Theo quan điểm duy vật lịch sử, trong điều kiện xã hội có sự phân hoá giai cấp và đấu tranh giai cấp thì đấu tranh giai cấp giữ vai trò gì đối với quá trình phát triển của xã hội?

Lịch sử nhân loại từ khi có sự phân hóa giai cấp đến nay, về thực chất chỉ là lịch sử của những cuộc đấu tranh giai cấp được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng với những mức độ khác nhau và mang sắc thái khác nhau. Đó là cuộc đấu tranh của những người nô lệ chống lại ách áp bức của giai cấp chủ nô; cuộc đấu tranh của những người nông nô, những người nông dân làm thuê chống lại sự áp bức và bóc lột của bọn chúa đất, địa chủ; cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê chống lại ách áp bức và bóc lột của giai cấp tư sản. Kết quả cuối cùng của những cuộc đấu tranh đó đều dẫn tới sự ra đời của phương thức sản xuất mới thông qua đỉnh cao của nó là những cuộc cách mạng xã hội.

- Đấu tranh giai cấp là gì?

+ Khái niệm:

Theo V.I. Lênin, đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản.

+ Thực chất của đấu tranh giai cấp:

Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của những người lao động làm thuê, những người nô lệ, bị áp bức về chính trị - xã hội và bị bóc lột về kinh tế chống lại sự áp bức và bóc lột nó; tức là nhằm giải quyết vấn đề mâu thuẫn lợi ích kinh tế và chính trị xã hội giữa giai cấp thống trị và bị thống trị ở những phạm vi và mức độ khác nhau.

+ Các hình thức thể hiện các cuộc đấu tranh giai cấp:

Tùy theo những điều kiện lịch sử khác nhau, các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những phạm vi và trình độ khác nhau như: đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị,... Trong thực tế lịch sử, cuộc đấu tranh giai cấp có thể còn mang những hình thức đấu tranh dân tộc, tôn giáo, văn hóa và có thể có nhiều hình thức đa dạng khác.

- Vai trò của đấu tranh giai cấp

+ Theo quan điểm duy vật lịch sử, đấu tranh giai cấp giữ vai trò là một trong những phương thức, động lực của sự tiến bộ, phát triển xã hội trong điều kiện xã hội có sự phân hóa thành đối kháng giai cấp.

+ Bằng chứng lịch sử nào chứng minh điều đó?

Lịch sử nhân loại từ khi có sự phân hóa giai cấp đến nay, về thực chất chỉ là lịch sử của những cuộc đấu tranh giai cấp được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng với những mức độ khác nhau và mang sắc thái khác nhau. Đó là cuộc đấu tranh của những người nô lệ chống lại ách áp bức của giai cấp chủ nô; cuộc đấu tranh của những người nông nô, những người nông dân làm thuê chống lại sự áp bức và bóc lột của bọn chúa đất, địa chủ; cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê chống lại ách áp bức và bóc lột của giai cấp tư sản. Kết quả cuối cùng của những cuộc đấu tranh đó đều dẫn tới sự ra đời của phương thức sản xuất mới thông qua đỉnh cao của nó là những cuộc cách mạng xã hội.

- Vì sao đấu tranh giai cấp giữ vai trò là phương thức, động lực phát triển của xã hội trong điều kiện xã hội có sự phân hoá đối kháng giai cấp ?

Theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, phương thức và động lực cơ bản nhất của sự tiến bộ, phát triển xã hội là sự vận động của mâu thuẫn trong phương thức sản xuất, trong bản thân nền sản xuất vật chất của xã hội, nhưng trong điều kiện xã hội có sự phân hóa giai cấp thì mâu thuẫn đó lại được bộc lộ và biến thành mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp trong đời sống chính trị - xã hội. Trong trường hợp này, mâu thuẫn đối kháng trong đời sống kinh tế chỉ có thể giải quyết được thông qua việc giải quyết mâu thuẫn đối kháng giai cấp trên lĩnh vực chính trị - xã hội.

Như vậy, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp đã trở thành phương thức, động lực chính trị - xã hội để giải quyết mâu thuẫn trong phương thức sản xuất, thực hiện nhu cầu khách quan của sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.