Thị lực mắt 20 25 là như thế nào năm 2024

Theo Bệnh viện Mắt Divyesh, một người có thị lực 20/25 có thể đứng cách biểu đồ mắt 20 feet và nhìn thấy chi tiết tương tự như người có thị lực 20/20 đứng cách biểu đồ đó 25 feet. Thuật ngữ "thị lực 20/25" được sử dụng để mô tả chất lượng thị lực của một người so với người có thị lực 20/20, được coi là thị lực "bình thường" hoặc "trung bình".

Bệnh viện mắt Divyesh giải thích rằng thị lực 20/20 không nhất thiết là thị lực “hoàn hảo” mặc dù một số người tin rằng đúng như vậy. Đúng hơn, con số này được sử dụng cho mục đích so sánh. Một số người có thể nhìn thấy tốt hơn 20/20. Ví dụ, một người có thị lực 20/15 có thể nhìn thấy ở độ cao 20 feet so với người bình thường có thể nhìn thấy ở 15 feet. Ngoài ra, người có thị lực 20/40 phải đứng cách biểu đồ mắt 20 feet để có thể nhìn thấy cùng một lượng chi tiết mà người có thị lực 20/20 có thể nhìn thấy ở 40 feet.

Bệnh viện mắt Divyesh cho biết những so sánh này có một số ứng dụng thực tế. Ví dụ, chúng được sử dụng để xác định mức giới hạn cho người mù hợp pháp, là 20/200 ở Hoa Kỳ. Chúng cũng được sử dụng để xác định tính đủ điều kiện và yêu cầu cấp phép cho một số ngành nghề nhất định. Để có được bằng phi công, thông thường phải có thị lực 20/20. Một người phải có thị lực 20/40 để có bằng lái xe mà không yêu cầu đeo kính điều chỉnh và 20/80 có thể được sử dụng làm chứng chỉ để được hỗ trợ giáo dục đặc biệt.

Thị lực là một khả năng của hệ thống thị giác cho phép bạn có thể nhìn rõ và nhận biết được các sự vật xung quanh. Thị lực giúp chúng ta nhận biết hình ảnh và phân biệt các kích thước và hình dáng sự vật nằm trong không gian. Nhờ có thang độ đo thị lực, dưới dạng góc tối thiểu phân biệt được 2 điểm gần nhau nhất, mà chúng ta sẽ so sánh được tình trạng sức khỏe giữa 2 mắt, thậm chí so sánh được tình trạng thị giác người bệnh ở những thời điểm khám khác nhau.

1.1 Cấu tạo của mắt

Mắt gồm nhiều thành phần quang học, chúng phối hợp với nhau để tạo nên thị lực bao gồm:

  • Giác mạc: phần trong suốt bên ngoài bảo vệ vàcho phép ánh sáng được khúc xạ vào mắt.
  • Đồng tử: cho ánh sáng đi vào và kiểm soát lượng ánh sáng đi vào mắt. Đồng tử giãn ra trong môi trường có ánh sáng mờ và co lại trong môi trường có ánh sáng mạnh.
  • Mống mắt: có vai trò điều khiển đồng tử, kiểm soát kích thước đồng tử.
  • Thủy tinh thể: hoạt động giống như chiếc thấu kính có thể co giãn giúp tập trung tia sáng đi vào mắt thành các tiêu điểm sắc nét, cho phép mắt nhìn rõ hình ảnh ở nhiều khoảng cách khách nhau.
  • Võng mạc: có vai trò như màn hứng ánh sáng, chuyển chúng thành tín hiệu hình ảnh và truyền lên não.
  • Dây thần kinh thị giác: truyền tín hiệu hình ảnh từ võng mạc lên não để phân tích giúp nhận dạng hình ảnh, và quan trọng hơn nữa là phối hợp hình ảnh của 2 mắt với nhau.

Nếu có ít nhất 1 trong số các cấu trúc trên có vấn đề thì thị lực của mắt sẽ thị ảnh hưởng, nếu nghiêm trọng có thể khiến thị lực không thể phục hồi, thậm chí mù lòa.

1.2 Thị lực 20/40, 20/200, 20/30 thì khác nhau như thế nào?

Các con số 20/40, 20/30, 20/60,hoặc các giá trị thấp hơn nữa là cách ghi kết quả đo bằng bảng đo thị lực, cho biết tình trạng thị lực hiện tại của mắt. Hiện nay có 2 cách ghi kết quả đo thị lực là cách ghi Snellen theo khoảng cách bảng đo [20 feet, hay là 6 mét] và cách ghi số thập phân với mẫu số là 10.

Quy ước cách ghi kết quả thị lực Snellen như sau:

  • Tử số [số viết phía trước dấu /]: Cho biết khoảng cách được thử .
  • Mẫu số [số viết phía sau dấu /]: Cho biết khoảng cách đọc được chữ thử ở mắt người bình thường.

Ví dụ: Thị lực 20/40 nghĩa là mắt người được kiểm tra đọc được chữ thử ở khoảng cách 20 feet, trong khi mắt người bình thường đọc được chữ thử đó ở khoảng cách 40 feet.

Tại Việt Nam phổ biến cách ghi thập phân với mẫu số là 10 sẽ được ghi nhận từ 1/10 đến 10/10. Trong đó, kết quả đo thị lực < 3/10 cho thấy thị lực yếu, thị lực từ 7/10 trở xuống là có giảm thị lực, thị lực 8/10 đến 10/10 là thị lực tốt, còn thị lực >10/10 là rất tinh mắt.

Đây là cách ghi kết quả khi kiểm tra thị lực bằng bảng đo thị lực, nó cho biết người kiểm tra đọc được bao nhiêu hàng trên tổng số 10 hàng. Bạn có thể quy đổi cách ghi Snellen sang cách ghi thập phân với tử số 10 như sau: thị lực 20/40 sẽ tương đương với 5/10, thị lực 20/30 tương đương với 6.3/10, tương tự vậy thị lực 20/200 là 1/10 hay 20/20 sẽ là 10/10.

2. Suy giảm thị lực là gì?

Suy giảm thị lực là tình trạng mắt giảm khả năng nhìn và nhận thức sự vật ở một mức độ cụ thể, được đánh giá bằng quá trình khám đo thị lực. Người bệnh có thể bị suy giảm thị lực ở cả 2 mắt hoặc suy giảm thị lực 1 bên mắt.

Bạn có thể nhận biết sớm các dấu hiệu cho thấy suy giảm thị lực như:

  • Tầm nhìn thay đổi từ từ hoặc đột ngột.
  • Nhìn mờ, nhìn không rõ các chi tiết của hình ảnh hơn trước.
  • Thường xuyên bị đau nhức 1 hoặc cả 2 bên mắt.
  • Cảm thấy có 1 màn chắn trước mắt khiến mắt nhìn không rõ sự vật.
  • Nhìn thấy những vệt đen gây cản trở tầm nhìn.
  • Nhìn hình ảnh bị méo mó, cong vẹo.

Bất kỳ biểu hiện bất thường nào của mắt cũng là dấu hiệu cho thấy mắt đang có vấn đề. Bạn cần đến bệnh viện, phòng khám uy tín để được kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe mắt.

3. Nguyên nhân gây suy giảm thị lực

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực ở mắt từ nhẹ đến nặng. Trong đó phổ biến nhất là các nguyên do sau:

3.1 Tật khúc xạ ở mắt

Các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng suy giảm thị lực đặc biệt là ở người trẻ. Mắt bị cận thị, viễn thị hay loạn thị sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn rõ hình ảnh. Tật khúc xạ có thể khắc phục và cải thiện được thị lực bằng nhiều biện pháp như các loại kính gọng hoặc phẫu thuật để cải thiện thị lực mà không cần sự hỗ trợ của các loại kính.

3.2 Lão hóa

Cùng với quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, khi bước sang tuổi 40, mắt dần có các dấu hiệu lão thị gây suy giảm thị lực. Lão thị là tình trạng suy giảm thị lực do lão hóa phổ biến nhất, khiến thị lực giảm gây ra nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt, làm việc.

Ngoài ra, bạn còn có thể mắc một số bệnh lý về mắt do tuổi tác như: đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, thoái hóa võng mạc. Các bệnh lý này nếu không được phát hiện kịp thời có thể khiến người bệnh mất thị lực vĩnh viễn.

3.3 Chấn thương ở mắt

Trong sinh hoạt thường ngày, nếu xảy ra sự cố gây chấn thương cho mắt hay nhiễm trùng mắt, khiến mắt bị viêm nhiễm đều gây ra những ảnh hưởng xấu đến thị lực. Những ảnh hưởng nhỏ này nếu được điều trị và chăm sóc tốt, người bệnh có thể lấy lại thị lực bình thường.

3.4 Bệnh lý về mắt

Tăng nhãn áp, bong võng mạc, nhược thị, xuất huyết dịch kính, viêm kết mạc, bệnh mù màu, quáng gà, ung thư mắt,... và các bệnh lý khác về mắt khác đều làm suy giảm thị lực, giảm tầm nhìn của mắt. Bệnh cần được phát hiện sớm để có thể khắc phục, điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho mắt, khả năng bị mù lòa rất cao.

3.5 Bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến mắt

Một số bệnh lý toàn thân mãn tính có thể gây ảnh hưởng đến thị lực như:

  • Tiểu đường, gây ra bệnh võng mạc đái tháo đường rất nguy hiểm cho mắt, có thể khiến mắt mù lòa.
  • Tăng huyết áp, gây ra tình trạng tắc tĩnh mạch võng mạc khiến mắt bị mờ đi.
  • Bệnh bạch tạng, khiến mắt thiếu sắc tố nên sẽ bị mờ dần; mắt nhạy cảm, dễ bị tổn thương và suy giảm thị lực theo thời gian.

Do đó người đang có các bệnh lý mãn tính cần kiểm soát tốt tình trạng bệnh, dùng thuốc đều đặn và thăm khám bác sĩ định kỳ.

4. Cách điều trị suy giảm thị lực tốt nhất

Suy giảm thị lực tùy theo từng nguyên nhân và tình trạng sức khỏe từng người bệnh khác nhau, sẽ có cách chữa trị riêng để giúp ổn định và cải thiện thị lực cho người bệnh.

  • Cận thị - Viễn thị - Loạn thị: tật khúc xạ của mắt có thể khắc phục bằng việc đeo kính hoặc phẫu thuật để điều chỉnh khúc xạ kéo dài.
  • Lão thị: dùng kính lão để cải thiện thị giác, ngoài ra có thể sử dụng thêm phương pháp phẫu thuật Presbyond.
  • Các bệnh lý khác về mắt: mỗi bệnh lý sẽ có tình trạng nặng nhẹ khác nhau, dựa vào đó bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất như dùng thuốc uống, thuốc nhỏ mắt, phẫu thuật hoặc phối hợp các phương pháp điều trị với nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên việc điều trị chỉ có hiệu quả tốt nhất khi phát hiện sớm, nhiều bệnh khi đã để quá nặng sẽ làm giảm hiệu quả điều trị khiến mắt có nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn. Do đó, nên khám bác sĩ định kỳ 6 tháng/lần hoặc bất kỳ khi nào mắt có những dấu hiệu lạ để phát hiện bệnh kịp thời và không làm chậm trễ việc điều trị.

Để đảm bảo thị lực luôn được tốt nhất bạn nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho mắt, bảo vệ mắt trước những tác động của môi trường, duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học.

Trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin tổng quan và đầy đủ nhất cho câu hỏi “Thị lực là gì?”. Thị lực của mắt rất quan trọng, có ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và sinh hoạt do đó bạn cần quan tâm, chăm sóc mắt đúng cách. Hãy chia sẻ thông tin này với mọi người để hiểu rõ hơn về thị lực và cách chăm sóc mắt.

Chủ Đề