên An Nam thành Giao Chỉ hòng sáp nhập nước ta vào Trung Quốc. Sau hai mươi năm chịu ách thống trị tàn khốc của chúng, năm 1427 nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi đã giành lại độc lập)

Xã hội Trung Quốc ngày càng rối loạn, nhiều cuộc bạo động nông dân và tranh chấp bè đảng liên tiếp nổ ra. Cuối cùng cuộc khởi nghĩa nông dân đã lật đổ nhà Minh. Nhưng viên đại thần nhà Minh là Ngô Tam Quế đã rước quân Mãn Thanh vào cửa ải, đánh chiếm Bắc Kinh, đánh rộng ra toàn quốc và lập nên nhà Thanh.

Nhà Thanh (1644 1911) là triều đại ngoại tộc thứ hai, sau nhà Nguyên (Mông Cổ) đã thống trị Trung Quốc. Nhưng dần dần giai cấp thống trị Mãn Thanh lại chịu Hán hoá. Càn Long (Kiền Long) là thời kỳ phồn vinh nhất của đế chế Mãn Thanh. Chính sách bành trướng lại được tăng cường. Sau đó, việc bành trướng lãnh thổ càng làm cho mâu thuẫn giai cấp và dân tộc vốn có trở nên sâu sắc và phức tạp

Mâu thuẫn xã hội ngày càng phức tạp và sâu sắc, mâu thuẫn dân tộc lại nổi lên giữa người Hán yêu nước và Mãn Thanh. Giai cấp thống trị áp dụng một chính sách văn hoá tàn bạo. Họ ra sức đề cao Tống Nho đạo Khổng được cải biên, đề cao tư tưởng mệnh trời, khuyên nhủ an phận thủ thường, với các luân lý tam cương, ngũ thường. Chế độ giáo dục thi cử xoay quanh các bộ sách Tứ thư và Ngũ kinh nhằm hạn chế tự do tư tưởng. Cách đào tạo nhân tài như vậy chỉ sản sinh ra những con mọt sách (như trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng, Giả Bảo Ngọc đã chế diễu cách học hành và thi cử thời đó).

Ngoài ra, họ còn khuyến khích trí thức khảo cứu sách cổ để quên đi thời cuộc trước mắt, áp dụng chính sách kiểm duyệt và khủng bố văn nghệ sĩ trí thức.

2)Tiểu thuyết ra đời:

Ðây là lúc văn học dân chủ và tiến bộ trỗi dậy mạnh mẽ, phản ánh những yêu cầu và khát vọng của nhân dân, đặc biệt tầng lớp thị dân. Văn học chính thống suy tàn theo cùng chế độ phong kiến. Dần dần, hí khúc tức ca vũ kịch dân tộc và tiểu thuyết phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, đặc biệt thị dân đông đảo

Từ đời Minh văn học Trung Quốc nói chung và văn xuôi Trung Quốc nói riêng phát triển rực rỡ với nhiều thể loại tiểu thuyết:

Tiểu thuyết chương hồi gồm nhiều đề tài phong phú.

Tiểu thuyết lịch sử (giảng sử) hoặc tiểu thuyết anh hùng

Tiểu thuyết hiệp nghĩa (hiệp khách, kiếm khách, võ hiệp) còn gọi truyện anh hùng giai nhân

Tiểu thuyết thế tình (xã hội) còn gọi truyện tài tử giai nhân

Tiểu thuyết tiên quái thần quỷ.

Ðáng kể nhất là tiểu thuyết chương hồi, tuy không được coi là chính thống nhưng đạt được thành tựu tiêu biểu cho cả giai đoạn này. Tiểu thuyết dù không được giai cấp thống trị coi trọng nhưng đáp ứng nhu cầu nhân dân, đã có hàng vạn tác phẩm lớn nhỏ, phát triển rực rỡ như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh được nhân dân ưa chuộng và giới trí thức đánh giá cao.

Đời Thanh bước phát triển của tiểu thuyết chương hồi đã tới thời điểm hoàng kim qua hàng loạt danh tác như Chuyện làng Nho (Nho lâm ngoại sử) của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, Tử bất Ngữ của Viên Mai,

Thể loại văn học phát triển nhất dưới thời Minh Thanh là gì

cuốn sách này còn nhiều độc giả chưa biết đến là do cái bóng quá lớn của Liêu trai chí dị và đây cũng không phải là tác phẩm nổi tiếng nhất của Viên Mai

3) Một số đặc điểm tiêu biểu:

Tiểu thuyết Minh Thanh là dạng trung gian giữa truyện kể sử thi và tiểu thuyết (hiện đại)

Kết cấu: Theo trình tự tự nhiên (trình tự thời gian), cái gì xảy ra trước kể trước, xảy ra sau kể sau. Không đảo ngược thứ tự như tiểu thuyết hiện đại dựa theo diễn biễn tâm lý nhân vật.

Tính cách nhân vật: Ðược thể hiện dần dần qua ngôn ngữ và hành động, không cần sự thuyết minh phân tích của nhà văn

Thủ pháp ước lệ và công thức: được dùng trong miêu tả, lý giải, là thủ pháp miêu tả điển hình của văn cổ trung đại.

Thực ra, tiểu thuyết Minh và Thanh có sự khác nhau.

Tiểu thuyết Minh phần lớn là sáng tác dân gian được nhà văn bác học viết lại có căn cứ theo sử sách.

Tiểu thuyết Thanh phần lớn là sáng tác cá nhân, không chịu ràng buộc bởi sử sách, gần với tiểu thuyết hiện đại hơn. Tiểu thuyết Thanh có bước tiến rõ rệt về nghệ thuật.

Ta có thể gọi tiểu thuyết Minh là tiểu thuyết anh hùng, còn tiểu thuyết Thanh là tiểu thuyết sinh hoạt (tâm lý xã hội).

II/ Một số sáng tác tiêu biểu:

Tứ đại danh tác, chỉ bốn tác phẩm văn học cổ điển được cho là danh tiếng nhất của Trung Quốc, xếp theo thứ tự thời gian xuất hiện

1) Thủy Hử:

Đây là một bộ tiểu thuyết dài miêu tả cuộc khởi nghĩa nông dân, ra đời vào cuối thế kỷ XIV. Nhân vật chính của tiểu thuyết là 108 đầu lĩnh quân khởi nghĩa đứng đầu là Tống Giang. Họ có người vì nguyên nhân chính trị, có người vì nguyên nhân kinh tế, hoặc chỉ vì nghĩa khí, đã tụ họp lại với nhau tại một nơi gọi là Lương Sơn, cướp giàu giúp nghèo, phản đối sự thống trị hà khắc của chính quyền. Bởi vậy quân khởi nghĩa được gọi là Hảo hán Lương Sơn. Trước khi tiểu thuyết ra đời, truyện Lương Sơn đã lưu truyền rộng rãi trong dân gian, hý kịch tương quan cũng rất nhiều. Sau này do Thi Nại Am gia công chỉnh lý, tái sáng tác trở thành bộ tiểu thuyết dài. Tiểu thuyết đã thể hiện được nền chính trị văn hoá, phong tục, cảnh quan xã hội đời nhà Tống thế kỷ X đến XIII.

Dù có nhiều dị bản nhưng tựu trung, toàn bộ nội dung truyện Thủy hử bao gồm hai phần chính: giai đoạn hình thành, tập hợp 108 anh hùng Lương Sơn Bạc (trong 70 hồi đầu) và quá trình tổn thất, tan rã hoàn toàn của lực lượng này.

Sau khi Thi Nại Am đã sáng tác xong 70 hồi truyện Thủy hử, vua nhà Nguyên đọc xong truyện đã nổi giận bắt giam Thi Nại Am và hạ lệnh phải viết tiếp đoạn sau, kể về việc Lương Sơn Bạc bị dẹp, nếu không sẽ bị xử tội. Sau 1 năm, Hậu Thủy hử hoàn thành, Thi Nại Am mang dâng vua Nguyên. Vua Nguyên xem xong rất bằng lòng, hạ lệnh thả Thi Nại Am.

2) Tam quốc diễn nghĩa:

Tam quốc diễn nghĩa về phương diện biên soạn chủ yếu là công lao của La Quán Trung, nhưng thực ra bộ tiểu thuyết này trước sau đã trải qua một quá trình tập thể sáng tác lâu dài của rất nhiều người. Trước La Quán Trung, từ lâu chuyện Tam quốc đã lưu hành rộng rãi trong dân gian truyền miệng, các nghệ nhân kể chuyện, các nhà văn học nghệ thuật viết kịch, diễn kịch, đều không ngừng sáng tạo, làm cho những tình tiết câu chuyện và hình tượng các nhân vật phong phú thêm.

Đây là bộ tiểu thuyết chương hồi đầu tiên của Trung Quốc, cũng là tiểu thuyết lịch sử dài có tính tiêu biểu nhất của Trung Quốc.

Tam Quốc Diễn Nghĩa lấy đề tài lịch sử từ năm 184 đến năm 280 sau công nguyên, bắt nguồn từ câu chuyện ba người Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi kết nghĩa ở vườn đào đc lưu truyền trong dân gian. Lúc đó TQ có ba nước Nguỵ, Thục, Ngô cùng tồn tại hình thành thế kiềng ba chân, để giành sự thống nhất đất nước, giữa ba nước không ngừng xảy ra các cuộc đấu tranh quân sự. Trên cơ sở truyền thuyết dân gian và sáng tác của các nghệ nhân dân gian, tác giả đã vận dụng tài liệu chính sử, miêu tả trình bày một cách sinh động các sự kiện quân sự, chính trị, ngoại giao rối ren giữa ba nước. Tiểu thuyết đã xây dựng thành công hình ảnh nhiều nhân vật như Hoàng đế nước Nguỵ Tào Tháo, Hoàng đế nước Ngô Tôn Quyền, quân sư nước Thục Gia Cát Lượng v.v.

3) Tây Du Ký:

Tây Du Ký chiếm vị trí độc đáo trong lịch sử văn học Trung Quốc, được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590, nhưng thường được cho là do học giả Ngô Thừa Ân sáng tác. Tiểu thuyết thuật lại quá trình nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) đời nhà Đường thế kỷ thứ IX đi Ấn Độ thỉnh kinh.

Tiểu thuyết mượn chuyện thầy trò Đường Tăng phải trải qua 81 nạn trên đường đi lấy kinh để châm biếm nhiều tình hình xã hội hiện thực trong nhân gian, có sự kết hợp giữa Phật giáo với Đạo giáo.

Về xây dựng nhân vật, tiểu thuyết áp dụng phương pháp xây dựng nhất thể giữa người trần, thần thánh và thú vật, sáng tạo ra các hình ảnh bấtt hủ như Tôn Ngộ Không gan to tày trời, Trư Bát Giới vừa đáng ghét vừa đáng yêu v.v.,

4) Hồng lâu mộng:

Là tác phẩm nguyên tác đầu tiên của Trung Quốc, không dựa trên bất kì câu chuyện lịch sử nào mà chỉ lấy bối cảnh lịch sử.

Tác phẩm ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, đời nhà Thanh, 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc viết thêm và soạn thành sách. Ngoài ra Hồng lâu mộng còn có một số tên khác như:

Thạch Đầu Kí tức là chuyện Thần Anh đầu thai xuống hạ giới trả nợ tình duyên rồi lại trở về kiếp đá.

Tình Tăng lục hay Phong Nguyệt bảo giám

Thập nhị kim thoa: 12 chiếc trâm vàng đất Kim Lăng.

Kim Ngọc kì duyên: Bảo Thoa có vàng, Bảo Ngọc có ngọc nên Bảo Ngọc lấy Bảo Thoa là Kim Ngọc kì duyên.

a) Bối cảnh xã hội:

Thời nhà Thanh, dưới thời Ung Chính, Càn Long (1723 1795) là thời kinh tế cực thịnh, chẳng những nông nghiệp, thủ công nghiệp mà cả khai khoáng, thương nghiệp cũng phát triển phồn vinh.

Xã hội phong kiến chuyên chế mọt ruỗng đang trên đà tan rã, đã sản sinh ra một lớp thị dân thành thị, có những nhu cầu thẩm mĩ mới.

b) Tác giả:

Tác giả Tào Tuyết Cần (1715(?)-1763(?)) là hậu duệ của dòng họ quý tộc suy tàn, ông nội và cha ông đều từng làm quan hiển hách, có quan hệ gắn bó với hoàng tộc, nhưng đến đời Tào Tuyết Cần, gia đình đã không còn quyền thế, thậm chí đời sống khó khăn.

Các học giả cho rằng, cốt truyện dựa trên hiện thực của chính dòng họ, gia đình Tào Tuyết Cần trước đây, là chuỗi tự sự lớn nhất của đời ông, như là một sự nuối tiếc thời kì vàng son rực rỡ, đồng thời nó cũng phản ánh bản chất xã hội phong kiến Trung Quốc giai đoạn ông sống.

Tiểu thuyết chưa hoàn thành, Tào Tuyết Cần đã qua đời. Sau này trong quá trình sao chép lưu truyền, Cao Ngạc đã viết tiếp hoàn thành bộ tiểu thuyết, tức là Hồng Lâu Mộng bản 120 hồi hiện hành.

c) Nội dung:

Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng tám năm.

Tiểu thuyết mở đầu bằng một huyền thoại: Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời, luyện được năm vạn lẻ một viên. Viên linh thạch còn thừa được đưa về trời chăm sóc cây tiên Giáng Châu. Thần Anh và Giáng Châu duyên nợ, chịu ơn nhau nên phải đầu thai xuống hạ giới để lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại cho chàng. Đá thiêng hóa thành Giả Bảo Ngọc. Cây thiêng hóa thành Lâm Đại Ngọc. Từ đó dẫn ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải xuống trần để trả duyên nợ, sinh ra bao nhiêu chuyện sau này.

Thông qua miêu ta bốn gia tộc lớn họ Giả, Sử, Vương, Tiết nhất là sự vinh suy của nhà họ Giả, đã mở ra tầm nhìn xã hội rộng lớn.

d) Ý nghĩa:

Hồng Lâu Mộng là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Trung Quốc trên con đường suy tàn.

Tác phẩm đã chế độ thi cử, chế độ quan trường, đạo đức và lễ giáo phong kiến, đề cao khát vọng tự do và hạnh phúc. Tác giả trân trọng những con người thuộc tầng lớp bị coi là thấp kém.

Vì vây, Hồng lâu mộng được đánh giá là tác phẩm có giá trị hiện thực nhất của văn học hiện thực cổ điển Trung Quốc.

5) Liêu trai chí dị:

Liêu trai chí dị, với ý nghĩa là những chuyện quái dị chép ở căn nhà tạm, là tập truyện ngắn gồm 431 thiên, ra đời vào đầu đời nhà Thanh.

a) Tác giả:

Bồ Tùng Linh (1640-1715) quê ở tỉnh Sơn Ðông, xuất thân trong một gia đình địa chủ sa sút, suốt đời long đong lận đận. Nhà nghèo, trừ một năm làm môn khách cho tri huyện, còn thì vất vưởng dạy học kiếm sống khắp vùng nông thôn quê nhà. Chuyện kể rằng, ông thường mua trà, thuốc, rải chiếu ven đường, đợi lúc nông dân đi làm về thì mời họ trò chuyện, nhân đó sưu tầm chuyện lạ dân gian.

Bộ truyện ngắn Liêu trai chí dị được viết từ năm ông 20 tuổi đến năm 50 tuổi mới hoàn thành.

b) Đề tài:

Đề tài chủ yếu của Liêu trai chí dị do tác giả sưu tầm trong dân gian, hoặc rút từ truyện chí quái đời Lục triều, các truyện truyền kỳ đời nhà Đường rồi gia công sáng tạo thêm bằng trí tưởng tượng ly kỳ của tác giả.

Đa số là chuyện thần tiên, ma quỷ, yêu hồ, Nổi bật trong các truyện ngắn là đề tài nhân yêu những mối tình giữa con người với yêu quái, ủng hộ cho tự do hạnh phúc lứa đôi một cách thầm kín.

Tất cả những đề tài trên được tác giả xử lý khéo léo, ít nhiều ngầm ý chỉ trích nền chính trị tàn bạo của triều đình Mãn Thanh đương thời, phê phán thói hư tật xấu của bọn nho sỹ, thể hiện những tư tưởng dân chủ trong vấn đề hôn nhân và tình yêu.

Có thể chia tập truyện thành 3 cụm đề tài chính:

  • Đả kích chế độ chính trị tàn bạo, vạch mặt bọn tham quan, cường hào ác bá.
  • Phơi bày những tệ lậu của chế độ khoa cử, đả kích việc dùng văn bát cổ để chọn nhân tài.
  • Nguyện vọng xóa bỏ những trói buộc của chế độ hôn nhân phong kiến, ủng hộ quyền tự do yêu đương của nam nữ thanh niên.

c) Một số truyện tiêu biểu: Họa bì, Chồn gả con, Diệp sinh, Cô gái chồn, Vợ lẽ là đàn ông, Vợ lẽ là chồn, Người vợ ma, Bức họa trên tường,

d) Sức hấp dẫn:

Liêu Trai khai thác toàn chuyện lạ, nhất là chuyện chung sống giữa người và hồ li tinh (cáo/ chồn thành tinh), cảnh ở dương gian và âm phủ xen kẽ nhau như chẳng xa cách. Mặc dù nói chuyện ma quỉ, nhưng tác phẩm không gây ấn tượng rùng rợn, mà rất gần gũi với cuộc sống hằng hàng ngày.

Tính cách các nhân vật ma quỉ không khác gì người trần tục với những ước mơ và khát vọng. Sống chẳng được thoả thích thì làm ma quỉ vẫn cố gắng phấn đấu bù đắp lại. Ma quỉ còn giúp đỡ con người chiến thắng thiên tai và tai hoạ.

Thi sĩ Tản Ðà khi dịch bộ Liêu Trai đã nhận xét Truyện Kiều có bao nhiêu câu lục bát mà không câu nào giống câu nào, Liêu Trai bao nhiêu chuyện lớn nhỏ mà không chuyện nào phảng phất chuyện nào.

~Bạch Thử Lữ Hành~

Quảng cáo

Chia sẻ: