Thiên thạch sắp va vào Trái đất

Theo Gadget360, một vật thể bí ẩn từ không gian đã đâm xuống đại dương ngoài khơi bờ biển Papua New Guinea vào năm 2014. Được gọi là CNEOS 2014-01-08, thiên thạch này vẫn khiến các nhà khoa học hoang mang về nguồn gốc của nó, ban đầu người ta suy đoán rằng nó có thể là một vật thể nằm ở khoảng giữa của các vì sao.

Sau khi phát hiện ra thiên thạch, hai nhà nghiên cứu gồm Amir Siraj và giáo sư Harvard Avi Loeb là những người đầu tiên đặt ra những nghi vấn nói trên về nguồn gốc của nó. Giờ đây, họ đang lên kế hoạch quét đáy đại dương để tìm vật thể ngoài không gian và đã mô tả ý tưởng của họ trong một bài báo nghiên cứu mới.

Vật thể ước tính rộng khoảng 0,5 mét và các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu trong danh mục quỹ đạo của vật thể để tìm hiểu thông tin về nó. Với vận tốc nhật tâm rất cao được ghi nhận của vật thể và nó có thể thuộc về một nơi ngoài hệ mặt trời của chúng ta.

Thiên thạch sắp va vào Trái đất

Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm mảnh vỡ của thiên thạch rơi vào Trái Đất năm 2014.

Với tốc độ như vậy, nó chỉ ra rằng thiên thạch không bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn của Mặt Trời. Siraj và Loeb đã sử dụng dữ liệu từ một vệ tinh do thám của Bộ quốc phòng Mỹ để đo tác động của vật thể này lên Trái Đất.

Tuy nhiên, vệ tinh nói trên được sử dụng để giám sát các hoạt động quân sự trên Trái Đất và các giá trị của phép đo vận tốc do nó thực hiện không thuộc phạm vi có thể công bố rộng rãi. Do đó, điều này gây khó khăn cho việc tuyên bố CNEOS 2014-01-08 là một vật thể giữa các vì sao.

Phát hiện của Siraj và Loeb đã được nhà khoa học dẫn đầu của Bộ chỉ huy hoạt động không gian Mỹ, Joel Mozer, lặp lại vào năm 2019. Ông sau khi phân tích dữ liệu về vật thể và đã xác nhận rằng ước tính vận tốc được báo cáo cho NASA là đủ chính xác để chỉ ra rằng đây là vật thể ở giữa các vì sao.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu đang hướng đến việc tìm kiếm các mảnh vỡ của thiên thạch có thể nằm rải rác dưới đáy đại dương. Với hướng đi mới, các dữ liệu theo dõi từ vệ tinh và dữ liệu gió cũng như hải lưu có thể giúp khoanh vùng cho hoạt động tìm kiếm được dễ dàng hơn.

Nguồn: https://nongthonviet.com.vn/thien-thach-tung-dam-vao-trai-dat-nam-2014-co-the-dang-o-dau-1384736...Nguồn: https://nongthonviet.com.vn/thien-thach-tung-dam-vao-trai-dat-nam-2014-co-the-dang-o-dau-1384736.ngn

Theo BẠCH NGÂN (Nông thôn Việt)

Thiên thạch rơi xuống Trái đất lúc 10h30' sáng 28.2.2020 và được camera rải khắp Slovenia, Croatia, Italia, Áo và Hungary ghi lại. 

Video dường như chỉ ra rằng, thiên thạch vỡ thành 17 mảnh nhỏ hơn trong một vụ nổ trên không sau khi tiểu hành tinh đi qua khí quyển Trái đất. 

Cư dân địa phương tìm thấy 3 mảnh thiên thạch gần thành phố Novo Mesto của Slovenia, nặng tổng cộng 720 gram. Tuy nhiên, mảnh thiên thạch lớn nhất trong vụ nổ mà các đoạn video ghi lại có khả năng nặng tới 10kg nhưng các nhà nghiên cứu chưa tìm thấy. 

Để hiểu rõ hơn về vụ nổ trước khi các mảnh thiên thạch rơi xuống Trái đất, một nhóm nhà khoa học đã ghép các đoạn video về vụ việc lại với nhau để theo dõi đường đi của thiên thạch tới Trái đất. Thông thường, việc này được thực hiện thông qua quan sát các ngôi sao nhưng thiên thạch ngày 28.2.2020 rơi vào ban ngày, Space.com lưu ý. 

This browser does not support the video element.

Camera ghi lại hình ảnh thiên thạch rơi xuống Trái đất ngày 28.2.2020. Nguồn: Denis Vida/Space.com

Các nhà khoa học đã thuê người dân địa phương chụp ảnh những điểm xuất hiện trong các video. Kết hợp những bức ảnh này cùng loạt video về quả cầu lửa, hình ảnh bầu trời... các nhà nghiên cứu ghép lại và lần ra được đường đi của thiên thạch. 

Đường đi của thiên thạch cho thấy quả cầu lửa có thể xuất phát từ một tiểu hành tinh gần Trái đất nhưng các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn. 

Denis Vida, nhà khoa học hành tinh tại Đại học Western ở Toronto, Canada, nêu khi trình bày nghiên cứu hôm 21.9 rằng, đường đi của thiên thạch có thể được chụp lại ít nhất 20 lần nếu rơi xuống Trái đất trước đó vài giờ bởi khu vực trung tâm Châu Âu có rất nhiều camera ban đêm. 

Ngày 9.3, các nhà khoa học cho biết đã sử dụng hai phương pháp xác định niên đại khác nhau đối với cát và đá còn sót lại sau vụ va chạm để xác định thời điểm hình thành miệng núi lửa - rộng khoảng 31km. 

Họ phát hiện ra rằng, thiên thạch với ước tính đường kính khoảng 1,5-2km đã lao xuống Greenland khoảng 8 triệu năm sau vụ Trái đất va chạm với tiểu hành tinh lớn hơn tại Bán đảo Yucatan của Mexico quét sạch loài khủng long.

Miệng núi lửa nằm bên dưới Sông băng Hiawatha của Greenland, được bao phủ bởi một tảng băng sâu 1km. Nó được phát hiện thông qua dữ liệu radar vào năm 2015.

Đây là một trong 25 hố va chạm lớn nhất được biết đến trên Trái đất. Qua thời gian, Trái đất đã bị thiên thạch va đập vô số lần, mặc dù những thay đổi dần dần trên bề mặt hành tinh đã xóa bỏ hoặc che khuất nhiều miệng núi lửa.

Greenland vào thời điểm va chạm đang trong Kỷ Paleocene nên không băng giá như ngày nay, thay vào đó nó được bao phủ bởi những khu rừng mưa ôn đới đa dạng cây cối cây và động vật.

Vụ va chạm thiên thạch có sức mạnh gấp hàng triệu lần bom nguyên tử, để lại một miệng núi lửa đủ lớn để có thể nuốt chửng cả thành phố Washington.

Nhà địa chất học Gavin Kenny của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển, tác giả chính của nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Advances cho biết, hậu quả va chạm đã tàn phá khu rừng trong phạm vi hàng chục đến hàng trăm km, gây ra vụ cháy lớn.

"Tác động cũng gây ra rung chuyển địa chấn trong khu vực trong khi khói bụi từ cháy rừng và đá nóng chảy tung lên dữ dội vào bầu khí quyển sau đó rơi xuống, tạo ra một lớp bao phủ dày đặc đầy mảnh vụn", ông Kenny nói.

Giáo sư địa chất và đồng tác giả nghiên cứu Michael Storey của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đan Mạch cho biết: “Liệu tác động có ảnh hưởng lâu dài đến khí hậu toàn cầu hay không hiện chưa rõ ràng, nhưng theo quan điểm của tôi là khó có thể xảy ra”. 

Một số nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng tác động xảy ra sau khi Tảng băng Greenland hình thành cách đây 2,6 triệu năm và thậm chí có thể gần đây nhất là khoảng 13.000 năm trước khi thời kỳ băng giá bắt đầu được ghi nhận.

"Do đó, tác động đã không xảy ra - hoặc gây ra sự kiện biến đổi khí hậu - vào thời của con người như đã được đề xuất và suy đoán trước đây" - theo nhà địa chất Kenny.

Apophis, một thiên thạch có kích thước tương đương tháp Eiffel, được dự đoán sẽ có “chuyến thăm” đến Trái Đất trong vài thập kỷ tới. Theo các nhà nghiên cứu tại Viện Thiên văn học Đại học Hawaii (IfA), không ngoại trừ kịch bản Apophis sẽ đâm vào Trái Đất.

“Bức xạ nhiệt không đều đang phát sinh một lực cực yếu lên tiểu hành tinh, hình thành gia tốc Yarkovsky”, nhóm khoa học thông báo vào cuối tháng 10. Theo đó, sự tác động của ánh sáng Mặt Trời đang khiến Apophis thay đổi hành trình của mình theo thời gian.

Thiên thạch sắp va vào Trái đất
Ảnh minh họa hình dạng của một tiểu hành tinh. Ảnh: CalTech.

Trước đây, các nhà khoa học đã nhiều lần bác bỏ kịch bản tiểu hành tinh này sẽ va chạm với Trái Đất vào năm 2068. Tuy nhiên, những quan sát mới chỉ ra rằng Apophis đang trôi lệch khỏi quỹ đạo khoảng 170 m/năm.

“Điều này đủ để kịch bản va chạm năm 2068 trở thành hiện thực”, nhà thiên văn học Dave Tholen của IfA cho biết.

Tiểu hành tinh Apophis lần đầu tiên được các nhà khoa học phát hiện vào năm 2004. Vào năm 2013, các nhà nghiên cứu đã xác định tiểu hành tinh này hoàn toàn vô hại. Nhiều giả thiết Apophis va chạm với Trái Đất vào năm 2029 và 2036 cũng đã được loại trừ trước đó. Tuy nhiên, với những dữ liệu mới thu thập được, đường đi của Apophis đã vượt qua mọi dự đoán trước đó của giới nghiên cứu.

Theo CNET, có khả năng Apophis sẽ bay qua Trái Đất vào ngày 13/4/2029. Thậm chí, khoảng cách giữa tiểu hành tinh và Trái Đất gần đến nỗi chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường.

Trong thời gian chờ đợi, các nhà khoa học đang tìm cách đối phó với những tiểu hành tinh tiềm ẩn nguy hiểm hơn, điển hình như sứ mệnh DART của NASA. Sứ mệnh này sẽ có nhiệm vụ sử dụng lực va chạm giữa tàu vũ trụ để đẩy Mặt Trăng của một tiểu hành tinh có khả năng đâm vào Trái Đất chệch hướng. Nếu thành công, các nhà khoa học sẽ sử dụng rộng rãi phương pháp này nhằm loại bỏ các tiểu hành tinh đang đe dọa sự sống của con người.

Theo Zing

Thiên thạch sắp va vào Trái đất

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) cảnh báo một tiểu hành tinh khổng lồ, di chuyển gần Trái Đất với tốc độ 48.000 km/h vào ngày 24/7.