Theo em làm thế nào để thế hệ trẻ ngày nay yêu thích và tìm hiểu văn học trung đại

TTO - Vì sao “Nhà tranh bị gió thu phá” lại hay? Vì sao “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường” trông ra lại hấp dẫn? Những câu hỏi ấy chỉ các chuyên gia về thơ Đường mới trả lời được, trong khi học sinh lớp 7 đang phải chật vật phân tích.

“Sách giáo khoa nước ta đã rất mỏng, nhưng cô trò vẫn dạy học nặng nề, khổ sở là do đi vào quá chi tiết. Suy cho cùng, hiểu biết, mỹ cảm phải được rèn luyện thông qua việc đọc tác phẩm, không phải bằng cách thuộc lòng bài bình giảng của thầy cô"

PGS.TS Đoàn Lê Giang

Đó là lo lắng của bạn đọc, giáo viên và chuyên gia ngôn ngữ về một số bài thơ cổ điển trong sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1. Bốn bài thơ Đường, tám bài thơ Hán Nôm nên chăng cần được nhìn nhận lại trong mối tương quan với trình độ nhận thức và đặc điểm tâm lý của học sinh tuổi 13.

Bỏ hay không bỏ?

Với 10 năm giảng dạy môn văn, cô Phan Thị Kim Hảo, giáo viên Trường THCS Nguyễn Văn Bé [P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM], cho biết: “Tôi cảm thấy lượng kiến thức của phân môn văn học khá nặng và có khoảng cách lớn với tầm hiểu biết của học sinh. Các tác phẩm thơ Đường như Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư, Mao ốc vị thu phong sở phá ca... mang tính triết học và trải nghiệm cao, trong khi vốn sống của học sinh lớp 7 còn non nớt. Khi tiếp nhận các tác phẩm này gần như các em phải gồng mình để cố cảm nhận theo lời của giáo viên.

Một số tác phẩm thơ trung đại Việt Nam như Qua đèo Ngang, Bánh trôi nước mang những nỗi sầu, cảm xúc mà ở độ tuổi các em rất khó cảm nhận sâu sắc. Giáo viên mới vào nghề sẽ phải mất thời gian để tìm ra cách diễn đạt dễ hiểu nhất cho học sinh”.

12 bài thơ trữ tình cổ điển được đưa vào chương trình ngữ văn 7 tập 1 đều là danh tác của những tên tuổi lớn đại diện cho văn học Việt Nam và Trung Quốc. Các tác phẩm xoay quanh đề tài cảnh sắc thiên nhiên, tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước, đạo quân thần, nhân cách sống, nỗi buồn mất nước, cảnh chia ly, lầm than vì chiến tranh phi nghĩa...

Nhưng với đặc điểm “ý tại ngôn ngoại”, thơ cổ điển cô đọng tư tưởng, cảm xúc tối đa, đòi hỏi người đọc phải tìm tòi, hiểu biết nhiều yếu tố tạo thành tác phẩm.

Cô Nguyễn Thị Thu Hằng, có 20 năm dạy ngữ văn tại Trường THCS Dương Bá Trạc [Q.8, TP.HCM], cho rằng: “Giáo viên phải tái hiện lịch sử thì học sinh mới mê và hứng thú. Kết hợp sử và văn học giúp các em hiểu không khí xã hội của giai đoạn đó, số phận và tình cảm con người ngày xưa.

Tôi có thỉnh giảng tại một trường quốc tế, với phương pháp đó, các em vẫn hiểu và hứng thú học thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến. Giáo viên nên để học sinh tự khám phá ngôn từ, thể hiện mức độ hiểu sau khi đọc tác phẩm chứ không áp đặt các em”.

Trong khi có ý kiến cho rằng tác phẩm văn học trung đại mang tính triết học cao nên lược bớt khỏi chương trình lớp 7, cô Hằng cho rằng so với hai bộ sách giáo khoa trước, thơ Đường đã giảm tải nhiều, các bài còn lại đều tiêu biểu.

Cô chia sẻ thêm: “Bài học ngày xưa là nền tảng cho con người ngày nay. Ở mức độ học sinh 13 tuổi, khung kiến thức không đòi hỏi nhiều. Giáo viên cứ bám theo chuẩn kiến thức kỹ năng, đừng yêu cầu các em khai thác ngôn từ như nhà phê bình văn học. Dạy khó quá, các em chán!”.

Tìm trong vốn cổ của cha ông

Nghiên cứu về văn học trung cận đại Việt Nam và văn học phương Đông, PGS.TS Đoàn Lê Giang [ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM] cho rằng: “Khó khăn của việc biên soạn sách giáo khoa là vừa phải đưa vào những tác phẩm thuộc hàng tinh hoa vừa phải giải bài toán đọc, thích của học trò. Khi chọn lựa tác phẩm nên chú ý tối đa tâm lý tiếp nhận, đặc điểm lứa tuổi và giá trị thực tế đối với học sinh trong việc cung cấp tri thức, giáo dục nhân cách, tâm hồn và khả năng sử dụng ngôn từ”.

Cách tiếp cận thơ Đường, thơ Hán Nôm hiện tại chủ yếu thông qua bản dịch để nắm nội dung, trong khi giá trị nghệ thuật thơ cổ nằm ở bản Hán văn. Do thiếu nền tảng về tri thức cổ điển và vốn từ Hán Việt nên học sinh, thậm chí giáo viên, sẽ khó hiểu được cái hay và chiều sâu của tác phẩm.

Đưa ra ý kiến về vấn đề này, PGS.TS Đoàn Lê Giang cho rằng: “Học thơ trữ tình không nên học bản dịch, tốt nhất không nên học thơ trữ tình nước ngoài ít nhất khi học sinh còn nhỏ, chỉ nên học văn xuôi nước ngoài. Nếu muốn học về cái hay của ngôn ngữ phải học bằng tiếng Việt”.

Dẫn chứng các nước cũng chịu ảnh hưởng của văn học cổ điển Trung Quốc, PGS.TS Đoàn Lê Giang cho biết: “Sách giáo khoa Nhật Bản không yêu cầu học sinh cấp II học Đường thi. Thay vào đó là tản văn triết học nhẹ nhàng, gần gũi với học sinh. Khi đó sẽ không sa vào phân tích nghệ thuật ngôn từ hay tình cảm xa lạ mà gói gọn trong câu chuyện ngụ ngôn, thiết thực với học trò.

Những mẩu ngắn như Mâu thuẫn, Ôm gốc cây đợi thỏ chẳng hạn, vừa truyền tải bài học cuộc sống vừa giúp học trò nhập môn triết học, tập trung vào sự thâm thúy của ý tưởng và tư tưởng tác phẩm.

Chúng ta có thể tìm và chọn trong vốn cổ của ông cha những gì phù hợp với hiện nay. Những mẩu truyện ngắn trong Truyền kỳ mạn lục hoàn toàn có thể đánh thức phẩm chất, tình cảm nhân văn trong học trò”.

Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

THPT Sóc Trăng Send an email
0 22 phút

Soạn bàiÔn tập văn học trung đại Việt Nam lớp 11giúp các em hệ thống lạinhững kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam trung đại đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 11. Qua đó, rèn luyện kỹ năngđọc – hiểu văn bản văn học, phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.

Với nhữnghướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1dưới đây các emkhông chỉsoạn bài tốtmà cònnắm vững các kiến thức quan trọng của bài họcnày.

Cùng tham khảo…

Bạn đang xem: Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Bài viết gần đây
  • Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

  • Bình giảng đoạn trích Tình yêu và thù hận

  • Phân tích đoạn trích Tình yêu và thù hận của Sếch-xpia

  • Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

Nội dung

  • 1 Soạn bàiÔn tập văn học trung đại Việt Nam ngắn gọn nhất
  • 2 Soạn bàiÔn tập văn học trung đại Việt Nam chi tiết
    • 2.1 Kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam

Nghị luận về vấn đề học môn Ngữ văn của học sinh - Mẫu 1

Có một thực trạng đáng buồn hiện nay là khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thi một bộ phận học sinh coi nhẹ môn Ngữ văn và các môn xã hội, nhân văn nói chung.

Các em chỉ quan tâm học Ngoại ngữ, Tin học và các môn khoa học tự nhiên. Thế kỉ XXI đã và sẽ chứng kiến tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Do đó, không quá khó hiểu khi giới trẻ hiện nay có xu hướng tìm đến Ngoại ngữ, Tin học và các môn khoa học tự nhiên như là một sự bảo đảm cho tương lai. Nhưng thật sai lầm khi học sinh loại bỏ môn Văn ra khỏi hành trang tri thức khi bước vào đời.

Nếu đã từng thực sự biết khám phá, hiểu sâu và lĩnh hội hết những giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật của những tác phẩm văn học, chắc hẳn ai cũng có thể nhận thấy những chức năng đặc thù của văn học trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân cách học sinh.Văn học trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Nhờ có Văn học mà đời sống tinh thần của con người ngày càng giàu có, phong phú, tinh tế hơn. Tâm hồn trở nên bớt chai sạn, thờ ơ, bàng quan trước những số phận, cảnh đời diễn ra xung quanh mình hàng ngày, trước thiên nhiên và tạo vật. Điều này càng quan trọng khi chúng ta đang sống trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại. Văn học bồi đắp cho học sinh lòng yêu nước, thái độ trân trọng truyền thống, và ngôn ngữ Mẹ đẻ. Thời nào cũng vậy, tác phẩm Văn học chân chính có khả năng kì diệu là thanh lọc tâm hồn con người, làm người “gần người hơn”. Đọc Truyện Kiều, ta xót xa thương cảm cho số phận cay đắng, nghiệt ngã của người con gái tài sắc, Đọc truyện ngắn Chí Phèo ta thấy rưng rưng trước mối tình có một không hai giữa Chí Phèo và Thị Nở, ấy là dấu hiệu của một tâm hồn nhân ái, giàu lòng trắc ẩn. Môn Ngữ văn còn có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, cách thức tạo lập các loại văn bản phục vụ cho quá trình giao tiếp trên mọi lĩnh vực của mỗi người trong cuộc sống.

Mặc dầu có vị trí, chức năng quan trọng đặc biệt như vậy nhưng hiện nay đang xuất hiện tình trạng nhiều học sinh không thích học môn Ngữ văn. Tỉ lệ học sinh thi vào các trường khối C càng ngày càng ít. Một số học sinh chọn thi khối C không phải vì thích hoặc có khả năng học các môn khoa học xã hội mà chỉ vì họ không đủ khả năng để thi vào khối nào khác. Nhiều bậc phụ huynh cũng than phiền về việc con em mình không thích đọc sách văn học bằng các loại truyện tranh chỉ mang ý nghĩa giải trí đơn thuần. Qua các kỳ thi, các bài kiểm tra môn Ngữ văn, có thể nhận thấy có nhiều học sinh học theo kiểu đối phó, học vẹt, lạm dụng tài liệu tham khảo, không chú trọng kỹ năng diễn đạt, dùng câu, từ. Từ khi thực hiện chương trình SGK mới, ở các khối A, B môn Ngữ văn không còn được tính điểm hệ số 2. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh còn có cơ hội để quay cóp, trao đổi bài, sử dụng tài liệu nên có điểm cao mặc dù không chịu học. Thực tế trên đã khiến cho nhiều học sinh vốn đã không thích học môn Ngữ văn, nhất là những học sinh thi các khối thi có các môn khoa học tự nhiên, càng có “cớ” để lạnh nhạt, hờ hững với môn học này.

Một bộ phận không nhỏ học sinh không thích học Ngữ văn và yếu kém về năng lực cảm thụ văn chương không chỉ gây bi quan đối với dư luận xã hội mà còn tác động tiêu cực đến người dạy. Nhiều thầy cô giáo dạy văn đã xuất hiện tâm lí chán nản, buông xuôi, không có động lực để trau dồi chuyên môn, tạo sức lớn trong tư duy đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy. Thực tế cho thấy, bên cạnh năng lực chuyên môn, tình yêu văn chương và tâm huyết của các thầy cô giáo có thể cảm hoá được học sinh, để lại trong học sinh nhiều ấn tượng sâu đậm, từ đó gieo vào học sinh niềm say mê khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Môn Ngữ văn chỉ thực sự hấp dẫn đối với học sinh khi giờ dạy của giáo viên thực sự có “lửa”, khi người giáo viên nhập thân hết mình vào bài giảng.

Chất lượng giảng dạy và học tập môn Ngữ văn do nhiều yếu tố quyết định, chi phối: chương trình, sách giáo khoa, giáo án, phương pháp giảng dạy của thầy, ý thức, thái độ học tập của trò. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò then chốt. Có thể khẳng định, đổi mới phương pháp giảng dạy đang trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay. Cần khôi phục động lực học tập, khơi dậy niềm say mê, tình yêu văn học của học sinh bằng những giờ dạy thực sự hấp dẫn, lôi cuốn. Cần tiến hành thi cử nghiêm túc, đánh giá chính xác, khách quan năng lực học tập thực sự của học sinh đối với môn học này để có những điều chỉnh kịp thời. Về lâu dài, Bộ GD&ĐT có thể xem xét phương án đưa môn Ngữ Văn có mặt trong tất cả khối thi của kỳ thi ĐH, CĐ. Theo đó, những khối thi khoa học tự nhiên [A, B] môn Ngữ văn có thể được tính hệ số 1. Được biết, việc đưa môn Ngữ văn vào tất cả các khối, ngành thi của kỳ thi đại học đã được Trung Quốc thực hiện từ lâu bởi tính thiết thực và nhân văn của nó. Nếu biện pháp này được mạnh dạn áp dụng, chắc chắn chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở các trường phổ thông sẽ có những biến chuyển tích cực. Từ đó, môn Ngữ văn sẽ có vị trí xứng đáng - như nó cần có, trong hành trang tri thức của học sinh.

Video liên quan

Chủ Đề