Thị trường ngoại hối là thị trường mua bán

18 Tháng 5 2022 · 9 phút đọc

Trong giới đầu tư kinh doanh, ngoại hối là một thuật ngữ thường được nhắc tới. Nhiều người vẫn nghĩ “ngoại hối” là khái niệm có ý nghĩa tương tự với ngoại tệ. Tuy nhiên, đây thực sự là một suy nghĩ sai lầm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn hiểu đúng và đủ để trả lời được câu hỏi “ngoại hối là gì?”.

Thị trường ngoại hối là thị trường mua bán
Tìm hiểu về thị trường ngoại hối

Ngoại hối là gì?

Ngoại hối là một thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện có giá được sử dụng trong các giao dịch quốc tế, bao gồm:

  • Ngoại tệ: Là đồng tiền nước ngoài hoặc đồng tiền chung của một nhóm quốc gia.
  • Công cụ thanh toán bằng ngoại tệ: Là phương tiện thanh toán được ghi bằng ngoại tệ như: séc (Cheque), hối phiếu (Bill of Exchange), lệnh phiếu (Promissory Note), thẻ ngân hàng (Card Bank), lệnh chuyển tiền (Transfer)…
  • Các loại chứng từ có gốc ngoại tệ như: Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu Doanh nghiệp và Cổ phiếu.
  • Vàng: bao gồm vàng dự trữ quốc gia, vàng tài khoản thường trú ở nước ngoài, vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng…
  • Tiền tệ quốc gia (Đồng nội tệ): được coi là ngoại hối nếu nó được sử dụng để thanh toán quốc tế hoặc chuyển tiền vào và ra nước ngoài (xuất nhập khẩu).
  • Tiền điện tử: Một loại tiền được hỗ trợ bởi sức mạnh xử lý của mạng máy tính toàn cầu chứ không phải của chính phủ. Ví dụ: Bitcoin, Ethereum …

Các thuật ngữ liên quan đến ngoại hối

Giao dịch ngoại hối

Giao dịch ngoại hối là việc trao đổi mua bán ngoại hối hay ngoại tệ, còn được gọi là FOREX. Đây là một thị trường mua bán, trao đổi hàng hóa ngoại tệ và công cụ chuyển nhượng trên thị trường quốc tế. Forex là nền kinh tế lớn nhất trong thị trường tài chính toàn cầu, giao dịch hàng ngày lên tới 5,3 nghìn tỷ đô la.

Trước đây, chỉ có các tổ chức tài chính lớn và các cá nhân có giá trị ròng cao mới được tiếp cận thị trường ngoại hối để giao dịch. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ ứng dụng công nghệ, nhiều khách hàng có thể mua bán ngoại hối ở bất kỳ đâu bằng các nền tảng giao dịch trực tuyến hiện đại, an toàn và đáng tin cậy.

Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối là thị trường mua bán
Thị trường ngoại hối là gì?

Thị trường ngoại hối là một thị trường cho phép trao đổi tiền tệ phi tập trung trên phạm vi toàn cầu. Những người chơi chính trên thị trường này là các ngân hàng quốc tế lớn. Các trung tâm tài chính trên khắp thế giới đóng vai trò là trung tâm giao dịch giữa hàng loạt người mua và người bán khác nhau suốt 24/24, trừ những ngày cuối tuần. 

Sở dĩ thị trường ngoại hối ra đời là vì nhu cầu chuyển đổi tiền tệ giữa các quốc gia với nhau nhằm mục đích thương mại. Chẳng hạn, học sinh Việt Nam sang Mỹ du học thì cần chuyển đổi tiền VND thành USD để mua sắm, tiêu dùng tại đó.

Nếu bạn so sánh thị trường ngoại hối với Sở giao dịch chứng khoán New York, nơi giao dịch 25 tỷ đô la mỗi ngày, bạn có thể hình dung thị trường này lớn như thế nào. So với thị trường chứng khoán, ngoại hối có quy mô lớn hơn nhiều nên giao dịch ngoại hối cực kỳ thanh khoản, có thể nhập hoặc đóng lệnh ngay lập tức. Nó không giống như chứng khoán bị giới hạn giờ giao dịch và không phải lúc nào cũng khớp lệnh được.

Những điều nhà đầu tư cần biết về thị trường ngoại hối

Đối tượng giao dịch

  • Chính phủ và ngân hàng trung ương: Các chính phủ quốc gia lớn và các ngân hàng trung ương, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang, Ngân hàng Trung ương Anh Quốc và Ngân hàng Trung ương Châu Âu, là những người chơi lớn nhất trên thị trường ngoại hối.
  • Ngân hàng lớn: Một số ngân hàng lớn nhất trên thế giới, chẳng hạn như Goldman Sachs, Deutsche Bank và Citibank, giao dịch một lượng lớn tiền tệ trên thị trường ngoại hối mỗi ngày. Những giao dịch này bao gồm cho cả chính ngân hàng, khách hàng và các công ty, các cơ quan chính phủ lớn và các cá nhân có giá trị ròng cao.
  • Nhà môi giới ngoại hối: Các nhà môi giới ngoại hối cung cấp cho các nhà đầu tư bán lẻ ở mọi quy mô quyền truy cập vào thị trường tiền tệ toàn cầu thông qua các nền tảng giao dịch trực tuyến.
  • Nhà đầu tư lẻ: Theo thống kê, khoảng một phần ba khối lượng giao dịch hàng ngày của thị trường ngoại hối được hoàn thành bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Điều này có nghĩa là các cá nhân giao dịch khoảng 1,5 nghìn tỷ đô la mỗi ngày và có thể truy cập thị trường ngoại hối thông qua các nền tảng giao dịch do các nhà môi giới ngoại hối cung cấp. Tuy nhiên, hiện tại việc đầu tư ngoại hối ở Việt Nam vẫn được coi là phạm pháp.

Hàng hóa giao dịch

Thị trường ngoại hối là thị trường mua bán
Hàng hóa giao dịch trên thị trường ngoại hối

Hàng hóa chính trong kinh doanh ngoại hối là tiền tệ. Giao dịch ngoại hối là một giao dịch trong đó một lượng tiền được mua trong khi một lượng tiền khác được bán. Tiền sẽ được giao dịch thông qua một nhà môi giới hoặc trực tiếp theo cặp, ví dụ như EUR / USD hoặc GBP / JPY.

Hãy nghĩ về việc mua một loại tiền tệ giống như mua cổ phiếu trong một quốc gia. Khi bạn mua đồng yên Nhật, bạn đang tác động đến tỷ giá hối đoái của Nhật Bản, và gián tiếp gây ảnh hưởng tới nền kinh tế Nhật Bản. 

Cơ chế hoạt động

Tiền tệ trên thị trường ngoại hối được giao dịch theo cặp. Điều này có nghĩa là khi các nhà đầu tư “mua” một loại tiền tệ thì họ cũng đang “bán” một loại tiền tệ khác. Ví dụ, nếu một nhà đầu tư muốn mua EURUSD, họ sẽ mua EUR và bán USD cùng một lúc. Các cặp tiền tệ thường được chia thành ba loại riêng biệt:

Các cặp chính

Ghép cặp USD với bất kỳ loại tiền tệ chính nào khác. Ví dụ về các cặp tiền tệ chính bao gồm EUR-USD, GBP-USD, USD-JPY và USD-CAD.

Các cặp tiền chéo

Các cặp tiền này không có đô la Mỹ. Sự giao nhau giữa các loại tiền tệ chính khác còn được gọi là các cặp tiền tệ phụ. Ví dụ về các cặp tiền tệ chéo bao gồm EUR-GBP, EUR-JPY, GBP-JPY và NZD-CAD.

Các cặp tiền tệ lạ

Bao gồm một loại tiền tệ chính được ghép nối với các loại tiền tệ từ các nền kinh tế mới nổi. Ví dụ về các cặp tiền tệ kỳ lạ bao gồm USD-HKD, CAD-MXN, EUR-SEK và JPY-SGD.

Giao dịch tiền tệ của một quốc gia cũng giống như đầu tư vào của cải của quốc gia đó. Khi quốc gia đó làm ăn tốt và nền kinh tế ngày càng thịnh vượng, đồng tiền của quốc gia đó sẽ mạnh lên. Ngược lại, khi một quốc gia gặp khó khăn, giá trị đồng tiền của quốc gia đó giảm xuống. Do đó, các nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối suy đoán rằng nền kinh tế của một quốc gia sẽ phát triển tốt hơn nền kinh tế của quốc gia khác. 

Ví dụ, nếu một nhà đầu tư cho rằng nền kinh tế Anh sẽ hoạt động tốt hơn nền kinh tế Mỹ, họ sẽ mua GBPUSD (mua GBP và bán USD). Mặt khác, nếu nền kinh tế Mỹ có khả năng hoạt động tốt hơn Anh, các nhà đầu tư sẽ bán GBPUSD (bán GBP và mua USD). 

Lời kết

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa cho phép các hoạt động đầu tư và giao dịch ngoại hối. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn với những lời mời tham gia đầu tư theo hình thức này. Hy vọng bài viết trên đã phần nào giải đáp hết thắc mắc của bạn về ngoại hối là gì và cơ chế hoạt động của nó. Nhớ truy cập vào DNSE thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ nội dung thú vị nào khác bạn nhé!

Thông tin Thị trường ngoại hối (Forex) hàng ngày -  VietnamBiz tổng hợp từ các cơ quan báo chí chính thống và uy tín trong nước các thông tin dạng tin tức liên quan đến thị trường hàng ngày, tin tổng quan cuối ngày, toàn cảnh thị trường, tổng hợp các sự kiện trong tuần tới,...

Thị trường ngoại hối là gì?

Thị trường ngoại hối hay còn gọi là thị trường Forex (Foreign Exchange - trao đổi ngoại tệ) là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, với số lượng tiền giao dịch mỗi ngày đã lên dến 1,95 nghìn tỉ USD (vào năm 2006) và hiện tại là khoảng 5.100 tỷ USD (theo thống kê từ năm 2013), lớn hơn nhiều lần so với thị trường chứng khoán.

Forex là thị trường tiền tệ giữa các ngân hàng được thành lập vào năm 1971 khi tỷ lệ trao đổi trôi nổi được cụ thể hoá. Thị trường là một phạm vi hoạt động trong đó tiền tệ của mỗi quốc gia được trao đổi với nhau và là nơi để thực hiện việc kinh doanh quốc tế.

“Hàng hóa” của thị trường Forex là TIỀN. Giao dịch ngoại hối là hoạt động giao dịch mua một số lượng tiền này và bán một số lượng tiền khác diễn ra cùng thời điểm. Tiền được giao dịch thông qua người môi giới hoặc trực tiếp theo từng cặp. Ví dụ cặp EUR/USD hay GBP/JPY.

Thị trường ngoại hối được coi là thị trường tự do (Over The Counter), hoặc còn gọi là liên ngân hàng (Interbank), do thực tế toàn bộ thị trường là hệ thống điện tử, trong mạng lưới các ngân hàng, liên tục hoạt động trong 24/24 giờ.

Điều này có nghĩa rằng thị trường ngoại hối giao ngay trải rộng trên toàn thế giới và không có vị trí trung tâm. Giao dịch có thể diễn ra bất cứ đâu và bất kỳ lúc nào.

Đồng USD là đồng tiền giao dịch nhiều nhất trên thị trường khi nó là một nửa của tất cả các cặp tiền tệ chính. Vai trò của đồng USD được coi trọng bởi vì đó là đồng tiền dự trữ của thế giới. Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với các thị trường tài chính lớn nhất và thanh khoản cao nhất. Đồng USD cũng được dùng làm phương tiện trao đổi cho hầu hết các giao dịch quốc tế.

Các cách giao dịch Forex

Có nhiều cách để tham gia thị trường ngoại hối nhưng các cách phổ biến nhất là giao dịch giao ngay (spot), tương lai (futures), quyền chọn (options) và các quỹ giao dịch (ETFs).

Trong thị trường giao ngay (Spot), tiền tệ được giao dịch ngay lập tức hoặc “tại chỗ”, bằng cách sử dụng giá thị trường hiện tại. Ưu điểm của giao dịch này là đơn giản, thanh khoản tốt, chêch lệch mua bán thấp.

Hợp đồng tương lai (Futures) là hợp đồng mua hoặc bán một tài sản nhất định ở một mức giá quy định vào một ngày trong tương lai. Giao dịch ngoại hối tương lai được tạo ra bởi Chicago Mercantile Exchange (CME). Giá cả và thông tin giao dịch hợp đồng tương lai được hiển thị rõ ràng trên các sàn giao dịch.

Quyền chọn (Options) là một công cụ tài chính cung cấp cho người mua quyền lựa chọn mua hoặc bán một tài sản ở một mức giá quy định tại ngày hết hạn của hợp đồng quyền chọn. Cũng giống như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn cũng được mua bán trao đổi, như ở trung tâm giao dịch chứng khoán quốc tế, hoặc Sở Giao dịch Chứng khoán Philadelphia.

Quĩ giao dịch (ETFs) có thể chứa một tập hợp các cổ phiếu kết hợp với một số loại tiền tệ, hàng hóa, để đầu tư đa dạng hóa với các tài sản khác nhau. Chúng được tạo ra bởi các tổ chức tài chính và có thể được giao dịch như cổ phiếu thông qua trao đổi. Giống như giao dịch quyền chọn, hạn chế trong giao dịch ETFs là thị trường này không mở cửa 24 giờ. Ngoài ra, bạn có thể phải tra phí hoa hồng và các chi phí giao dịch khác.