Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí NO2 độc

Đê hạn chế khí NO2 thoát ra ngoài tốt nhất cần lựa chọn bông tẩm có khả năng phản ứng với NO2 tạo chất rắn an toàn.

Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí NO2 rất độc. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta có thể nút ống nghiệm bằng nhúm bông


A.

B.

C.

D.

Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống ng?

Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng
(a) bông khô. (b) bông có tẩm nước.
(c) bông có tẩm nước vôi. (d) bông có tẩm giấm ăn.
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là

A. (d).

B. (c).

C. (a).

D. (b).

Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm

  • Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng
  • Tính chất hóa học của Axit nitric
    • 1. Axit nitric thể hiện tính axit
    • 2. Tính oxi hóa của HNO3
  • Câu hỏi vận dụng liên quan

Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến thí nghiệm với HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng bông có tẩm nước vôi trong.

Hy vọng ngoài nội dung câu hỏi, các bạn học sinh sẽ vận dụng củng cố làm thêm các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung câu hỏi, bài tập dưới đây.

Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng

A. bông khô

B. bông có tẩm nước

C. bông có tẩm nước vôi trong

D. bông có tẩm giấm ăn

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là dùng bông có tẩm nước vôi trong để nút vào ống nghiệm.

2Ca(OH)2 + 4NO2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + 2H2O

Đáp án C

Tính chất hóa học của Axit nitric

1. Axit nitric thể hiện tính axit

Axit nitric có tính chất của một axit bình thường nên nó làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Tác dụng với bazo, oxit bazo, muối cacbonat tạo thành các muối nitrat

2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O

2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O

2HNO3 + BaCO3 → Ba(NO3)2 + H2O + CO2

2. Tính oxi hóa của HNO3

a. Axit nitric tác dụng với kim loại

Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat và nước .

Kim loại + HNO3 đặc → muối nitrat + NO + H2O ( to)

Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrat + NO + H2O

Kim loại + HNO3 loãng lạnh → muối nitrat + H2

Mg (rắn) + 2HNO3 loãng lạnh → Mg(NO3)2 + H2 (khí)

Nhôm, sắt, crom thụ động với axit nitric đặc nguội do lớp oxit kim loại được tạo ra bảo vệ chúng không bị oxy hóa tiếp.

b. Tác dụng với phi kim

(Các nguyên tố á kim, ngoại trừ silic và halogen) tạo thành nito dioxit nếu là axit nitric đặc và oxit nito với axit loãng và nước, oxit của phi kim.

C + 4HNO3 đặc → 4NO2 + 2H2O + CO2

c. Tác dụng với oxit bazo, bazo, muối mà kim loại trong hợp chất này chưa lên hóa trị cao nhất:

FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

FeCO3 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2

d. Tác dụng với hợp chất

3H2S + 2HNO3 (>5%) → 3S ↓+ 2NO + 4H2O

Ag3PO4 tan trong HNO3, HgS không tác dụng với HNO3.

e. Tác dụng với nhiều hợp chất hữu cơ

Axit nitric có khả năng phá hủy nhiều hợp chất hữu cơ, nên sẽ rất nguy hiểm nếu để axit này tiếp xúc với cơ thể người.

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1.Nhóm kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội là

A. Zn, Mg, Cu

B. Cu, Fe, Ag

C. Al, Zn, Ag

D. Mg, Al, Cu

Xem đáp án

Đáp án A

Nhóm kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội là

A. Zn, Mg, Cu

3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

Loại B vì có Fe thụ động trong HNO3 đặc nguội

Loại C, D vì có Al thụ động trong HNO3 đặc nguội

Câu 2. Kim loại nào sau đây không phản ứng với HNO3 đặc nguội?

A. Fe

B. Cu

C. Zn

D. Ag

Xem đáp án

Đáp án A

Fe sau phản ứng với HNO3 đặc nguội

Câu 3.Dãy chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch HNO3

A. FeCO3, Cu, Zn, P

B. H2S, CO2, BaSO4, ZnO

C. Al, Mg, FeS2, FeCO3

D. FeCO3, Al, Na2SO4, Fe(OH)2

Xem đáp án

Đáp án A

Dãy chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch HNO3: FeCO3, Cu, Zn, P

3FeCO3 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 3CO2 + NO + 5H2O

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O

Câu 4.Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2:

A. CuO, NO và O2

B. Cu(NO2)2 và O2

C. Cu(NO3)2, NO2 và O2

D. CuO, NO2 và O2

Xem đáp án

Đáp án D

Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2: CuO, NO2 và O2

Câu 5.Nhận xét nào sau đây không đúng về axit nitric

A. HNO3 có tính axit mạnh, tác dụng được với hầu hết với các kim loại ( trừ Au, Pt)

B. Axit nitric tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào

C. Trong axit nitric, nguyên tố nito có cộng hóa trị là 4

D. Phần lớn lượng HNO3 sản xuất trong công nghiệp được dùng để điều chế phân đạm

Xem đáp án

Đáp án A

Đáp án: HNO3 có tính axit mạnh, tác dụng được với hầu hết với các kim loại ( trừ Au, Pt)

Vì HNO3 có tính oxi hóa mạnh, nên tác dụng với hầu hết kim loại trừ Au,Pt.

--------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Trong phân tử  HNO3 nguyên tử N có :

Các tính chất hoá học của HNO3 là :

Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm :

Phản ứng nhiệt phân không đúng là :

Kim loại Cu có thể bị hoà tan trong hỗn hợp dung dịch nào

Phân biệt ba dung dịch axit NaCl ; NaNO3 và Na3PO4 bằng :