Thiết kế trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non

Trẻ lứa tuổi mầm non học tập thông qua hoạt động vui chơi. Trò chơi âm nhạc là dạng tương đối tổng hợp sử dụng tất cả các dạng hoạt động âm nhạc khác như: Ca hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc… dưới hình thức hấp dẫn và được trẻ yêu thích. Trong trò chơi âm nhạc, tính chất, nội dung, luật chơi được quy định bởi âm nhạc. Trò chơi âm nhạc thỏa mãn nhu cầu được chơi, được ca hát, vận động của trẻ, là phương tiện góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.

Tất cả trẻ em đều thích trò chơi âm nhạc

Trò chơi âm nhạc giúp trẻ rèn luyện tai nghe, củng cố ca hát, phát triển cảm giác nhịp điệu,…Mỗi loại trò chơi đều hướng đến phát triển một hay nhiều kĩ năng âm nhạc giúp trẻ ôn luyện, củng cố và tiếp thu các nội dung giáo dục. Sự mới lạ và thú vị trong các trò chơi đa dạng, hấp dẫn do cô giáo thiết kế, sáng tạo và tổ chức gắn liền với bài học cũ và bài học mới nâng dần về yêu cầu sẽ là động lực giúp trẻ tích cực, hứng thú và thoải mái trong vui chơi.

Trò chơi âm nhạc cùng với hoạt động là khiến trẻ không cảm thấy nhàm chán vì trẻ sẽ không phải ngồi một chỗ lâu và được vận động, được thả sức bộc lộ cảm xúc của mình bằng các hoạt động hình thể một cách ngẫu hứng

Trò chơi gắn với âm nhạc – âm nhạc kết hợp với trò chơi tạo nên sự cuốn hút mạnh mẽ đối với trẻ. Sau mỗi lần tham gia chơi là một lần trẻ khắc sâu kiến thức, mở rộng hiểu biết, trẻ được tự do thể hiện bản thân, cảm xúc, suy nghĩ, sáng tạo,… Không những vậy, khi tham gia trò chơi âm nhạc trẻ còn được rèn luyện các kĩ năng hát, múa, nghe, ghi nhớ tác phẩm, cảm thụ âm nhạc,… dưới các hình thức hấp dẫn.

Ở nhóm nhà trẻ và mẫu giáo bé, trò chơi âm nhạc thường được tổ chức đó là trẻ hát theo cô và thực hiện các động tác đơn giản, vận động nhẹ nhàng như vỗ tay, lắc lư, giơ tay, nhún nhảy,… Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn, trẻ được chơi là một nhu cầu tất yếu để một số kĩ năng được vận dụng và phát triển. Độ tuổi này, cơ thể đang phát triển, hệ thần kinh hiện ở trạng thái hưng phấn nên trẻ rất hiếu động, nhưng khả năng chú ý lại hạn chế. Nếu như phải tham gia vào hoạt động đơn điệu nào đó, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi do sự nhàm chán gây nên. Vì vậy, trò chơi trong học tập nói chung trong đó có trò chơi âm nhạc nói riêng có thể coi là một phương pháp hữu hiệu để khắc phục những hạn chế của trẻ, giúp trẻ lấy lại thăng bằng để tiếp tục tham gia vào các hoạt động khác. Ở độ tuổi này trò chơi nhập vai chiếm vị trí quan trọng. Trẻ mẫu giáo lớn nhập vai một cách thuận lợi và dễ dàng và trẻ thường chơi rất say sưa. Trí tưởng tượng phong phú giúp trẻ có sự liên tưởng phối hợp nhịp điệu, lời ca với các động tác vận động theo nhạc. Khi chơi, trẻ được thả hồn mình trong các nhân vật gần gũi thông qua lời ca, những ca cảnh trong khi sắm vai… Đó là hình thức thể hiện sống động phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ, là sự phát triển mạnh mẽ của tính hình tượng tư duy trực quan hành động và nhu cầu ham vận động của trẻ.

Trò chơi âm nhạc luôn được trẻ yêu thích nhưng thực tế hiện nay ở trường mầm non, trò chơi âm nhạc được tổ chức cho trẻ ít có trò chơi mới mà thưởng là các trò chơi quen thuộc như Tai ai tinh, Nghe âm thanh to – nhỏ, Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng,… Các trò chơi này thường xuyên được tổ chức cho trẻ nên vì vậy trẻ hầu như đều thuộc và biết cách chơi một cách thành thạo.

Một số trò chơi âm nhạc cho bé:

  • Tai ai tinh
  • Nghe âm thanh to nhỏ
  • Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng
  • Ai biết nhiều bài hát hơn
  • Ai làm giỏi nhất
  • Ai thích vỗ tay
  • Bạn có biết là tiếng gì
  • Bù nhìn tinh anh
  • Chơi trốn tìm
  • Con vật vui vẻ
  • Cùng vẽ lên giai điệu
  • Đàn chai
  • Khám phá các loại chuông
  • Khám phá cao độ của âm thanh
  • Giao tiếp bằng ngôn ngữ
  • Người lái xe mô tô
  • Những bông hoa nở,…

Ví dụ một cách chơi Lắng nghe cường độ cao độ

Khi cho trẻ nghe các bản nhạc cổ điển nổi tiếng sẽ mở rộng cho trẻ vốn kiến thức về các nhạc cụ như đàn organ, sáo, đàn ghita, violin, các loại kèn,… một chút về nội dung của tác phẩm, tác giả. Ví dụ, trẻ có thể nghe tiếng đàn piano thông qua các trích đoạn của tác phẩm Hành khúc Thổ Nhĩ Kì [Mozart], Fur Elise [Beethoven], Serenade [Schubert],… hay trẻ có thể nghe được cả dàn nhạc lớn với sự kết hợp của nhiều loại nhạc cụ thông qua các giao hưởng như trích đoạn giao hưởng số 9 với Chủ đề Giao hưởng niềm vui [Beethoven],… Tuy nhiên, GV cần phải đầu tư công sức để sưu tầm, chọn lọc kĩ lưỡng các bản nhạc chuẩn, đảm bảo chất lượng âm thanh tốt, hình ảnh đẹp và phù hợp với khả năng nghe nhạc của từng lứa tuổi trẻ.

Vì khả năng nhận thức cũng như kinh nghiệm sống của trẻ nhỏ còn rất nhiều hạn chế nên việc cảm nhận được những cái hay, cái đẹp của tác phẩm nhạc không lời là vô cùng khó khăn. Chính vì vậy mà việc giải thích cho trẻ hiểu được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm của GV là vô cùng quan trọng. Ví dụ, khi cho trẻ nghe trích đoạn chương IV, bản giao hưởng số 9 với chủ đề Giao hưởng niềm vui của nhạc sĩ Beethoven, GV có thể dùng lời để giảng giải cho các cháu biết một chút về nhạc sĩ như: “Đây là bản giao hưởng cuối cùng và được nhiều người biết đến nhất của nhạc sĩ đấy các con ạ! Và các con có biết không, nhạc sĩ Beethoven đã sáng tác bản Giao hưởng này khi ông bị điếc cả hai tai đấy các con ạ! Các con có thấy khâm phục nhạc sĩ không nhỉ?”

Nâng cao độ khó của Trò chơi âm nhạc

Trò chơi âm nhạc dành cho trẻ muốn được hấp dẫn hơn, bên cạnh việc cần thiết kế thêm các trò chơi âm nhạc mới thì việc phát triển, nâng cao độ khó của trò chơi âm nhạc quen thuộc cũng là gợi ý tốt cho GV mầm non.

Ví dụ: trò chơi Tai ai tinh thường được tổ chức trên trẻ ở trường mầm non.

Cách chơi và luật chơi: cô mời một bạn đứng trước lớp đội mũ chóp nhọn, sau đó mời một bạn bất kì trong lớp hát một bài hát nào đó và yêu cầu bạn đội mũ chóp nhọn phải đoán được bạn hát là ai? Tên bài hát là gì? Nếu đoán đúng thì hát lại bài hát đó và được thưởng, đoán sai thì nhảy lò cò về chỗ và trò chơi lại tiếp tục với bạn khác.

Để nâng cao trò chơi này, GV có thể tham khảo các hình thức khác như: mời cùng lúc hai bạn hát và yêu cầu trẻ đoán tên hai bạn vừa hát là ai, hát bài gì? Hoặc có thể tổ chức mời một bạn hát và gõ dụng cụ âm nhạc rồi yêu cầu bạn đoán xem ai hát, hát bài gì, gõ dụng cụ âm nhạc nào?… Mặc dù đây là một hoạt động giáo dục âm nhạc có lợi thế và luôn được trẻ yêu thích, chờ đợi và tham gia nhiệt tình, hứng khởi nhưng nếu GV mầm non không sáng tạo, thiết kế thêm các trò chơi mới thì quả thật là thiệt thòi đối với trẻ.

Như vậy, thông qua việc cho trẻ nghe nhạc kết hợp với biện pháp giảng giải về nội dung cũng như tác giả thì không những giúp trẻ mở mang thêm kiến thức về thế giới bên ngoài mà còn cho góp phần giáo dục cho trẻ dù làm việc gì cũng phải cố gắng, không sợ khổ, sợ khó thì sẽ đạt được thành công,…

GV cần thấy được tác dụng thiết thực của hoạt động nghe nhạc có tác động rất tích cực đến các hoạt động âm nhạc khác như thế nào. Việc học hát trẻ cũng cần phải nghe được giai điệu của bài qua đó, trẻ mới hát đúng, hát hay được, trẻ vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc… Khi trẻ nghe được nhạc thì trẻ mới thực hiện các yêu cầu của cô được tốt. Như vậy, muốn trẻ học tốt âm nhạc ta cần phải tạo sự hứng thú cho trẻ và có phương pháp dạy học nghe nhạc có chủ đích, phải có mục tiêu rõ ràng cho từng hoạt động nghe nhạc của trẻ.

Trong hoạt động vận động theo nhạc, cụ thể ở nhóm vận động nhịp điệu, GV thường hướng dẫn trẻ vỗ tay, gõ dụng cụ âm nhạc theo các tiết tấu nhưng như vậy chưa đủ bởi nếu chỉ dừng lại ở đây thì yêu cầu của hoạt động này đó là trẻ hát kết hợp với vỗ tay hoặc gõ dụng cụ âm nhạc chính xác, đúng với tác phẩm chứ không cần phải có dáng, có tư thế, không cần phải đẹp. Nếu như vậy thì chưa đúng với nội dung vận động theo nhạc. Vì vậy, sau khi trẻ vỗ tay hoặc gõ nhạc cụ xong GV cần phải thiết kế thành các động tác và các động tác đó phải được tạo dáng, có tư thế và phải đẹp.

Với nhóm vận động nhịp điệu này, vì GV còn hạn chế trong việc thực hành các âm hình tiết tấu khác nhau nên việc ứng dụng vào cho trẻ cũng bị hạn chế, chủ yếu hay sử dụng nhất là hình tiết tấu 1 [chậm]. Để làm tốt nhóm vận động nhịp điệu này cần phải ghi nhớ một vài chú ý:

+ Lựa chọn bài có nhịp chẵn [2/4; 4/4;…]

+ Không vào ngay từ nhịp lấy đà.

Sau khi lựa chọn bài cho phù hợp thì phương pháp tập luyện cũng hết sức quan trọng. Người tập cần phải giảm tốc độ tập cho thật tốt một câu đầu tiên rồi sau đó tăng dần tốc độ. Khi tập được thành thạo thì có thể tập cả bài kết hợp với đúng tốc độ của bài hát. Hiểu rõ và thực hành thường xuyên sẽ giúp cho người tập làm tốt được với bất kì một bài hát nào.

Giáo trình âm nhạc mầm non 

Kawai Music School Nhật Bản

Music for Little Mozarts

Khóa học đàn organ cho bé và người lớn

Chương trình đào tạo piano cho bé và người lớn

Lớp học múa ballet cho bé và người lớn

Khóa học đàn violin cho bé và người lớn

Khóa học đàn guitar cho bé và người lớn

Khóa học đàn ukulele cho trẻ và người lớn

Khóa học đàn organ cho bé và người lớn

Khóa học trống cho bé và người lớn

Khóa học thanh nhạc cho bé và người lớn

Video liên quan

Chủ Đề