Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở ….

Xác định thị trường liên quan theo Luật cạnh tranh năm 2004

01/11/2005

Nguyễn Ngọc Sơn, Th.S. Trường ĐH luật Tp. Hồ Chớ Minh

Từ viết tắt In trang Gửi tới bạn
Dưới góc độ kinh tế, thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu về một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định. Nếu như các sản phẩm trên thị trường có thể thay thế hoàn toàn cho nhau (giống hệt nhau) thì người tiêu dùng có thể lựa chọn bất cứ doanh nghiệp nào trong số các doanh nghiệp đang cung cấp sản phẩm trên thị trường. Lúc này, mỗi nhà cung cấp đều phải chịu sức ép cạnh tranh từ doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, rất hiếm khi tồn tại một thị trường mà các sản phẩm lại có thể thay thế hoàn toàn cho nhau. Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để dị biệt hoá sản phẩm của mình trước thói quen tiêu dùng của khách hàng. Kinh tế học lý giải về tính dị biệt hoá của sản phẩm trên thị trường từ góc độ của cạnh tranh và độc quyền. Theo nhà kinh tế học người Mỹ, Edward H. Chamberlin,trongkinh doanh, mỗi sản phẩm mang lại tính độc đáo bằng đặc điểm riêng có của nó trong việchình thành nh ưth ư ơng hiệu, khác biệt về chất l ư ợng, cung cách phục vụđiều này thể hiệnkhía cạnh độc quyền của nó. Mỗi sản phẩm là đối t ư ợng cạnh tranh của sản phẩm khác.Việc dị biệt hoá đã làm cho cả độc quyền và cạnh tranh cùng có mặt .Khi đó, các sản phẩm2chỉ còn có thể liên quan đến nhau khi cókhả năng thay thế cho nhautheo sự lựa chọn của khách hàng. Vì thế, xác định thị trường liên quan là xác định số lượng doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau cũng như vị trí của chúng trong khu vực thị trường nhất định. Luật cạnh tranh năm 2004 của nước ta quy định thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Trong đó, (1) Thị tr ư ờng sản phẩm liên quanlà thị tr ư ờng của những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sửdụng và giá cả;(2)Thị tr ư ờng địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó cónhững hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh t ư ơng tự vàcó sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận.Về cơ bản, cách thức nhận dạng thị3trường liên quan của luật cạnh tranh ở nước ta giống với các nước khác. Kinh nghiệm thực thi pháp luật của các nước đã cho thấy, việc điều tra và xác định thị trường liên quan là câu chuyện không đơn giản, có rất nhiều nội dung cần làm rõ. Trong đó, tập trung vào những vấn đề sau:
1.Xác định tính thay thế của sản phẩm
Khả năng thay thế cho nhau phản ánh mức độ cạnh tranh giữa các sản phẩm khác nhau. Bởi lẽ, khi các sản phẩm có thể thay thế cho nhau, tức là chúng cùng đáp ứng cho một nhu cầu của thị trường. Trong thị trường hiện đại, sự đa dạng của nhu cầu thị trường đã kéo theo sự phân hoá, dị biệt hoá các sản phẩm, các dòng sản phẩm. Thậm chí, các doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm cũng đã và đang cố gắng tạo ra cho sản phẩm của mình những sự khác biệt nhất định so với sản phẩm của người khác. Do đó, sẽ có nhiều khó khăn cho việc tìm kiếm khả năng thay thế cho nhau giữa các sản phẩm. Thông thường, Luật cạnh tranh của các nước không quy định thế nào làkhả năng thay thế cho nhau của sản phẩmmà chỉ đưa ra ba tiêu chí để xác định, đó là đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả của sản phẩm. Kế thừa những kinh nghiệm đó, ở nước ta, Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đưa ra hai căn cứ để xác định khả năng thay thế của sản phẩm là: (i) tính chất của sản phẩm thể hiện thông qua tiêu chí về đặc tính, mục đích sử dụng của sản phẩm; và (ii) phản ứng của người tiêu dùng khi có sự thay đổi giá cả của các sản phẩm có liên quan. -Tính chất của sản phẩm đ ư ợc thể hiện bằng việc phân tích các đặc tính lý hoá và mụcđích sử dụng. Theo đó,các sản phẩm đ ư ợc coi là có thể thay thế cho nhau về mục đích sửdụng, về đặc tính nếu nh ưchúng có mục đích sử dụng, có nhiều tính chất vật lý, tính chấthoá học, tác động phụ đối với ng ư ời sử dụng giống nhau. Có hai nội dung cần phải xem xét4là: (1)Mục đích sử dụnglà những yếu tố cơ bản được nhìn nhận dướicon mắtcủa người sử dụng. Các sản phẩm, cho dù khác nhau nhưng nếu có chung một mục đích sử dụng thì được người sử dụng coi là có thể thay thế cho nhau. Do đó, khi phân tích dấu hiệu này, cơ quan có thẩm quyền cần phải nhìn nhận hiện tượng dưới góc độ của người sử dụng hàng hoá, dịch vụ, thay vì với vai trò của cơ quan quản lý nhà nước; (2)Xác định sự t ư ơng tự về đặc tínhcủa sản phẩmđòi hỏi phải phân tích các yếu tố trong cấu tạo vật chất của sản phẩm như các yếu tố lý hoá, các tác dụng phụ đối với người sử dụng Bởi lẽ, các sản phẩm không tương đồng nhau về những yếu tố trên thì không thể thay thế cho nhau, ví dụ các loại vitamin không thể thay thế cho nhau vì các thành phần dinh dưỡng, đặc tính vật lý, nguyên lý chuyển hoá khi sử dụng của chúng không giống nhau. Có thể nói, việc xác định sự tương đồng về các yếu tố vật chất lý hoá của sản phẩm là khâu quan trọng hàng đầu trong việc điều tra thị trường liên quan, chỉ khi có kết luận về vấn đề này, cơ quan điều tra mới có thể khoanh vùng các sản phẩm có khả năng nằm trong một vùng thị trường và thực hiện các bước điều tra tiếp theo. -Xác định phản ứng của ng ư ời tiêu dùng khi có sự thay đổi giá cả của sản phẩm. Việc xác định khả năng thay thế về tính chất của sản phẩm nhằm mục đích tìm kiếm sự tương tự nhau giữa các sản phẩm khác nhau, từ đó khẳng định chúng đều đáp ứng cho cùng một nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng là phạm trù diễn tả thái độ của khách hàng (đại diện cho nhu cầu của thị trường) đối với sản phẩm. Do đó, việc điều tra về khả năng có thể thay thế giữa các sản phẩm cần phải được kiểm chứng từ phản ứng của thị trường thông qua thái độ của khách hàng đối với các sản phẩm khi có sự thay đổi giá cả của chúng trên thị trường. Một khi khách hàng bày tỏ thái độ sẵn sàng thay đổi thói quen sử dụng một sản phẩm nhất định nào đó bằng sản phẩm khác, có nghĩa là cả hai sản phẩm nói trên có khả năng thay thế cho nhau. Thông thường, người ta bắt đầu cuộc điều tra bằng một giả định rằng: sản phẩm đang bị điều tra sẽ tăng giá, nếu như khách hàng thường xuyên phản ứng trước sự tăng giá đó bằng việc chuyển sang dùng sản phẩm khác có đặc tính và mục đích sử dụng tương tự, thì có thể kết luận rằng hai sản phẩm trên có thể thay thế cho nhau, và ngược lại. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, khi điều tra về phản ứng của khách hàng, có hai vấn đề mà pháp luật và người thực thi phải lưu ý đến:Thứ nhất,sự thay đổi về giá cả chỉ là giả định, do đó, việc xác định mức tăng lên của giá cả một cách chính xác quyết định hiệu quả của cuộc điều tra. Nếu như mức tăng không đáng kể thì sự phản ứng nhẹ nhàng của khách hàng sẽ thu hẹp phạm vi của thị trường liên quan và ngược lại;Thứ hai,không phải tất cả khách hàng đều sẵn sàng chuyển sang những mặt hàng thay thế gần với sản phẩm bị điều tra khi có sự tăng giá, số lượng khách hàng có ý định thay đổi có thể là đáng kể hoặc không. Dó đó, việc cần giải quyết là xác định một tỷ lệ khách hàng nhất định sẽ thay đổi nhu cầu sử dụng đủ để đại diện cho nhu cầu của thị trường, hòng kết luận về tính thay thế của sản phẩm. Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định: Hàng hoá, dịch vụ đ ư ợc coi là có thể thaythế đ ư ợc cho nhau về giá cả nếu trên 50% của l ư ợng ngẫu nhiên trong tổng số 1000 ng ư ờitiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hànghoá, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hoá, dịch vụ mà họ đang sửdụng hoặc có ý định sử dụng trong tr ư ờng hợp giá của hàng hoá, dịch vụ đó tăng lên quá10% và đ ư ợc duy trì trong sáu tháng liên tiếp....Có thể thấy hướng giải quyết hai vấn đề5đã nói trên mà các nhà làm luật của Việt Nam đưa ra là, mức độ tăng giá thể hiện ở mức giá tăng lên quá 10% ( không khống chế tối đa ) so với giá bán lẻ hiện tại và thời hạn tăng giá là 6 sáu tháng liên tiếp (không phải là tăng giá quá độ); đồng thời, số lượng khách hàng có thể thay đổi nhu cầu tiêu dùng là trên 50% của 1000 số mẫu thống kê ngẫu nhiên từ người tiêu dùng trên thị trường thực tế. Trong khi đó, ở Hoa Kỳ và Cộng hoà Pháp thường khống chế mức tối đa và tối thiểu cho việc tăng giá giả định, theo đó, mức giá tăng hợp lý có thể dao động từ 5% đến 10% và thời gian tăng giá là một năm . Lý lẽ mà các nhà làm luật của hai 7 quốc gia trên đưa ra là: (1) Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường được chứng minh bằng khả năng tăng giá để thu lợi nhuận tối đa, nếu như một doanh nghiệp tăng giá mà người tiêu dùng buộc phải chấp nhận vì không có sự lựa chọn nào khác, thì doanh nghiệp đó được coi là có vị trí độc quyền. Ngược lại, nếu người tiêu dùng có thể chuyển sang sử dụng sản phẩm khác có đặc tính và mục đích sử dụng gần với sản phẩm đã tăng giá, thì doanh nghiệp đã tăng giá không thể thu lợi nhuận tối đa như mong muốn vì phải chịu sức ép của cạnh tranh từ sản phẩm đã được khách hàng thay thế nói trên; (2) Mức tăng giá giả định phải hợp lý, do đó, cần phải xác định mức tối đa và tối thiểu bởi nếu mức tăng quá cao có thể kéo theo sự sụt giảm của nhu cầu hoặc sự thay đổi quá lớn trong nhu cầu tiêu dùng, và điều đó sẽ là bất hợp lý với doanh nghiệp, ngược lại, nếu mức tăng quá thấp thì sự phản ứng yếu ớt của người tiêu dùng không đủ làm căn cứ cho thấy sự thay đổi nhu cầu của thị trường. Từ những so sánh trên, có lẽ chúng tanên xem lại tỷ lệ ấn định mức tăng giá trên 10%, và cần phải cómột ng ư ỡng tối đa nhất định nào đó.
2. Xác định thị trường địa lý liên quan
Việc xác định khu vực không gian liên quan được thực hiện dựa trên quan điểm của người sử dụng về khả năng thay thế cho nhau của những sản phẩm được sản xuất hoặc được mua bán tại những địa điểm khác nhau. Nếu người đang sử dụng sản phẩm được bán hoặc được sản xuất tại một địa điểm nhất định chuyển sang mua sản phẩm tương tự tại địa điểm khác để phản ứng lại việc tăng giá đáng kể trong một thời gian đủ dài, khi đó, hai địa điểm được xem xét nằm trong khu vực địa lý mà các sản phẩm có thể thay thế cho nhau, nói cách khác là chúng có cùng thị trường địa lý liên quan và ngược lại. Theo khoản 1 Điều 3 của Luật cạnh tranh năm 2004 quy định, thị trường địa lý liên quan là(i) khu vực địa lý cụ thể có sự hiện diện của những sản phẩm có khả năng thay thế chonhau; (ii) có sự tồn tại của các điều kiện cạnh tranh t ư ơng tự trong khu vực đó; (iii) giữakhu vực đó với các khu vực lân cận tồn tại những sự khác biệt về điều kiện cạnh tranh. Khu vực địa lý là những vùng thị trường được đo bằng khoảng cách không gian, bao gồm các địa điểm mà tại đó những sản phẩm có thể thay thế cho nhau được phân phối cho khách hàng, có thể là một quận, một thành phố, hoặc trong phạm vi cả nước Trong ranh giới của khu vực địa lý đó cócơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liênquan và khu vực địa lý lân cận đủ gần có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác để có thểtham gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý nói trên.Các điều kiện cạnh tranh được xem xét để xác định bao gồm chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển giữa các địa điểm trong cùng một khu vực thị trường hoặc giữa vùng thị trường này với vùng thị trường khác; sự tồn tại của các rào cản gia nhập vùng thị trường được xem xét. Như đã trình bày ở phần đề dẫn, xác định thị trường địa lý suy cho cùng là việc đi tìm kiếm những căn cứ để đánh giá tâm lý của người tiêu dùng có sẵn sàng chuyển thói quen mua sản phẩm ở một địa điểm nào đó sang mua sản phẩm tương tự ở địa điểm khác hay không. Do đó, ngoài việc phải xác định những địa điểm có khả năng nằm trong một khu vực thị trường địa lý, những người có trách nhiệm còn cần phải phân tích mọi yếu tố có thể tác động đến nhu cầu, tâm lý tiêu dùng của khách hàng như chi phí và thời gian đi lại giữa các địa điểm khác nhau , và khả năng tham gia phân phối trong khu vực đó. Bởi khi thay đổi địa điểm mua sản phẩm từ địa điểm này sang địa điểm khác chỉ vì sự tăng giá của sản phẩm đang sử dụng, người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc xem các chi phí phát sinh, và thời gian phải bỏ ra cho việc đi lại là có lợi hơn so với sự tăng lên của giá cả hay không. Nếu họ chấp nhận được thì các địa điểm khác nhau đó được coi là cùng một khu vực mà các sản phẩm có thể thay thế cho nhau, và ngược lại. Theo Nghị định 116/2005/NĐ-CP, mức chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển giữa các địa điểm trong khu vực được suy đoán là người tiêu dùng chấp nhận nếu nó không làm giá bán lẻ sản phẩm tăng quá 10%. Do đó, nếu chi phí vận chuyển hoặc thời gian vận chuyển có thể làm giá bán lẻ tăng quá 10% thì việc thay đổi nhu cầu tiêu dùng sẽ không thể xảy ra...
3. Xác định các doanh nghiệp trên cùng một thị tr  ờng liên quan
Việc nhận dạng thị trường liên quan chỉ có thể được coi là hoàn tất cho đến khi cơ cấu thị trường đã được mô tả đầy đủ. Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, do đó, bên cạnh việc phân tích các dấu hiệu về khả năng thay thế của cầu (tính chất sản phẩm, khu vực địa lý ), cần phải xác định khả năng thay thế từ phía cung bằng cách xác định có bao nhiêu doanh nghiệp tham gia vào thị trường và thị phần của họ. Làm tốt công việc này sẽ có được những kết luận đúng về cấu trúc thị trường liên quan của hiện tại và trong tương lai gần, đồng thời có được số liệu về tổng thị phần trên thị trường làm cơ sở xác định vị trí của từng doanh nghiệp. Một điểm lý luận được đặt ra là, trong kinh doanh các doanh nghiệp không chỉ chịu sức ép cạnh tranh từ những đối thủ hiện có, mà còn phải cân nhắc đến những khả năng gia nhập thị trường của những đối thủ tiềm năng khi xây dựng chiến lược cạnh tranh. Vì vậy, phạm vi đối thủ cạnh tranh trên cùng một thị trường của doanh nghiệp luôn là một phạm trùmở,tức là nó luôn hướng về tương lai với cáckhả năng thay thế về cung . Vì lẽ đó, quá trình xác định các doanh nghiệp trên cùng một thị trường liên quan, các cơ quan có thẩm quyền cần phải tiến hành qua hai bước:thứ nhất , xác định số lượng các doanh nghiệp cùng đang kinh doanh các sản phẩm nằm trong phạm vi có thể thay thế cho nhau;thứ hai , xác định các doanh nghiệp có khả năng thay thế về cung. Điều này được pháp luật Việt Nam quy định, theo đó, khả năng thay thế về cung đ ư ợc hiểu là khả năng của doanh nghiệp đang sảnxuất, phân phối một hàng hoá, dịch vụ chuyển sang sản xuất, phân phối dịch vụ khác trongkhoảng thời gian ngắn và không có sự tăng lên đáng kể nào về chi phí trong bối cảnh có sựtăng lên về giá của hàng hoá, dịch vụ khác đó.Về vấn đề này, theo các nhà hoạch định8chính sách cạnh tranh của Tổ chức hợp tác và phát triển Liên hiệp quốc (OECD), các doanh nghiệp được coi là nằm trong phạm vi có khả năng thay thế về cung là những doanh nghiệp có thể chuyển những tư liệu sản xuất hiện có sang mục đích sản xuất các sản phẩm có thể thay thế đang được điều tra mà không gặp bất cứ rào cản nào, và không làm tăng chi phí đầu tư . 9
4. Một số đánh giá và bình luận
Qua khảo sát các quy định của Luật cạnh tranh năm 2004 và Nghị định 116/2005/NĐ- CP, có thể đưa ra một vài nhận xét chủ quan về xác định thị trường liên quan, như sau:Thứ nhất,Pháp luật cạnh tranh quy định khá chi tiết và đầy đủ về các tiêu chí xác định thị trường liên quan, đặt trong trạng thái động của thị trường, có ý nghĩa nâng cao tính hiệu quả của quá trình áp dụng pháp luật trong thực tiễn.Thứ hai, Việt Nam chưa từng có kinh nghiệm trong việc xác định thị trường liên quan. Trong quá khứ, chúng ta mới chỉ làm quen với việc khoanh vùng thị trường theo ngành nghề hoặc địa bàn kinh tế để xây dựng và triển khai các chính sách kinh tế - chính trị. Do đó, các quan niệm về thị trường quen thuộc trong đời sống kinh tế và khoa học pháp lý luôn gắn liền với ngành nghề, lĩnh vực hoặc địa bàn nào đó, chúng không là thị trường liên quan trong truyền thống của pháp luật cạnh tranh. Thị trường liên quan mà luật cạnh tranh nói đến có độ co giãn rất cao theo từng vụ việc cụ thể trong từng thời điểm nhất định. Nó có thể chỉ nằm trong phạm vi một sản phẩm cụ thể của một ngành sản xuất, ở một khâu nhất định trong quá trình kinh doanh, và cũng có thể được giới hạn bởi một khu vực địa lý hẹp nào đó nhưng cũng có khả năng là rất rộng lớn. Kinh nghiệm của các nước được thống kê bởi OECD cho thấy, việc điều tra và xác định thị trường liên quan là một việc rất phức tạp, đòi hỏi sự nhạy bén và trình độ của những người có trách nhiệm. Do đó, bên cạnh các quy định khá đầy đủ của pháp luật còn đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ đủ năng lực và trình độ kinh tế - kỹ thuật để thu thập, phân tích chính xác các số liệu lấy ra từ thực tiễn.Thứ ba.Còn một vài vấn đề mà nhà làm luật cũng như những cơ quan có trách nhiệm thực thi cần phải lưu ý đến:Một là , cần cân nhắc về thời điểm xác định thị trường liên quan. Bởi lẽ, phạm vi của thị trường liên quan và thị phần của từng doanh nghiệp trên thị trường liên quan luôn thay đổi theo thời gian và theo những biến động trên thị trường, do đó, tại thời điểm hành vi lạm dụng được thực hiện thì phạm vi thị trường liên quan có thể khác (hẹp hơn hoặc rộng hơn) với thời điểm tiến hành điều tra sau đó. Kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp cho thấy, thị trường liên quan luôn được đánh giá và xem xét tại thời điểm xảy ra hành vi, nên tất cả những biến động của thị trường liên quan diễn ra sau đó, kể từ khi hành vi được thực hiện cho đến lúc điều tra sẽ được cân nhắc, xem xét nhằm có những kết luận chính xác. Bởi chỉ có thể kết luận đúng đắn về sự nguy hại của hành vi lạm dụng nếu như hành vi đó được đặt vào đúng hoàn cảnh thị trường lúc chúng được thực hiện .Hai là,cơ 10 quan cạnh tranh nhất thiết phải tham khảo nhiều phương pháp khác nhau khi xác định thị trường liên quan. Các phương pháp để xác định thị trường là: (i) điều tra xã hội học để thăm dò phản ứng của người tiêu dùng; (ii) Phân tích dưới góc độ kỹ thuật, kinh tế các thông số thu thập được để kết luận về tính chất của sản phẩm của của cấu trúc thị trường (tạm gọi là phương pháp điều tra vềchấtcủa thị trường); (iii) Phương pháp tính độ co giãn chéo của cầu. Đây là phương pháp xem xét và phân tích khả năng thay đổi trong lượng cầu đối với một sản phẩm nhất định theo sự thay đổi giá của một sản phẩm khác. Nếu độ co giãn tính được là số dương thì hai sản phẩm có thể thay thế cho nhau, nếu sản phẩm là số âm thì hai sản phẩm được coi là bổ trợ cho nhau, còn nếu bằng không (0) thì hai sản phẩm không liên quan gì đến nhau. Phương pháp tính độ co giãn chéo của cầu có xuất xứ từ lý thuyết về sự co giãn của cung cầu của nhà kinh tế học người Anh, Alferd Marshall (1842-1924). Theo ông,tính co giãn của mức cầu trong thị tr ư ờng nhiều hay ít tùy theo số l ư ợng đ ư ợc yêu cầutăng nhiều hay ít đối với sự giảm giá, và giảm nhiều hay ít đối với sự tăng giá .Sự co giãn11mà Marshall mô tả là những phản ứng của lượng cầu của một sản phẩm đối với sự tăng giá của chính nó. Từ đó, lý thuyết cạnh tranh xây dựng nên phương pháp xác định về sự co giãn chéo của cầu để chứng minh về tính cạnh tranh giữa các sản phẩm. Một khi giá cả của một loại sản phẩm nhất định tăng, kéo theo sự gia tăng cầu của sản phẩm khác thì tồn tại độ co giãn chéo về cầu theo số dương giữa hai sản phẩm nói trên. Khi đó, chúng được lý thuyết cạnh tranh coi là có thể thay thế cho nhau. Dưới góc độ kinh tế, việc sử dụng phương pháp tính độ co giãn chéo của cầu để xác định khả năng thay thế cho nhau của hai sản phẩm nào đó luôn phản ánh tính chấtsuy đoáncho dù là có tính toán. Bởi (i) phản ứng của người tiêu dùng khi đổi hướng tiêu dùng có thể là kết quả của những toan tính nhất thời (chưa cho thấy rõ sự thay đổi của thói quen tiêu thụ); (ii) những con số được dùng để tính toán chỉ là những giả định được cơ quan có chức năng sử dụng. Vì vậy, độ chênh của chúng so với thực tế thị trường sẽ làm cho kết quả chưa thực sự thuyết phục; (iii) thực tế sinh động còn cho thấy, sự tăng nhu cầu đối với một sản phẩm diễn ra đồng thời với sự tăng giá của sản phẩm khác không có nghĩa là sự tăng cầu chỉ chịu duy nhất một tác động từ việc giá tăng nói trên. Những yếu tố như sự thay đổi thói quen tiêu dùng, những biến động thị trường, thậm chí là những tin đồn thất thiệt cũng có thể là những nhân tố tác động trực tiếp đến nhu cầu thị trường. Do đó, Marshall cũng đã khuyến cáo những người sử dụng lý thuyết này cho thực tiễn phải xem xét đến các yếu tố khác đồng thời với việc tính toán độ co giãn của cầu như:thời gian có sự tăng giá; số l ư ợng sản phẩm nằm trong phạm vi có thể thay thế; khả năngcung của thị tr ư ờng (kể cả khả năng cung tiềm năng)12.Tiếp thu những thành quả nghiên cứu đó, Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy địnhcơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lývụ việc cạnh tranh có quyền xem xét thêm một hoặc một số yếu tố sau đây để xác định thuộctínhcó thể thay thế cho nhaucủa hàng hoá, dịch vụ: (a) tỷ lệ thay đổi của cầu đối vớimột hàng hoá, dịch vụ khi có sự thay đổi về giá của một hàng hoá, dịch cụ khác (ph ư ơngpháp tính độ co giãn chéo của cầu); (b) thời gian cung ứng hàng hoá, dịch vụ ra thị tr ư ờngkhi có sự gia tăng đột biến về cầu; (c) thời gian sử dụng của hàng hoá, dịch vụ; (d) khảnăng thay thế về cung.Tuy nhiên, thực tế nảy sinh nhiều khó khăn cho cơ quan áp dụng, đồng thời cũng tạo ra tâm lý nghi ngờ về tính chính xác của các phương pháp này từ phía các nhà kinh doanh khi thị trường được xem xét có sự đa dạng về sản phẩm và các thông số kỹ thuật về sản phẩm và về thị trường chưa thực sự rõ ràng hoặc có độ co giãn rất lớn. Vì thế, nhiều nước hiện đang tham khảo và xem xét áp dụng phương pháp SSNIP 13 đã được các nhà làm luật Hoa Kỳ áp dụng từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Trong cuốn sách Mergers Guiderlines do Bộ tư pháp Hoa Kỳ xuất bản đã đưa ra định nghĩa:một sản phẩm hoặc một nhóm sảnphẩm, và khu vực địa lý nơi sản phẩm đó đ ư ợc bán ra, nếu giá sản phẩm không bị điều tiết,mà doanh nghiệp là nhà cung cấp duy nhất sản phẩm đó trên địa bàn nói trên, có thể tănggiá nhẹ, nh ư ng đáng kể và không có tính nhất thời mà vẫn đảm bảo tăng lợi nhuận. Để thực hiện phương pháp này, người ta giả định một thị trường nhỏ nhất có thể và cho rằng, doanh nghiệp đang được xem xét có vị trí độc quyền, khi doanh nghiệp tăng giá đáng kể để tăng lợi nhuận, nếu phản ứng của người tiêu dùng là họ chuyển sang một sản phẩm khác để thay thế cho nhu cầu sử dụng, thì sản phẩm mới này có khả năng thay thế cho sản phẩm đang được xem xét. Khi đó, phản ứng của người tiêu dùng đã làm cho doanh nghiệp không thể thu được lợi nhuận như mong muốn. Quy trình giả định lại bắt đầu vòng hai với khu vực thị trường được mở rộng thêm đến những sản phẩm có thể thay thế vừa xác định, sự giả định này sẽ kết thúc khi các doanh nghiệp được xác định có khả năng thu lợi nhuận bằng cách tăng giá. Lúc đó thị trường sẽ được xác định bằng giới hạn sản phẩm, số lượng doanh nghiệp và địa bàn có liên quan. Chúng ta cũng có thể tham khảo phương pháp SSNIP như một trong những cách dự phòng khi kết quả xác định thị trường theo cách hiện nay mà ta dự liệu không thực sự được tin tưởng