Thế nào là từ đồng âm lớp 6

Trong phần Thực hành tiếng Việt của bài 4, sách Ngữ Văn 6 bộ Kết nối tri thức hướng dẫn em nhận biết từ đồng âm và từ đa nghĩa.

TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ ĐA NGHĨA

Nhận biết từ đồng âm

  • Đọc câu sau và chú ý những từ giống nhau về âm: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
  • Từ chín thứ nhất chỉ tính chất còn từ chín thứ hai chỉ số lượng – nghĩa của hai từ này khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau. Nghĩa của hai từ đồng âm này được xác định nhờ sự kết hợp của chúng với các từ khác trong câu.

Nhận biết từ đa nghĩa

  • Nếu từ đồng âm là các từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan với nhau thì với trường hợp từ đa nghĩa, các nghĩa khác nhau của một từ lại có liên quan với nhau. Ví dụ:

(1) Tôi ăn cơm.

(2) Xe này ăn xăng nhiều.

  • Từ ăn trong ăn cơm có nghĩa là “tự cho vào cơ thể thức nuôi sống”, còn trong ăn xăng có nghĩa là “tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt động”. Có thể thấy rõ hai nghĩa này liên quan với nhau. Như vậy ở đây có một từ ăn được dùng với hai nghĩa khác nhau. Nhờ sự kết hợp giữa từ đa nghĩa với những từ khác trong câu, người đọc (người nghe) có thể nhận biết nghĩa nào của từ đa nghĩa được sử dụng.

Bài tập

1. Trong ba trường hợp sau, ta có một từ bóng đa nghĩa hay có các từ bóng đồng âm với nhau? Giải thích nghĩa của từ đó trong từng trường hợp.

a. Lờ đờ bóng ngả trăng chênh

Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

b. Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc.

c. Mặt bàn được đánh véc-ni thật bóng.

2. Phân biệt nghĩa của các từ in đậm trong những trường hợp sau. Theo em, đó có phải là những từ đồng âm hay không? Vì sao?

a. – Đường lên xứ Lạng bao xa?

– Những cây mía óng ả này chính là nguyên liệu để làm đường.

b. – Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. (Ca dao)

– Tôi mua cái bút này với giá hai mươi nghìn đồng.

3. Nghĩa của từ trái trong những trường hợp dưới đây có liên quan với nhau không? Vì sao?

a. Cây xoài trước sân nhà em có rất nhiều trái.

b. Bố vừa mua cho em một trái bóng.

c. Cách một trái núi với ba quãng đồng.

4. Xác định từ cổ đa nghĩa và từ cổ đồng âm với từ đa nghĩa đó trong ba câu sau:

a. Con cò có cái cổ cao.

b. Con quạ tìm cách uống nước trong một chiếc bình cao cổ.

c. Phố cổ tạo nên vẻ đẹp riêng của Hà Nội.

5. Hãy giải thích nghĩa của từ nặng trong câu ca dao: Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

Tìm thêm một số ví dụ có từ nặng được dùng với nghĩa khác.

>> Xem thêm: Chùm ca dao về quê hương đất nước – Bài 4 – Ngữ Văn 6

Câu hỏi: Từ đồng âm là gì? ví dụ từ đồng âm?

Lời giải:

*Từ đồng âm được biết đến là loại từ có cách phát âm và cấu tạo âm thanh giống nhau. Một số từ có thể trùng nhau về hình thức viết, cách nói, cách đọc, tuy nhiên lại mang ý nghĩa lại hoàn toàn khác biệt.

*Ví dụ về từ đồng âm như sau: Ba tôi đi chợ mua con ba ba.

+ Từ “ba” đầu tiên chỉ người, có nghĩa là ba (bố), còn 2 từ “ba” phía sau có nghĩa là tên của một loại động vật.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về Từ đồng âm là gì? ví dụ từ đồng âm nhé!

Khái niệm từ đồng âm

Từ đồng âm có nghĩa là gì?

Từ đồng âm là gì? Từ đồng âm được biết đến là loại từ có cách phát âm và cấu tạo âm thanh giống nhau. Một số từ có thể trùng nhau về hình thức viết, cách nói, cách đọc, tuy nhiên lại mang ý nghĩa lại hoàn toàn khác biệt.

Các từ đồng âm là từ thuần Việt hoặc Hán Việt và rất dễ nhầm với từ có nhiều nghĩa vì cấu tạo từ và âm là như nhau. Muốn hiểu được một cách đầy đủ và chi tiết về từ đồng âm, cần đặt từ đó vào trong những lời nói, câu văn và hoàn cảnh cụ thể.

Thông thường, người ta dùng từ đồng âm nhằm mục đích chơi chữ. Từ việc dựa vào hiện tượng đồng âm để tạo ra những câu nói có nhiều ý nghĩa, thu hút và đem lại sự bất ngờ cho người đọc, người nghe.

Phân loại từ đồng âm

Có 4 loại từ đồng âm chính, đó là:

  • Đồng âm từ vựng

Đồng âm từ vựng là các từ giống nhau về cách phát âm, cách đọc, cùng thuộc một loại từ, tuy nhiên lại mang nghĩa khác nhau hoàn toàn.

Ví dụ về từ đồng âm như sau: Ba tôi đi chợ mua con ba ba.

+ Từ “ba” đầu tiên chỉ người, có nghĩa là ba (bố), còn 2 từ “ba” phía sau có nghĩa là tên của một loại động vật.

Như vậy có thể thấy, từ “ba” trong trường hợp này giống nhau về âm thanh, về cách đọc, tuy nhiên nghĩa khác hoàn toàn và không liên quan gì với nhau.

  • Đồng âm từ và tiếng

Đồng âm từ và tiếng thường có từ giống nhau, đề cập đến 1 tiếng nhưng 1 từ là động từ và 1 từ còn lại là danh từ hoặc 1 danh từ, 1 tính từ…

Ví dụ:

+ Chim sáo có bộ lông rất đẹp.

+ Thổi sáo là một môn nghệ thuật đặc biệt.

Mặc dù có chung từ “sáo” nhưng ý nghĩa ở hai câu lại khác nhau. Trong câu đầu, “sáo” là chim sáo, là danh từ. Câu 2 nói về tính từ chỉ âm thanh cây sáo.

  • Đồng âm từ vựng – ngữ pháp

Loại đồng âm này được hiểu là các từ có cùng âm, cùng cách đọc chỉ khác nhau về từ loại.

Ví dụ: “Cậu ấy câu được nhiều cá quá đi!” và câu “ Những câu nói đó không tác dụng gì với họ”.

  • Đồng âm với tiếng nước ngoài

Loại từ đồng âm với tiếng nước ngoài thông qua phiên dịch cũng là loại từ thường thấy trong cuộc sống.

Ví dụ:

+ Bác ấy đang sút giảm sức khỏe.

+ Cầu thủ sút bóng.

Cách sử dụng từ đồng âm

  • Xác định nghĩa từ đồng âm thông qua ngữ cảnh

Để chắc chắn rằng đó có phải từ đồng âm không, bạn hãy đặt từ đó vào các ngữ cảnh riêng biệt nhằm rút ra kết luận cuối cùng.

Ví dụ như câu: “Đem cá về kho.”

Bạn hãy thử thêm các ngữ cảnh như: “Đem cá về nhà mà kho” hay “Đem cá về để nhập kho.” để suy ra ý nghĩa chính xác của câu nói.

  • Chơi chữ: Từ đồng âm sử dụng để chơi chữ được sử dụng nhiều trong các câu ca dao, tục ngữ, văn thơ cổ…

Một số từ đồng âm khác nghĩa trong Tiếng Việt thường gặp

- Sao: sao trên trời, vì sao lại làm như vậy?, đi sao (copy) giấy khai sinh, sao (sấy) thuốc nam.

-Khách: đây là khách sạn, nhà có khách, cười khanh khách, khách mua hàng.

-Đồng: tượng đúc bằng đồng (kim loại), đồng đô la (tiền tệ), đồng lúa xanh, mọi người đồng sức.

-Đá: cầu thủ đá bóng, nước chanh đá (nước đóng băng), dãy núi đá (chất rắn từ thiên nhiên).

-Hoa: bông hoa hồng, hoa hậu, pháo hoa, chữ in hoa, hoa tay.

-Lợi: răng lợi, lợi ích, hưởng lợi.

-Đường kính: đường kính để ăn, đường kính hình tròn.

-Cây: cây cam, cây văn nghệ, cây vàng.

-Đậu: câyđậu,đậutrên cây

-Qua: đi qua, qua đời, khổ qua (mướp đắng)

-Than: than thở, hòn than

-Cốc: cốc chén, cốc đầu

-Ca: ca nước, ca thán, ca hát

-tách: tách trà, phân tách

-bố: bố mẹ, vải bố

-tập: luyện tập, tập vở, cuốn tập

  • Thế nào là từ đồng âm lớp 6
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1 trang 19 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Thế nào là từ đồng âm? Em hãy cho ví dụ và giải thích để làm rõ.

Quảng cáo

Trả lời:

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau.

Ví dụ: từ tiếng trong 2 ví dụ sau là 2 từ đồng âm khác nghĩa:

- Lời của con hay tiếng (1) sóng thầm thì.

- Một tiếng (2) nữa con sẽ về đến nhà.

→ Tiếng (1) là từ chỉ âm thanh phát ra từ một sự vật, đối tượng.

→ Tiếng (2) là từ chỉ thời gian một giờ đồng hồ.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Thế nào là từ đồng âm lớp 6
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Thế nào là từ đồng âm lớp 6

Thế nào là từ đồng âm lớp 6

Thế nào là từ đồng âm lớp 6

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Thế nào là từ đồng âm lớp 6

Thế nào là từ đồng âm lớp 6

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn, giải sách bài tập Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách bài tập Ngữ văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền giải sách bài tập Ngữ văn lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.