Thi khoa học kỹ thuật môn Ngữ văn

CHÚC MỪNG DỰ ÁN DỰ THI KHOA HỌC KĨ THUẬT CẤP QUỐC GIA Bộ phận Nghiên cứu khoa học – Giáo dục STEM chúc mừng dự án “ HỌC NGỮ VĂN QUA TRÒ CHƠI BOARDGAME” của hai em học sinh Trần Thị Cát Tường (11A1) và Hồ Bảo Nghi (11A1) do Cô Th.S Chu Thị Anh hướng dẫn đã vinh dự được chọn tham gia cuộc thi KHKT cấp Quốc gia. Sau khi thi đấu xuất sắc tại vòng chung kết Cuộc thi KHKT cấp Thành phố, dự án đã được Ban giám khảo đánh giá cao về tính khoa học, tính ứng dụng của trò chơi Boargame vào học tập môn Ngữ văn trong nhà trường, đặc biệt phát triển các năng lực bộ môn, chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới. HỌC NGỮ VĂN QUA TRÒ CHƠI BOARDGAME là một trong 4 dự án xuất sắc nhất của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hồ Chí Minh chọn để tham gia cuộc thi cấp Quốc gia. Cuộc thi KHKT cấp Quốc gia năm nay dự kiến tổ chức vào vào tháng 3 năm 2022, hình thức thi trực tuyến.

Chúc các em học sinh dự thi bình tĩnh, tự tin, sáng tạo và chiến thắng!

 

Thi khoa học kỹ thuật môn Ngữ văn

Cô giáo Hoàng Thị Hà hướng dẫn học sinh nghiên cứu đề tài, dự án KHKT. Ảnh: P.Q

Sinh ra trong một gia đình bố, mẹ là giáo viên nên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cô gái trẻ Hoàng Thị Hà đã ước mơ trở thành một giáo viên để tiếp nối truyền thống của gia đình. Vì vậy, cô luôn cố gắng học tập tốt và ước mơ đã trở thành hiện thực khi thi đỗ trường Ðại học Sư phạm Thái Nguyên năm 1995. Khi ra trường, cô Hà được phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn tại Trường Chuyên ban TX. Lai Châu cũ (nay là Trường THPT TP. Ðiện Biên Phủ); năm 2013, cô chuyển công tác sang giảng dạy tại Trường PTDTNT tỉnh. Dù giảng dạy môn Ngữ văn, nhưng cô giáo Hoàng Thị Hà rất đam mê nghiên cứu khoa học và đã trở thành người “truyền lửa” cho học sinh.

Ðể khích lệ niềm say mê nghiên cứu khoa học, phát huy sự sáng tạo của học sinh, cô Hà thường xuyên cung cấp các thông tin về những cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, các đề tài, dự án hay, có ý nghĩa thiết thực cho học sinh; cùng với đó khuyến khích các em đề xuất ý tưởng. Trong quá trình nghiên cứu các đề tài, dự án khoa học, cô và trò đều phải tự học hỏi, nghiên cứu. Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng cô đã tìm ra phương pháp để “truyền lửa” cho các em.

Cô Hoàng Thị Hà chia sẻ: “Ðể các em có kiến thức về đề tài mình sắp thực hiện, sau mỗi giờ lên lớp tôi luôn dành thời gian nghiên cứu, sưu tầm thông tin liên quan đến các đề tài, ý tưởng của học sinh trên sách, báo và mạng internet. Những thông tin sưu tầm được tập hợp, in thành tài liệu cho các em nghiên cứu. Với từng ý tưởng cụ thể, tôi đều lập kế hoạch thực hiện, trong đó quy định thời gian cho từng công đoạn, lựa chọn điều kiện tối ưu nhất để hoàn thành dự án”.

Việc nghiên cứu cần có nhiều thời gian nên cô Hà cũng tích cực vận động gia đình, phụ huynh học sinh tạo điều kiện cho các em thực hiện dự án cả khi ngoài giờ lên lớp. Do khả năng thuyết trình, đứng trước đám đông của học sinh còn hạn chế, cô Hà dành thời gian cùng các em luyện tập thuyết minh về đề tài, dự án của mình trước ban giám khảo. Nhờ có sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Hà, 2 năm học (2017 - 2018, 2018 - 2019), Trường PTDTNT tỉnh đều đạt giải cao trong cuộc thi KHKT cấp tỉnh, cấp quốc gia.

Nhà giáo ưu tú Phạm Lệ Thanh, Hiệu trưởng Trường PTDTNT tỉnh, cho biết: Cô Hà không chỉ là người hướng dẫn học sinh nghiên cứu, mà quan trọng hơn là khơi dậy cho học sinh có niềm đam mê với khoa học, dám mơ ước và dám thực hiện ước mơ cháy bỏng của mình. Trong 3 năm học (2016 - 2017, 2017 - 2018, 2018 - 2019), cô Hà đã đồng hành hướng dẫn học sinh thực hiện một số đề tài, ý tưởng, trong đó có Dự án “Nâng cao nhận thức, tình cảm của các bạn học sinh dân tộc thiểu số trong trường qua việc tìm hiểu cuộc đời, vai trò lãnh đạo của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Ðiện Biên Phủ” đã đạt giải nhất cuộc thi KHKT cấp tỉnh và giải 3 cấp quốc gia.

Bên cạnh việc truyền cảm hứng cho các em học sinh đề xuất ý tưởng, nghiên cứu khoa học, cô giáo Hoàng Thị Hà còn làm tốt nhiệm vụ chuyên môn; nhiều năm liền, cô được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và được Sở Giáo dục và Ðào tạo, UBND tỉnh tặng Bằng khen và Giấy khen...

Thứ 6, 15/11/2019 | 09:04:09

6,658 lượt xem

Những năm qua, phong trào nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh ngày càng được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả cao tại các cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, cấp quốc gia.

Thi khoa học kỹ thuật môn Ngữ văn

Một buổi sinh hoạt hát chèo của cô và trò Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh.

Phong trào thực sự là sân chơi bổ ích, thiết thực, giúp học sinh phát huy tiềm năng và tư duy sáng tạo đồng thời tạo điều kiện để học sinh trau dồi kiến thức gắn với thực hành khoa học.

Lựa chọn đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội - hành vi, hai em Bùi Cẩm Anh và Phạm Thùy Dương, học sinh lớp 10A11, Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh đã mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình về “Thực trạng và một số giải pháp đưa bộ môn hát chèo vào hoạt động ngoại khóa của trường THPT” với cô giáo Phạm Thị Hải Yến, giáo viên tiếng Anh kiêm Bí thư Đoàn Thanh niên trường. Chỉ trong một thời gian ngắn thực hiện thí điểm tại trường, đề tài của các em được đông đảo các bạn học sinh hưởng ứng. Vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa hay giờ ra chơi, không khó để bắt gặp các nhóm học sinh tụm năm, tụm ba ở các gốc cây trên sân trường tập hát các bài chèo. 

Em Phạm Thùy Dương, học sinh lớp 10A11, Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh chia sẻ: Trong môn Ngữ văn lớp 10 mà chúng em đang học, số tiết học dành cho phần văn học dân gian khá nhiều. Bên cạnh đó, “Thái Bình là nôi hát chèo” nên em nghĩ từ kiến thức được học và năng khiếu của một số bạn có thể áp dụng cho học sinh trong trường để cùng học hát chèo. Từ đó giúp em và các bạn có thêm hứng thú để học môn Ngữ văn, vừa bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống, phát triển khả năng tư duy, hình thành nhân cách cho học sinh. 

Cô giáo Phạm Thị Hải Yến, Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh cho biết: Khi các em trình bày ý tưởng, tôi và cô giáo chủ nhiệm lớp 10A11 rất ủng hộ bởi tính nhân văn và hiệu quả của dự án. Dự án “Thực trạng và một số giải pháp đưa bộ môn hát chèo vào hoạt động ngoại khóa của trường THPT” của học sinh Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh đã đạt điểm cao nhất, trở thành 1 trong 3 dự án cụm trường THPT thành phố được chọn đi thi cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh sắp tới.

Tại Thái Thụy, phong trào nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật cũng được học sinh các trường tích cực hưởng ứng. Tiếp xúc và tạo ra các sản phẩm khoa học ngay từ khi học THCS nhưng đến giờ em Nguyễn Trung Anh, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Đông Thụy Anh mới tạo ra được sản phẩm mà em thực sự tâm đắc. Trung Anh chia sẻ: Từ khoảng tháng 7/2019, em nhận thấy nước rửa bát của gia đình có nhiều hóa chất, không tốt cho sức khỏe nên đã bàn với bạn thân cùng lớp là Nguyễn Thị Ngọc Linh về suy nghĩ làm thế nào để tạo ra nước tẩy rửa từ các sản phẩm thiên nhiên. Sau khi tìm hiểu về tác dụng của quả bồ hòn và các loại vỏ, cây thiên nhiên như: vỏ bưởi, cam, xả, đầu mía... các em đã từng bước thực hiện các thao tác để tạo ra loại nước rửa ưng ý. 

Em Nguyễn Thị Ngọc Linh chia sẻ thêm: Lúc đầu em và Trung Anh đun các nguyên liệu lên và thu được một chất lỏng nhưng không đạt yêu cầu nên sau đó, bọn em đã sử dụng con men để ủ nguyên liệu trong 1,5 tháng. Kết quả khiến chúng em khá bất ngờ bởi chỉ với 1kg quả bồ hòn có giá khoảng 100.000 đồng và một số loại nguyên liệu đi xin được, chúng em đã thu được 10 lít nước tẩy rửa đa năng, mùi thơm tự nhiên, tẩy rửa tốt và quan trọng nhất là thân thiện với môi trường. 

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà, Trường THPT Đông Thụy Anh trực tiếp hướng dẫn, đồng hành cùng Trung Anh và Ngọc Linh trong suốt 4 tháng qua chia sẻ: Sản phẩm do chính các em lên ý tưởng và thực hiện, tôi giúp các em định hướng cách làm và liên hệ với một số đơn vị như trường mầm non, hộ gia đình để thử nghiệm nước tẩy rửa. Kết quả là 100% người sử dụng rất hài lòng. Đây là thành quả bước đầu của các em.

Sản phẩm của Trung Anh và Ngọc Linh đã được các em mang đến tham dự cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2019 - 2020 cấp cụm trường THPT trên địa bàn huyện Thái Thụy. Cùng với sản phẩm của các em có đến 10 đề tài, dự án được các trường THPT trên địa bàn huyện Thái Thụy lựa chọn đem đến cuộc thi. 

Thầy giáo Trương Kim Hiển, Hiệu trưởng Trường THPT Đông Thụy Anh cho biết: Nhà trường luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh thể hiện và thực hiện ý tưởng. Vì vậy, khi bất cứ học sinh nào trình bày ý tưởng, các thầy cô giáo đều rất trân trọng và hướng dẫn cho các em thực hiện đam mê. Chúng tôi phân công giáo viên có trình độ, năng lực về chuyên môn cũng như đam mê nghiên cứu khoa học hướng dẫn học sinh thực hiện để tham dự các cuộc thi khoa học kỹ thuật các cấp. Đặc biệt, phong trào còn được sự ủng hộ rất lớn từ phụ huynh học sinh nhà trường. Từ đó, khí thế thi đua ngày càng trở nên sôi nổi hơn. Trong 6 năm qua, Trường THPT Đông Thụy Anh có 20 dự án thi cấp cụm; 8 dự án thi cấp tỉnh, trong đó có 1 giải nhất, 3 giải nhì, 2 giải ba và 2 giải khuyến khích; 3 dự án được chọn thi cấp toàn quốc với 1 giải ba và 2 giải đặc biệt.

Bà Trần Thị Bích Vân, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học không chỉ là sân chơi mà còn là nơi khuyến khích học sinh đam mê nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật, có cơ hội sử dụng những kinh nghiệm thực tế cũng như kiến thức đã học ở trường để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày; tạo cơ hội cho học sinh giới thiệu kết quả sáng tạo khoa học kỹ thuật của mình tới các nhà khoa học. Trong 6 năm qua, việc nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật đã lan tỏa sâu rộng trong các cơ sở giáo dục, nhiều dự án của các em đã được áp dụng vào thực tế và mang lại hiệu quả cao.

Thi khoa học kỹ thuật môn Ngữ văn

Hai anh em Ngô Duy Anh và Ngô Hà Linh thuyết trình sản phẩm tại cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh lần thứ IV.

Trò chơi nhặt rác cùng ong, sản phẩm tin học do hai anh em Ngô Duy Anh, Trường THCS Lương Thế Vinh và Ngô Hà Linh, Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (thành phố Thái Bình) nghiên cứu, sáng chế vừa đạt giải khuyến khích tại cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ XV. Sản phẩm được đánh giá cao bởi ý nghĩa giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân và có thể cải biên đưa vào giảng dạy tại các nhà trường.

Với mong muốn nâng cao ý thức của mọi người trong việc phân loại rác, đổ rác đúng nơi quy định, góp phần bảo vệ môi trường, Ngô Duy Anh và Ngô Hà Linh đã bắt tay vào nghiên cứu, thiết kế trò chơi nhặt rác cùng ong. Trò chơi được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình Java, có thể chạy trên máy tính cài hệ điều hành Windows với 10 cấp độ từ dễ đến khó. Mỗi cấp độ sẽ có số lượng rác và các loại rác khác nhau như: rác sinh hoạt, rác tái chế, rác nguy hiểm và rác độc hại. Tương ứng với mỗi loại rác là các thùng đựng rác, cụ thể thùng màu xanh chứa rác sinh hoạt, màu trắng chứa rác tái chế, màu vàng đựng rác nguy hiểm và màu đen đựng rác độc hại. Người chơi sẽ điều khiển chú ong nhặt rác, bỏ vào các thùng trong một thời gian nhất định.

Thi khoa học kỹ thuật môn Ngữ văn

Giao diện trò chơi nhặt rác cùng ong.

Ngô Hà Linh chia sẻ: Từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 có thùng màu xanh lá, người chơi sẽ điều khiển chú ong nhặt các loại rác sinh hoạt bỏ vào thùng. Số rác có trong cấp độ 1 là 50 lượt rác. Người chơi dọn hết số rác trong khoảng thời gian cho phép sẽ được chơi tiếp sang cấp độ cao hơn với lượng rác nhiều hơn, tốc độ xuất hiện nhanh hơn. Từ cấp độ 4 - 6 sẽ xuất hiện thùng màu xanh và trắng, tương đương rác sinh hoạt và rác tái chế. Cấp độ 7 - 10, 4 loại rác cùng xuất hiện, trong đó có thêm các loại rác nguy hiểm như: kim tiêm, thủy tinh... và rác độc hại gồm hóa chất, axit, pin, ắc quy... 4 thùng được đặt ở 4 góc màn hình, người chơi phải nhanh tay, nhanh mắt lựa chọn rác bỏ vào thùng. Sau mỗi cấp độ, người chơi sẽ được thưởng từ 1 đến 3 sao, tùy theo khả năng.

Không chỉ nâng cao ý thức cho người dân về phân loại rác, sau mỗi phần chơi, khi đạt điểm tối đa, trò chơi sẽ đưa ra một câu khẩu hiệu như một thông điệp về việc bảo vệ môi trường như: Môi trường hôm nay - cuộc sống ngày mai; Để tương lai tươi sáng - hãy hành động ngay hôm nay; Tôi với bạn - hãy chung tay vì cuộc sống của chúng ta... Bên cạnh đó, phần mềm có cả phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh để nâng cao trình độ ngôn ngữ cho người chơi và có thể nhân rộng, ứng dụng ra thế giới.

Ngô Duy Anh cho biết: So với các trò chơi nhặt rác hiện có, ngoài việc chơi theo thiết kế ban đầu, từ trò chơi nhặt rác cùng ong, người chơi còn có thể cải biên, thay đổi để khai thác nhiều nhất hiệu quả của phần mềm. Trên cơ sở phần mềm sẵn có, giáo viên các trường tiểu học, trung học cơ sở có thể thay đổi, áp dụng giảng dạy vào nhiều môn học. Giáo viên dạy môn sinh học có thể thay đổi thành trò chơi phân loại các lớp động vật: lớp bò sát, lớp cá, lớp chim, lớp thú; giáo viên tiếng Anh có thể chuyển thành trò chơi phân loại động từ, danh từ, tính từ, trạng từ... Bên cạnh tài liệu hướng dẫn chơi, nhóm tác giả cũng đưa ra tài liệu hướng dẫn cải biên, thay đổi sản phẩm cho những ai thích chuyển đổi, ứng dụng vào thực tiễn.

Đơn giản, dễ chơi và mang ý nghĩa giáo dục vệ sinh môi trường, trò chơi nhặt rác cùng ong có thể nhân rộng ra thực tiễn. Người dùng chỉ cần copy về cài đặt ở bất cứ máy tính nào chạy hệ điều hành Windows và có cài Java. Trò chơi nhặt rác cùng ong sở hữu nhiều ưu việt song để có thể nghiên cứu, sáng chế ra phần mềm không phải là chuyện đơn giản đối với những học sinh đang ở độ tuổi học tiểu học và trung học cơ sở.

Chị Hà Thu Nguyệt, phụ huynh của Ngô Duy Anh và Ngô Hà Linh chia sẻ: Hai vợ chồng tôi là giáo viên nhưng không dạy về công nghệ thông tin nên không giúp đỡ được các con nhiều, chỉ động viên và tạo điều kiện để các con thực hiện niềm đam mê, ý tưởng của mình. So với độ tuổi của các con khi bắt tay vào nghiên cứu việc lập trình không hề đơn giản. Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ của cô giáo hướng dẫn, sự mày mò nghiên cứu, tự học trên mạng, các con đã hoàn thành được ý tưởng của mình. Hiện nay, ảnh được sử dụng mới là hình ảnh 2D, thời gian tới nếu có điều kiện, các con sẽ thiết kế trên giao diện 3D nhằm tăng tính hấp dẫn của trò chơi.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phân loại rác thải, nhận biết màu sắc của các thùng đựng rác cho người chơi và có thêm tư liệu giảng dạy cho giáo viên khi cải biên, thay đổi phần mềm, trò chơi nhặt rác cùng ong là giải pháp tuyên truyền hiệu quả trong nhà trường, các cuộc thi về môi trường. Tuổi nhỏ song sức sáng tạo và niềm đam mê khoa học không nhỏ, mong rằng thành công bước đầu từ cuộc thi sẽ là điểm tựa để Ngô Duy Anh và Ngô Hà Linh có thêm nhiều nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong tương lai.


Hoàng Lanh - Đặng Anh