Theo quy định của Luật ngân hàng Nhà nước 2010 đối tượng nào dưới đây thuộc ngoại hối

QUỐC HỘI
_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________________________

Luật số: 46/2010/QH12

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2010

LUẬT

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

________________

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều1. Phạm vi điều chỉnh

Luật nàyquy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều2. Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Ngânhàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộcủa Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

2. Ngânhàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sởchính tại Thủ đô Hà Nội.

3. Ngânhàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngânhàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năngcủa Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụngvà cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Điều3. Chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốcgia

1. Chínhsách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quannhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiềnbiểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện phápđể thực hiện mục tiêu đề ra.

2. Quốc hộiquyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết địnhchỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

3. Chủtịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy địnhtrong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Namvề lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

4. Chínhphủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện phápđiều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định củaChính phủ.

Điều4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước

1. Hoạtđộng của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toànhoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệuquả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xãhội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Thamgia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

3. Xâydựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphê duyệt và tổ chức thực hiện.

4. Banhành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm phápluật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩmquyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

5. Xâydựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổchức thực hiện.

6. Tổchức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ.

7. Tổchức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin vềtiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

8. Tổchức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệpvụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại.

9. Cấp,sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tíndụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lậpvăn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác cóhoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trunggian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phéphoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việcmua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quyđịnh của pháp luật.

10. Thựchiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có vốn nhà nước theoquy định của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanhnghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theoquyết định của Thủ tướng Chính phủ.

11. Kiểmtra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngânhàng theo quy định của pháp luật.

12. Quyếtđịnh áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêmtrọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tàichính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần củatổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý,người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thểtổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đốivới tổ chức tín dụng.

13. Chủtrì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chứcthực hiện phòng, chống rửa tiền.

14. Thựchiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảohiểm tiền gửi.

15. Chủtrì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toánquốc tế.

16. Tổchức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanhtoán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệthống thanh toán trong nền kinh tế.

17. Quảnlý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

18. Quảnlý Dự trữ ngoại hối nhà nước.

19. Quảnlý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của phápluật.

20. Chủtrì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán,ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhànước là đại diện và là đại diện chính thức của người vay quy định tại điều ướcquốc tế theo phân công, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ.

21. Tổchức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng.

22. Đạidiện cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngânhàng quốc tế.

23. Tổchức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thựchiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tíndụng.

24. Làmđại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.

25. Thamgia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doChính phủ bảo lãnh.

26. Tổchức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụngkhoa học và công nghệ ngân hàng.

27. Nhiệmvụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều5. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp

Bộ, cơquan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý nhà nước về tiền tệ vàngân hàng.

Điều6. Giải thích từ ngữ

TrongLuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh,cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:

a) Nhận tiềngửi;

b) Cấptín dụng;

c) Cungứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

2. Ngoại hối bao gồm:

a) Đồngtiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khácđược sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);

b) Phươngtiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hốiphiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

c) Cácloại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu côngty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

d) Vàngthuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú;vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏilãnh thổ Việt Nam;

đ) Đồngtiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namtrong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đượcsử dụng trong thanh toán quốc tế.

3. Hoạt động ngoại hối là hoạt động củangười cư trú, người không cư trú trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn,sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hốivà các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.

4. Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sảnbằng ngoại hối được thể hiện trong Bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

5. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoàitính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.

6. Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch ngắnhạn về vốn.

7. Giao dịch ngắn hạn là giao dịch với kỳhạn dưới 12 tháng các giấy tờ có giá.

8. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhậnnghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờcó giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

9. Hệ thống thanh toán quốc gia là hệ thốngthanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý, vận hành.

10. Dịch vụ trung gian thanh toán là hoạtđộng làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịchthanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụthanh toán.

11. Thanh tra ngân hàng là hoạt động thanhtra của Ngân hàng Nhà nước đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong việcchấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

12. Giám sát ngân hàng là hoạt động của Ngânhàng Nhà nước trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượnggiám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, pháthiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng,vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luậtcó liên quan.

Chương II

TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Điều7. Tổ chức của Ngân hàng Nhà nước

1. Ngânhàng Nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm bộ máyđiều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòngđại diện, đơn vị trực thuộc khác.

2. Cơ cấutổ chức của Ngân hàng Nhà nước do Chính phủ quy định.

3. Cơ cấutổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước do Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 49của Luật này.

4. Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh,văn phòng đại diện, các ban, hội đồng tư vấn về các vấn đề liên quan đến chứcnăng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước; quyết định thành lập, chấm dứt hoạt độngtheo thẩm quyền các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước hoạt động trong cáclĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, thông tin, lý luậnkhoa học ngân hàng, cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động kho quỹ, dịch vụcông nghệ tin học ngân hàng và thanh toán, dịch vụ thông tin tín dụng.

Điều8. Lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước

1. Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnhđạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốchội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

2. Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổchức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền;

b) Tổchức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quyđịnh của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Đạidiện pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước.

Điều9. Cán bộ, công chức của Ngân hàng Nhà nước

Việctuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước về nguyên tắcthực hiện theo quy định của Luật cán bộ, công chức. Thủ tướng Chính phủ quyđịnh cơ chế tuyển dụng, chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức phù hợp với hoạt độngnghiệp vụ đặc thù của Ngân hàng Nhà nước.

Chương III

HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Mục 1

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA

Điều10. Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Thống đốcNgân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệquốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc,nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chínhphủ.

Điều11. Tái cấp vốn

1. Táicấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắnhạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.

2. Ngânhàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theocác hình thức sau đây:

a) Chovay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;

b) Chiếtkhấu giấy tờ có giá;

c) Cáchình thức tái cấp vốn khác.

Điều12. Lãi suất

1. Ngânhàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãisuất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.

2. Trongtrường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quyđịnh cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụngvới nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.

Điều13. Tỷ giá hối đoái

1. Tỷ giáhối đoái của đồng Việt Namđược hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiếtcủa Nhà nước.

2. Ngânhàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điềuhành tỷ giá.

Điều14. Dự trữ bắt buộc

Dự trữbắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thựchiện chính sách tiền tệ quốc gia.

2. Ngânhàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tíndụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiềntệ quốc gia.

3. Ngânhàng Nhà nước quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửivượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiềngửi.

Điều15. Nghiệp vụ thị trường mở

1. Ngânhàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờcó giá đối với tổ chức tín dụng.

2. Ngânhàng Nhà nước quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệpvụ thị trường mở.

Điều16. Đơn vị tiền

Mục 2

PHÁT HÀNH TIỀN GIẤY, TIỀN KIM LOẠI

Đơn vịtiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Đồng”, ký hiệuquốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”, một đồng bằngmười hào, một hào bằng mười xu.

Điều17. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại

1. Ngânhàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tiềngiấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toánhợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Ngânhàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loạicho nền kinh tế.

4. Tiềngiấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản “Nợ” đối vớinền kinh tế và được cân đối bằng tài sản “Có” của Ngân hàng Nhà nước.

Điều18. Thiết kế, in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêuhuỷ tiền

1. Ngânhàng Nhà nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn vàcác đặc điểm khác của tiền trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Ngânhàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hànhtiền vào lưu thông, tiêu huỷ tiền.

Điều19. Xử lý tiền rách nát, hư hỏng

Ngân hàngNhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi cácloại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiềnrách nát, hư hỏng do hành vi huỷ hoại.

Điều20. Thu hồi, thay thế tiền

Ngân hàngNhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại tiền không còn thích hợp vàphát hành các loại tiền khác thay thế. Các loại tiền thu hồi được đổi lấy cácloại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quyđịnh. Sau thời hạn thu hồi, các loại tiền thuộc diện thu hồi không còn giá trịlưu hành.

Điều21. Tiền mẫu, tiền lưu niệm

Ngân hàngNhà nước tổ chức thực hiện việc thiết kế, in, đúc, bán ở trong nước và nướcngoài các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm phục vụ cho mục đích sưu tập hoặc mụcđích khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều22. Ban hành, kiểm tra nghiệp vụ phát hành tiền

1. Chínhphủ ban hành quy định về nghiệp vụ phát hành tiền, bao gồm việc in, đúc, bảoquản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu huỷ tiền, chi phí cho cáchoạt động nghiệp vụ phát hành tiền.

2. Bộ Tàichính kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ in, đúc và tiêu huỷ tiền.

Điều23. Các hành vi bị cấm

1. Làmtiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.

2. Huỷhoại đồng tiền trái pháp luật.

3. Từchối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nướcphát hành.

4. Cáchành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Mục 3

CHO VAY, BẢO LÃNH, TẠM ỨNG CHONGÂN SÁCH

Điều24. Cho vay

1. Ngânhàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay ngắn hạn theo quy định tại điểm a khoản2

Điều 11của Luật này.

2. Ngânhàng Nhà nước xem xét, quyết định cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụngtrong các trường hợp sau đây:

a) Tổchức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe doạ sự ổn định của hệthống các tổ chức tín dụng;

b) Tổchức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác.

3. Ngânhàng Nhà nước không cho vay đối với cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tíndụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều25. Bảo lãnh

Ngân hàngNhà nước không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn, trừ trường hợp bảo lãnhcho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chínhphủ.

Điều26. Tạm ứng cho ngân sách nhà nước

Ngân hàngNhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngânsách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phảiđược hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụQuốc hội quyết định.

Mục 4

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN VÀ NGÂN QUỸ

Điều27. Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản

1. Ngânhàng Nhà nước được mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản ở ngânhàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế.

2. Ngânhàng Nhà nước mở tài khoản và thực hiện giao dịch cho tổ chức tín dụng.

3. Khobạc Nhà nước mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước. Ở tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có chi nhánh củaNgân hàng Nhà nước, việc thực hiện các giao dịch cho Kho bạc Nhà nước theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước.

Điều28. Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia

1. Ngânhàng Nhà nước tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốcgia.

2. Ngânhàng Nhà nước thực hiện việc quản lý các phương tiện thanh toán trong nền kinhtế.

Điều29. Dịch vụ ngân quỹ

Ngân hàngNhà nước cung ứng dịch vụ ngân quỹ thông qua việc thu, chi tiền cho chủ tàikhoản, vận chuyển, kiểm đếm, phân loại và xử lý tiền trong lưu thông.

Điều30. Đại lý cho Kho bạc Nhà nước

Ngân hàngNhà nước làm đại lý cho Kho bạc Nhà nước trong việc tổ chức đấu thầu, pháthành, lưu ký và thanh toán tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc.

Mục 5

QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VÀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI

Điều31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối và hoạtđộng ngoại hối

1. Quảnlý ngoại hối và sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2. Tổchức và phát triển thị trường ngoại tệ.

3. Cấp,thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác cóhoạt động ngoại hối.

4. TrìnhThủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp hạn chế giao dịch ngoại hối để bảo đảman ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.

5. Tổchức, quản lý, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

6. Nhiệmvụ, quyền hạn khác về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều32. Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước

1. Dự trữngoại hối nhà nước bao gồm:

a) Ngoạitệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài;

b) Chứngkhoán, giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổchức quốc tế phát hành;

c) Quyềnrút vốn đặc biệt, dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế;

d) Vàngdo Ngân hàng Nhà nước quản lý;

đ) Cácloại ngoại hối khác của Nhà nước.

2. Ngânhàng Nhà nước quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của pháp luật vềngoại hối nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanhtoán quốc tế và bảo toàn Dự trữ ngoại hối nhà nước.

3. Thủ tướngChính phủ quyết định việc sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước cho nhu cầu độtxuất, cấp bách của Nhà nước; trường hợp sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước dẫnđến thay đổi dự toán ngân sách thì thực hiện theo quy định của Luật ngân sáchnhà nước.

4. Ngânhàng Nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ và đột xuất về quản lýDự trữ ngoại hối nhà nước.

5. Bộ Tàichính kiểm tra việc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nướcthực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều33. Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàngNhà nước thực hiện việc mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mụctiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế vàthực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều34. Mua, bán ngoại tệ giữa Dự trữ ngoại hối nhà nước với ngân sách nhà nước

Thủ tướngChính phủ quy định mức ngoại tệ Bộ Tài chính được giữ lại từ nguồn thu ngânsách để chi các khoản chi ngoại tệ thường xuyên của ngân sách nhà nước. Sốngoại tệ còn lại Bộ Tài chính bán cho Dự trữ ngoại hối nhà nước tập trung tạiNgân hàng Nhà nước.

Mục 6.HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, BÁO CÁO

Điều35. Trách nhiệm cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước

1. Tổchức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước để xâydựng Bảng cân đối tiền tệ, xây dựng cán cân thanh toán của Việt Nam và đánhgiá, dự báo xu hướng phát triển của thị trường tiền tệ nhằm phục vụ việc xâydựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, công tác quản lý ngoại hối.

2. Các tổchức tín dụng có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu thống kê theo yêu cầucủa Ngân hàng Nhà nước để đánh giá, thanh tra, giám sát tình hình hoạt động củahệ thống các tổ chức tín dụng và của từng tổ chức tín dụng.

3. Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước quy định đối tượng, quy trình, phạm vi, loại thông tin,kỳ hạn và phương thức cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điềunày.

Điều36. Nguyên tắc cung cấp thông tin

Thông tindo tổ chức, cá nhân cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước phải bảo đảm chính xác,trung thực, đầy đủ, kịp thời.

Điều37. Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thông tin

1. Tronghoạt động thông tin, Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ sau đây:

a) Tổchức thu nhận, sử dụng, lưu trữ, cung cấp và công bố thông tin phù hợp với quyđịnh của pháp luật;

b) Tổchức, giám sát việc cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng có quan hệ vớitổ chức tín dụng cho tổ chức tín dụng;

c) Hướngdẫn việc cung cấp thông tin và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cung cấp thôngtin của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

2. Ngânhàng Nhà nước có trách nhiệm công bố theo thẩm quyền các thông tin sau đây:

a) Chủtrương, chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng;

b) Quyếtđịnh điều hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ và ngân hàng;

c) Tìnhhình diễn biến tiền tệ và ngân hàng;

d) Thôngbáo liên quan đến việc thành lập, mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phásản hoặc giải thể tổ chức tín dụng;

đ) Kếtquả tài chính và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều38. Bảo vệ bí mật thông tin

1. Ngânhàng Nhà nước có trách nhiệm lập danh mục, thay đổi độ mật, giải mật bí mật nhànước về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyếtđịnh; bảo vệ bí mật của Ngân hàng Nhà nước và của tổ chức, cá nhân theo quyđịnh của pháp luật.

2. Ngânhàng Nhà nước được quyền từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân về việc cung cấpthông tin mật về tiền tệ và ngân hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quannhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Cánbộ, công chức Ngân hàng Nhà nước phải giữ bí mật thông tin hoạt động nghiệp vụcủa Ngân hàng Nhà nước, của các tổ chức tín dụng và bí mật tiền gửi của tổchức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Điều39. Thống kê, phân tích, dự báo tiền tệ

Ngân hàngNhà nước tổ chức thống kê, thu thập thông tin về kinh tế, tiền tệ và ngân hàngtrong nước và nước ngoài phục vụ việc nghiên cứu, phân tích và dự báo diễn biếntiền tệ để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

Điều40. Hoạt động báo cáo

1. Thủtướng Chính phủ báo cáo hoặc ủy quyền cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáoQuốc hội kết quả thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia hằng năm, báo cáo vàgiải trình về vấn đề được nêu ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội vàcác cơ quan của Quốc hội; cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết chocơ quan của Quốc hội khi được yêu cầu để giám sát thực hiện chính sách tiền tệquốc gia.

2. Ngânhàng Nhà nước báo cáo Chính phủ các nội dung sau đây:

a) Tìnhhình diễn biến tiền tệ và ngân hàng theo định kỳ 06 tháng và hằng năm;

b) Báocáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán.

3. Ngânhàng Nhà nước cung cấp cho các bộ, cơ quan ngang bộ các báo cáo theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều41. Hoạt động xuất bản

Ngân hàngNhà nước tổ chức xuất bản các ấn phẩm về tiền tệ và ngân hàng theo quy định củapháp luật.

Chương IV

TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Điều42. Vốn pháp định

Vốn phápđịnh của Ngân hàng Nhà nước do ngân sách nhà nước cấp. Mức vốn pháp định củaNgân hàng Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều43. Thu, chi tài chính

Thu, chitài chính của Ngân hàng Nhà nước về nguyên tắc thực hiện theo quy định của Luậtngân sách nhà nước. Thủ tướng Chính phủ quy định những nội dung thu, chi tàichính phù hợp với hoạt động nghiệp vụ đặc thù của Ngân hàng Nhà nước.

Điều44. Kết quả tài chính

Kết quảtài chính hằng năm của Ngân hàng Nhà nước được xác định bằng nguồn thu về hoạtđộng nghiệp vụ ngân hàng và các nguồn thu khác, sau khi trừ chi phí hoạt độngvà các khoản dự phòng rủi ro.

Điều 45.Các quỹ

Ngân hàngNhà nước được trích từ kết quả tài chính hằng năm để lập các quỹ sau đây:

a) Quỹthực hiện chính sách tiền tệ quốc gia;

b) Quỹ dựphòng tài chính;

c) Quỹkhác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Mức tríchlập và việc sử dụng các quỹ tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định củaThủ tướng Chính phủ.

Kết quảtài chính của Ngân hàng Nhà nước sau khi trích lập các quỹ tại khoản 1 Điều nàyđược nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều46. Hạch toán kế toán

Ngân hàngNhà nước thực hiện hạch toán kế toán theo các chuẩn mực kế toán của Việt Nam và theo chếđộ kế toán đặc thù của Ngân hàng trung ương theo quy định của Thủ tướng Chínhphủ.

Điều47. Kiểm toán

Báo cáotài chính hằng năm của Ngân hàng Nhà nước được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán vàxác nhận.

Điều48. Năm tài chính

Năm tàichính của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày31 tháng 12 năm dương lịch.

Chương V

THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG

Điều49. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Cơquan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàngNhà nước, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửatiền.

2. Thủtướng Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quanThanh tra, giám sát ngân hàng.

Điều50. Mục đích thanh tra, giám sát ngân hàng

Thanhtra, giám sát ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnhcủa hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng; duy trì vànâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảmviệc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng caohiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Điều51. Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Thanhtra, giám sát ngân hàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, kháchquan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt độngbình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, giám sát ngânhàng.

2. Kếthợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngânhàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra,giám sát ngân hàng.

3. Thanhtra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra, giám sát toànbộ hoạt động của tổ chức tín dụng.

4. Thanhtra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật này và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy địnhvề thanh tra, giám sát ngân hàng của Luật này với quy định của luật khác thìthực hiện theo quy định của Luật này.

5. Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước quy định trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngânhàng.

Điều52. Đối tượng thanh tra ngân hàng

Ngân hàngNhà nước thanh tra các đối tượng sau đây:

1. Tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chứctín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trongtrường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyềnthanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tíndụng;

2. Tổchức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thôngtin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngânhàng;

3. Cơquan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tạiViệt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngânhàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

Điều53. Quyền, nghĩa vụ của đối tượng thanh tra ngân hàng

1. Thựchiện kết luận thanh tra.

2. Thựchiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Điều54. Căn cứ ra quyết định thanh tra

Việc raquyết định thanh tra phải trên cơ sở một trong các căn cứ sau đây:

1. Chươngtrình, kế hoạch thanh tra;

2. Yêucầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

3. Khiphát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

4. Khi códấu hiệu rủi ro đe dọa sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.

Điều55. Nội dung thanh tra ngân hàng

1. Thanhtra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, việc thực hiện các quyđịnh trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

2. Xemxét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chínhcủa đối tượng thanh tra ngân hàng.

3. Kiếnnghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành vănbản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngânhàng.

4. Kiếnnghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu vàxử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặnhành động dẫn đến vi phạm pháp luật.

5. Pháthiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩmquyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

Điều 56.Đối tượng giám sát ngân hàng

Ngân hàngNhà nước thực hiện việc giám sát ngân hàng đối với mọi hoạt động của tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàngNhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp giám sátcông ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng.

Điều57. Quyền, nghĩa vụ của đối tượng giám sát ngân hàng

1. Cungcấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quanThanh tra, giám sát ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chínhxác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

2. Báocáo, giải trình đối với khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động củaCơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

3. Thựchiện khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Cơ quan Thanh tra,giám sát ngân hàng.

Điều58. Nội dung giám sát ngân hàng

1. Thuthập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu giám sát ngânhàng.

2. Xemxét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàngvà các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; việc thực hiện kếtluận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giámsát ngân hàng.

3. Phântích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độrủi ro của tổ chức tín dụng; xếp hạng các tổ chức tín dụng hằng năm.

4. Pháthiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến viphạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

5. Kiếnnghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm phápluật.

Điều59. Xử lý đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Đốitượng thanh tra, giám sát ngân hàng vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàngthì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạmhành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồithường theo quy định của pháp luật.

2. Tuỳtheo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước còn áp dụng các biện pháp xửlý sau đây đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng:

a) Hạnchế chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng tài sản;

b) Hạnchế việc mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động;

c) Hạnchế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng;

d) Yêucầu tổ chức tín dụng phải tăng vốn điều lệ để đáp ứng các yêu cầu bảo đảm antoàn trong hoạt động ngân hàng;

đ) Yêucầu tổ chức tín dụng phải chuyển nhượng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần; cổ đônglớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối phải chuyển nhượng cổ phần;

e) Quyếtđịnh giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng trong những trườnghợp cần thiết bảo đảm an toàn cho tổ chức tín dụng và hệ thống các tổ chức tíndụng;

g) Ápdụng một hoặc một số tỷ lệ an toàn cao hơn mức quy định.

Điều60. Phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước với bộ, cơ quan ngang bộ trong hoạt độngthanh tra, giám sát ngân hàng

1. Ngânhàng Nhà nước phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trao đổi thông tinvề hoạt động thanh tra, giám sát trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thuộc thẩmquyền quản lý.

2. Ngânhàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra,giám sát tổ chức tín dụng; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanhtra, giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy địnhtại Điều 52 và Điều 56 của Luật này.

Điều61. Phối hợp thanh tra, giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ quancó thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài

1. Ngânhàng Nhà nước trao đổi thông tin và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thanhtra, giám sát ngân hàng của nước ngoài trong việc thanh tra, giám sát đối tượngthanh tra, giám sát ngân hàng nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam vàđối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài.

2. Ngânhàng Nhà nước thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngânhàng của nước ngoài về hình thức, nội dung, cơ chế trao đổi thông tin và phốihợp thanh tra, giám sát phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Chương VI

KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Điều62. Kiểm toán nội bộ

1. Kiểmtoán nội bộ là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiệnkiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

2. Quychế kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước banhành.

Điều63. Đối tượng, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Kiểm toán nội bộ

1. Đốitượng của Kiểm toán nội bộ là các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước.

2. Mụctiêu của Kiểm toán nội bộ là đánh giá về hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộnhằm bảo đảm độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu lực của các hoạt động, tuânthủ pháp luật, quy định, quy trình của Ngân hàng Nhà nước, bảo đảm an toàn tàisản.

3. Hoạtđộng của Kiểm toán nội bộ được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tuânthủ pháp luật, quy định, quy trình, kế hoạch đã được Thống đốc Ngân hàng Nhànước phê duyệt;

b) Bảođảm tính độc lập, trung thực, khách quan, giữ bí mật nhà nước và bí mật của đơnvị được kiểm toán;

c) Khônglàm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;

d) Kiểmtoán nội bộ được tiếp cận tài liệu, hồ sơ, giao dịch và các tài liệu cần thiếtkhác của đối tượng kiểm toán để thực hiện mục tiêu kiểm toán.

Điều64. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nội bộ

1. Thựchiện kiểm toán tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước phù hợp vớikế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàngNhà nước.

2. Thựchiện kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và các nhiệm vụ khác của Ngânhàng Nhà nước.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều65. Hiệu lực thi hành

1. Luậtnày có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

2. LuậtNgân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 hết hiệu lực kể từngày Luật này có hiệu lực.

Điều66. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật;hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lýnhà nước./.

Luậtnày đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họpthứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

(Đã ký)

Nguyễn Phú Trọng