Thiết bị không kiểm định an toàn phạt bao nhiêu năm 2024

Thứ nhất, danh mục các thiết bị an toàn bắt buộc phải kiểm định an toàn ban hành kèm theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH [ban đầu, định kỳ, bất thường] gồm: Nồi hơi, nồi gia nhiệt dầu, bình chịu áp lực, đường ống dẫn khí y tế, cầu trục, cổng trục, pa lăng, tời nâng, thang máy, xe nâng hàng, cần trục ô tô,...

Danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt SMTEST III được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép thực hiện [xem thêm năng lực ]

  • Thứ hai, giá tối thiểu kiểm định thiết bị an toàn được thu theo biểu giá của Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH. Dựa trên công suất, tải trọng, thiết kế của thiết bị, sẽ được quy định giá kiểm định tối thiểu khác nhau.

Ảnh: Kiểm định viên thực hiện công tác kiểm định nồi hơi.

  • Thứ ba, trường hợp doanh nghiệp có sử dụng thiết bị an toàn mà không tiến hành kiểm định thì bị xử phạt theo Điều 23, Nghị định 28/2020/NĐ-CP, cụ thể mức phạt như sau:

“Điều 23. Vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:

1. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

2. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ kỹ thuật máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

3. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chưa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoặc hết thời hạn sử dụng.

4. Từ 02 lần đến 03 lần tổng chi phí kiểm định máy, thiết bị, vật tư vi phạm [tính theo mức giá tối thiểu do cơ quan có thẩm quyền quy định] nhưng không thấp hơn 20.000.000 đồng và tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

5. Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu”. Văn phòng tại Hà Nội : BT 11 Dãy D07 cổng số 2, KĐT Geleximco, Đ. Lê Trọng Tấn, Q Hà Đông, TP Hà Nội Văn phòng tại Hồ Chí Minh : B52 Đường D5A, Phường Phú Mỹ, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh

Có cần thiết phải kiểm định hệ thống chống sét?

Hệ thống chống sét là 1 hệ thống quan trọng; giúp đảm bảo sự an toàn của người và tài sản khi có sét.

Việc kiểm định an toàn hệ thống chống sét là quy định bắt buộc đối với các tổ chức; doanh nghiệp Việt Nam. Kiểm định không những đáp ứng việc quản lý và sử dụng hệ thống chống sét tại các tòa nhà một cách an toàn. Tuân thủ pháp luật mà còn giúp các tổ chức; đơn vị nâng cao hình ảnh và thương hiệu, giảm thiểu các chi phí liên quan.

Kiểm định hệ thống chống sét nối đất

Các cơ quan phòng cháy, chữa cháy sẽ kiểm tra và xử phạt. Những trường hợp không kiểm định hệ thống chống sét theo đúng quy định [không quá 1 năm/1 lần].

Đối với việc đo điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét hàng năm:

  • Theo Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II. Ban hành kèm theo Nghị định này phải có hệ thống chống sét bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
  • Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385:2012 “Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống”. Việc kiểm tra hệ thống chống sét được tiến hành định kỳ, tốt nhất không quá 12 tháng;
  • Việc tiến hành đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét là bắt buộc. Các đơn vị được đo, kiểm tra điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét:. Sở Khoa Học và Công Nghệ, Công ty Điện lực, các đơn vị có chức năng kiểm định theo quy định của Nhà nước. Cảnh sát PCCC kiểm tra kết quả đo điện trở tiếp địa của hệ thống thu lôi chống sét.

Xử lý vi phạm trong hoạt động kiểm định hệ thống sét

Theo quy định tại Điều 35, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:

Điều 35. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế; thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định;
  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định.

Vì vậy RSIC khuyến nghị Quý Khách hàng thực hiện kiểm định hệ thống chống sét. đúng theo quy định, hạn chế tối đa rủi ro sét đánh trúng.

Chủ Đề