Thị trường nước giải khát Nhật Bản

Thông báo

Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản

Theo thống kê, FOODEX Japan 2021 đã thu hút hơn 1.300 công ty Nhật Bản và nước ngoài đăng ký trưng bày sản phẩm tại gần 1.500 gian hàng; cùng với 25.700 lượt khách tới tham quan và làm việc (bao gồm các công ty thương mại, nhà bán buôn/bán lẻ, các nhà sản xuất, người tiêu dùng trực tiếp…).

Tại sự kiện năm nay, FOODEX quy tụ nhiều công ty lớn của Nhật Bản chuyên nhập khẩu và kinh doanh hàng thực phẩm – đồ uống từ Việt Nam. Khu gian hàng quốc gia Việt Nam gồm 10 gian hàng của 5 công ty nhập khẩu có uy tín trong cộng đồng người Việt tại Nhật.

Sản phẩm trưng bày tại khu gian hàng Việt Nam đa dạng các loại thực phẩm và đồ uống như: bún, miến, phở khô, trái cây đông lạnh và sấy khô, hạt điều rang muối, các loại nước chấm và gia vị, cà phê rang xay và pha sẵn, bia, rượu, nước giải khát, nước cốt dừa, sữa dừa chế biến... Các sản phẩm được lựa chọn kỹ lưỡng, bố trí trưng bày bắt mắt và thu hút nhiều khách tham quan.

Trong bối cảnh hàng thực phẩm – đồ uống Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại Nhật Bản nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ người dân Nhật cũng như số lượng ngày càng đông cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản (khoảng 500.000 người năm 2021).

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản tin rằng việc có mặt tại các gian hàng trưng bày tại Triển lãm FOODEX Japan 2022 là cơ hội rất tốt để các sản phẩm có chất lượng của Việt Nam được giới thiệu rộng rãi hơn nữa tới người tiêu dùng Nhật Bản.

Các công ty nhập khẩu - kinh doanh hàng Việt Nam cũng có nhiều cơ hội gặp gỡ các đối tác mua hàng mới, từ đó có thể ký kết được các hợp đồng kinh doanh có giá trị, đồng thời góp phần củng cố và nâng cao hình ảnh ẩm thực Việt cũng như thương hiệu hàng nông thủy sản, thực phẩm Việt Nam tại thị trường Nhật Bản.

Là thị trường khó tính, nhưng Nhật Bản cũng là thị trường rất tiềm năng với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm Việt Nam. Chinh phục thành công thị trường này, sẽ giảm tải nguy cơ "được mùa, mất giá" với những sản phẩm nông sản, thực phẩm 'đặc hữu" của Việt Nam. 

Hiện, việc xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn gặp rất nhiều khó khăn do các cửa khẩu luôn đóng mở "tắc bụp". 

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản năm 2021 đạt 42,7 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2020; trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 20,1 tỷ USD, tăng 4,4%. 

Theo báo cáo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor, Việt Nam là thị trường đứng thứ 3 về hoạt động kinh doanh dịch vụ thực phẩm đồ uống tại khu vực ASEAN. Với hơn một nửa dân số dưới 30 tuổi, Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiêu thụ thực phẩm – đồ uống tiềm năng nhất khu vực. Tuy nhiên thị trường này vẫn còn nhiều chỗ trống chưa được lấp đầy, là chiếc bánh hấp dẫn được các doanh nghiệp chú tâm để giành lấy thị phần.

Thị trường nước giải khát Nhật Bản
Thị trường nước giải khát Nhật Bản
Thị trường còn thiếu hụt sản phẩm

Tính đến thời điểm hiện tại, mức tiêu thụ nước giải khát (NGK) trung bình mỗi người VN chỉ khoảng 23 lít/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức 40 lít/năm/người của thế giới. Về số lượng, ở Việt Nam mới có trên 7.000 loại thức uống trong khi ở Nhật bản là 14.000 loại. Với mức tiêu thụ và số lượng nước giải khát như thống kê, dễ nhận thấy thị trường và người tiêu dùng Việt là đối tượng cần được “phục vụ” nhiều hơn so với những thị trường đã bão hòa.

Báo cáo của Hiệp hội bia rượu-nước giải khát năm 2017, hai doanh nghiệp Coca Cola, Pepsi đang chiếm lĩnh gần như tuyệt đối thị phần với số thị phần tương ứng là 41,3% và 22,7%, trong khi Tân Hiệp Phát là 25,5%, số còn lại khoảng 10,5% thuộc về các cơ sở nhỏ lẻ khác.

Thị trường nước giải khát Nhật Bản
Thị trường nước giải khát Nhật Bản
Ảnh: NLD

Những năm gần đây, thị trường nước giải khát đang có sự chuyển mình rõ rệt. Người tiêu dùng có xu hướng chọn lựa những sản phẩm có nguyên liệu từ thiên nhiên thay cho nước có gas nhằm bảo vệ sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng. Các sản phẩm không có gas như nước ép trái cây, sữa trái cây, trà thảo mộc, sữa hạt đang được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Điều này thể hiện rõ trên khảo sát của hệ thống siêu thị Co.op Mart tại TP.HCM, trong 10 người chọn mua nước giải khát hiện nay thì có 6 người mua các loại nước không có gas, cụ thể là sữa tươi, nước trái cây, nước khoáng. Tỷ lệ này có khác so với những năm trước, khi chỉ có 3/10 người chọn mua các sản phẩm không có gas.

Tuy nhiên thị trường hiện nay chỉ có trên 100 loại nước giải khát không có gas ( không tính nước khoáng và nước tinh khiết). Trong đó, lỗ hổng thị trường sữa hạt chỉ vừa được TH True Milk “lấp” với sữa hạt macca và hạt óc chó còn Vinamilk cũng tung ra sản phẩm sữa đậu nành pha thêm hạt óc chó. Riêng trà sữa đóng chai chỉ mới có vài thương hiệu nhập tịch như Brista (Thái Lan), Kirin (Nhật Bản).

Các ông lớn bắt đầu đổ bộ

Nhận thấy tiềm năng từ thị trường có doanh thu dự đoán lên đến 10,9% (giai đoạn 2017-2019 theo báo cáo của công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI)). Các doanh nghiệp nước ngoài đang tham vọng chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này với những kế hoạch quy mô và số vốn đầu tư khổng lồ.

Dự kiến vào cuối năm 2018, Tập đoàn Kido sẽ thâm nhập thị trường nước giải khát bằng trà thảo dược, trà thanh nhiệt, trà sữa, sữa bắp, sữa đậu xanh đóng chai. Được biết dự án này hợp tác cùng một công ty Thái Lan có 50 năm kinh nghiệm trong ngành đồ uống. CEO KIDO, ông Trần Lệ Nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Kido cũng không giấu tham vọng Tập đoàn sẽ thu về hàng tỷ đồng doanh thu nhờ mảng trà sữa và nước giải khát.

Một ông lớn khác là Masan cũng đang đẩy mạnh đầu tư và lấn sâu vào lĩnh vực này. Sau khi thâu tóm hai thương hiệu lâu năm là Vĩnh Hảo và Vinacafe. Vào tháng 4/2018, Masan ra mắt sản phẩm nước tăng lực Compact và tuyên bố muốn đầu tư thêm vào lĩnh vực sữa. Các sản phẩm trà sữa, sữa hạt, sữa trái cây có khả năng sẽ nằm trong số những sản phẩm mà Masan muốn nhắm tới.

18/5/2018, Tập đoàn TH vốn nổi tiếng với ngành hàng sữa tươi đã chính thức đặt chân vào cuộc đua ngành giải khát với sản phẩm thức uống lên men từ mầm lúa mạch TH true MALT, Đây là lần đầu tiên, trên thị trường xuất hiện dòng sản phẩm mới: nước giải khát lên men tự nhiên từ mầm lúa mạch, do chính doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Đây được xem như phát súng đầu tiên đánh dấu bước đầu tư của TH vào ngành hàng giải khát.

Thị trường nước giải khát Nhật Bản
Thị trường nước giải khát Nhật Bản
Sản phẩm TH True Malt lên men từ mầm lúa mạch của tập đoàn TH. (Ảnh: CafeF)

Trước sự lấn sân đầy tham vọng của các ông lớn, những thương hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường cũng dần thay đổi để giữ được thị phần. Tháng 3/2018, Coca-Cola đã đưa ra thị trường loại Coca-Cola thêm cà phê. Bên cạnh việc đa dạng khẩu vị, Coca-Cola điều chỉnh và cải tiến công thức nhằm mang đến những thức uống có lợi cho sức khỏe người dùng bên cạnh dòng sản phẩm NGK có gas. Từ năm 2017, nắm bắt xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam, Coca-Cola đã đa dạng danh mục sản phẩm với các loại thức uống hoa quả và trà đóng chai Fuzetea+, cà phê đóng lon Georgia.

Trong 4 năm 2013-2017, thương hiệu Suntory PepsiCo đã đầu tư thêm vốn tại thị trường Việt Nam lớn hơn cả 10 năm về trước. Hiện Công ty có 5 nhà máy, 3.000 nhân viên cùng 450 điểm phân phối và hơn 1,1 triệu điểm bán lẻ thông qua kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp.

Cuộc đua giữa những ông lớn có số vốn khổng lồ và các thương hiệu đã quen thuộc với người tiêu dùng có lẽ là một cuộc đua đầy cạnh tranh. Thị trường nước giải khát chắc chắn vì thế sẽ thêm đa dạng, phong phú. Tuy nhiên cũng sẽ là bài toán khó cho những doanh nghiệp đuối sức không thể đứng vững trong cuộc chiến khốc liệt này.