Thế nào là đội mũ bảo hiểm an toàn năm 2024

Bên cạnh việc sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng thì việc đội mũ đúng cách cũng rất quan trọng nhưng nhiều người luôn bỏ qua. Đa số mọi người khi đội mũ bảo hiểm đều đội theo cảm tính chứ không thực sự biết về những quy tắc đội mũ an toàn. Cùng Andes tìm hiểu thêm về các quy tắc sử dụng mũ bảo hiểm đúng chuẩn để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình khi tham gia giao thông nhé!

Chọn đúng mũ bảo hiểm chất lượng

Trước khi xét xem mũ bảo hiểm có phù hợp với bạn hay không, đội mũ có đúng hay không thì phải chiếc mũ có đảm bảo chất lượng hay không trước?

Rất nhiều bạn chủ quan chỉ chú ý đến giá thành và kiểu dáng mà quên kiểm tra chất lượng của sản phẩm. Điều này chính là đang xem nhẹ an toàn của bản thân và những người xung quanh. Lúc chọn mua mũ ít nhất nên kiểm tra xem sản phẩm có tem hợp quy CR của Bộ KH&CN.

Nếu kỹ hơn, các bạn có thể kiểm tra đến cấu tạo bên trong mũ. Mũ bảo hiểm chất lượng phải có đầy đủ các bộ phận cơ bản như vỏ mũ, mút xốp giảm chấn, lớp lót, dây mũ và khóa an toàn. Nguyên liệu sản xuất mũ cũng phải đảm bảo chất lượng. Mũ bảo hiểm tốt nhất thì phần vỏ nên được làm từ nhựa ABS nguyên sinh chưa qua xử lý nhiệt, sợi carbon hoặc sợi thủy tinh, phần mút xốp được tạo thành từ xốp EPS ép dưới tỉ trọng cao dày và cứng, các chi tiết còn lại cũng được gia công cẩn thận, kỹ lưỡng.

Khách hàng nên lựa chọn các thương hiệu có tên tuổi, có uy tín lâu năm trên thị trường và được Bộ GTVT khuyên dùng như mũ bảo hiểm Andes.

Sau khi đã tìm được cho mình một chiếc mũ bảo hiểm đẹp và chất lượng, bạn cần phải biết cách đội mũ sao cho chuẩn để mũ có thể phát huy hết tác dụng bảo vệ an toàn, giảm chấn thương phần đầu cho người dùng khi tham gia giao thông. Sau đây là 4 bước quan trọng nhất bạn cần lưu ý khi đội mũ.

Bước 1: Kiểm tra size mũ

Một chiếc mũ bảo hiểm phù hợp nhất với bạn là một chiếc mũ không quá rộng cũng không quá chật. Nếu mũ quá rộng, khi đội sẽ lỏng lẻo, khi đi sẽ dễ bị gió tốc lật ra sau gáy, không cố định. Còn nếu mũ quá chật sẽ gây khó chịu cho người đội, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, bí bách gây mất tập trung khi lái xe.

Khi đội một chiếc mũ bảo hiểm vừa vặn, bạn sẽ cảm nhận được lớp lót vừa vặn ôm lấy đầu từ mọi phía. Mũ không gây cấn, khó chịu hoặc quá rộng, dễ lắc lư, dịch chuyển khi đội.

Bước 2: Kiểm tra phần trước mũ

Khi đội thử mũ bảo hiểm, bạn chú ý đội sao cho vành trước mũ song song và cách chân mày khoảng 2 ngón tay. Nếu khoảng cách quá 2 ngón tay, chứng tỏ mũ đang bị bật ra sau, không thể bảo vệ tốt phần trán cho bạn. Nếu khoảng cách nhỏ hơn 2 ngón tay, chứng tỏ mũ đã bị sụp về phía trước, điều này dễ gây cản trở tầm nhìn khi lái xe.

Bước 3: Kiểm tra dây mũ

Trước khi đội mũ bảo hiểm, nên kiểm tra xem dây mũ có bị xoắn lại, dây xoắn lại sẽ gây cọ xát, khó chịu cho người đội. Phần dây chữ V ngay tai cũng nên được kiểm tra đảm bảo ôm sát vào thùy tai, vừa vặn không xô lệch, không cấn tai.

Bước 4: Điều chỉnh độ dài dây mũ và khóa an toàn

Không được để dây mũ quá lỏng hoặc quá chật. Khi cài quai, bạn nên thử đưa 2 ngón tay vào giữa cằm và dây mũ, nếu vừa là bạn đang đội mũ đúng cách.

Cài dây quá rộng, có những trường hợp tai nạn, mũ bảo hiểm lật ra phía sau, phần dây xiết vào vùng cổ gây tổn thương khí quản, thực quản, chấn thương đốt sống cổ,… Dây quá chật gây vướng víu, khó chịu, khó thở, bí bách và gây mất tập trung.

//binhphuoc.gov.vn/vi/stp/an-toan-giao-thong/the-nao-la-mu-bao-hiem-dat-chuan-cach-nhan-biet-mu-bao-hiem-dat-chuan-1193.html //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/stp/2021_11/mu-bh.jpg

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Việc người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn rất nhiều. Vậy theo quy định hiện hành, mũ bảo hiểm như thế nào là đạt tiêu chuẩn?

Căn cứ mục 2 QCVN 2:2008/BKHCN, mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy là mũ có đầy đủ các đặc tính kỹ thuật: Thứ nhất, mũ phải có 03 bộ phận: vỏ mũ; đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ [đệm bảo vệ] và quai đeo. Thứ hai, có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu: - Kiểu dáng theo một trong các loại sau: + Mũ che nửa đầu: Mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ; + Mũ che cả đầu và tai: Mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm và vùng tai của người đội mũ; + Mũ che cả đầu, tai và hàm: Mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm, vùng tai và cằm của người đội mũ; Lưu ý: Các loại mũ có thể có kính che hoặc không có kính che. - Nếu có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được + Độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai ≤ 70mm; + Góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn. - Nếu có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ + Độ dài của lưỡi trai cứng tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai ≤ 50mm; + Góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn. - Nếu có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20mm. Thứ ba, đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp QCVN 2:2008/BKHCN; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Nhãn phải được ghi một cách rõ ràng, bền vững [không phai mờ] trên bề mặt trong hoặc ngoài mũ. Nhãn của mũ phải bao gồm các thông tin sau: - Tên sản phẩm: Phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”; - Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất [đối với mũ sản xuất trong nước]/ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối [đối với mũ nhập khẩu]; - Xuất xứ hàng hóa [đối với mũ nhập khẩu]; - Cỡ mũ; - Tháng, năm sản xuất. Cách nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn Mặc dù không chắc chắn có thể kiểm tra chính xác mũ bảo hiểm đạt chuẩn hay không nhưng chúng ta có thể thông qua quan sát bằng mắt thường để kiểm tra độ an toàn của mũ bảo hiểm như sau: - Mũ bảo hiểm chất lượng phải có tem hợp quy CR được in rõ ràng, sắc nét, còn mũ kém chất lượng thì không có hoặc có thì cũng là tem giả rất sơ sài, mờ và dễ bong tróc. - Mũ phải có đầy đủ các bộ phận: vỏ mũ, mút xốp, lớp lót, dây mũ và khóa an toàn. - Lớp mút xốp của mũ không đạt chuẩn thường rất mềm, bị lún nếu ta ấn tay vào và rất dễ bị bong ra, một số loại thậm chí còn không có cả mút lót. Lớp mút của mũ tiêu chuẩn rất dày và chắc, có độ đàn hồi cao, độ kết dính với vỏ mũ cũng rất cao. - Các chi tiết như khóa mũ, lớp lót,… đều sẽ được khắc, in hay thêu logo hoặc tên thương hiệu. - Mũ phải có tem của nhà sản xuất ghi rõ các thông tin của mũ như trọng lượng, kích cỡ, nhà sản xuất,… Đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn có bị phạt? Căn cứ điểm i, điểm k khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: “2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: […] i] Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

  1. Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; […] ”. Theo đó, dù có đội mũ bảo hiểm nhưng người điều khiển, người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện và các loại xe tương tự vẫn bị xử phạt nếu: - Không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; - Không cài quai đúng quy cách. Tuy nhiên, thực tế rất khó để xử phạt những trường hợp đội mũ bảo hiểm thời trang, mũ bảo hiểm lưỡi trai hoặc các loại mũ bảo hiểm dành cho mô tô, xe máy kém chất lượng khác.

Chủ Đề