Thỉnh thoảng buồn nôn là bệnh gì năm 2024

Dạ dày khó chịu buồn nôn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt hàng ngày. Lúc này, bạn cần tìm nguyên nhân và thăm khám tại các cơ sở y tế. Vậy dạ dày bị khó chịu, buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao để khắc phục hiệu quả, an toàn?

1. Nguyên nhân nào khiến dạ dày bị khó chịu, buồn nôn?

Dạ dày bị khó chịu, cảm thấy buồn nôn có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau với từng mức độ riêng. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này của dạ dày có thể xuất phát từ thói quen ăn uống, dấu hiệu của bệnh lý hoặc một số yếu tố khác tác động.

1.1. Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Dạ dày khó chịu buồn nôn là cảm giác khó chịu, nôn nao. Tình trạng này có thể xuất phát do thói quen ăn uống thiếu khoa học. Thông thường, khi bạn nạp vào cơ thể quá nhiều thức ăn hoặc các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ uống có gas, axit cũng có thể gây nên tình trạng khó tiêu, buồn nôn.

Với nguyên nhân này, dạ dày sẽ trở lại bình thường khi bạn thay đổi thói quen ăn uống. Thay vì dung nạp những thực phẩm có hại cho sức khỏe, bạn nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây và thịt, cá,... Bên cạnh đó, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp trong từng bữa, ăn chậm nhai kỹ, bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể,... thì tình trạng sẽ được cải thiện.

1.2. Dấu hiệu của các bệnh lý

Một số bệnh lý về hệ tiêu hóa cũng gây ra các triệu chứng buồn nôn, khó chịu cho dạ dày. Những bệnh lý này có thể ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng tùy thuộc vào thể trạng mỗi người, thời gian mắc bệnh,... Theo đó, các bệnh lý có thể xuất hiện dấu hiệu buồn nôn, khó chịu dạ dày thường gồm: kích thích nhu động ruột, viêm loét dạ dày, trào ngược, liệt dạ dày, viêm ruột, rối loạn tiêu hóa,...

Dạ dày khó chịu buồn nôn có thể là dấu hiệu bệnh lý

1.3. Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, dạ dày khó chịu buồn nôn có thể xảy ra khi:

  • Do bị dị ứng, ngộ độc thực phẩm: Khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc cơ thể bị dị ứng, sẽ xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu ở dạ dày. Tình trạng này có thể xảy ra một thời gian ngắn rối kết thúc nhưng nếu có biểu hiện nghiêm trọng hơn thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số tác dụng phụ từ một số loại thuốc đang sử dụng cũng khiến cơ thể có những triệu chứng trên.
  • Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng hoặc hoạt động quá sức: Khi cơ thể cảm thấy quá mệt mỏi, căng thẳng hay khi hoạt động quá sức cũng sẽ tác động đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Điều này dẫn đến tình trạng buồn nôn, khó chịu cho dạ dày.

2. Khó chịu ở dạ dày, buồn nôn có nguy hiểm cho sức khỏe hay không?

Dạ dày khó chịu, buồn nôn thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và tự khỏi. Trong một số trường hợp chỉ cần uống thuốc hỗ trợ tiêu hóa, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hoặc nghỉ ngơi tại nhà là đã cải thiện.

Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu này kéo dài không rõ nguyên nhân hoặc lặp lại theo thời gian thì bạn không thể xem nhẹ. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên, khi thấy các dấu hiệu mệt mỏi, đầy hơi, buồn nôn khó chịu ở dạ dày, bạn cần hết sức chú ý và đi thăm khám để được kiểm tra, điều trị kịp thời.

Dạ dày thường xuyên khó chịu, buồn nôn có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm

3. Dạ dày khó chịu buồn nôn là triệu chứng của bệnh lý nào?

Như đã đề cập ở trên, dạ dày khó chịu buồn nôn có thể xuất hiện trong thời gian ngắn và tự khỏi. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài, không rõ nguyên nhân thì đây có thể là triệu chứng của bệnh lý như:

3.1. Hội chứng ruột kích thích

Đây là tình trạng bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp phải ở mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn. Hội chứng ruột kích thích khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và buồn nôn. Một số trường hợp sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng như đau bụng âm ỉ hoặc quằn quại, tiêu chảy, táo bón.

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích thường do ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường ruột, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột,... Với bệnh lý này, chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học sẽ thuyên giảm sau một vài ngày. Nếu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống sau khi thăm khám.

3.2. Trào ngược dạ dày

Tình trạng khó chịu ở dạ dày, buồn nôn diễn ra thường xuyên đi kèm với đó là các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng thì bạn có nguy cơ cao mắc trào ngược thực quản. Tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, mệt mỏi, viêm họng,...

Trào ngược thực quản gây khó chịu, buồn nôn

Nguyên nhân dẫn đến trào ngược thực quản có thể do thoát vị hoành, béo phì, ăn thực phẩm gây dị ứng,... Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên đi thăm khám, đồng thời hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, dễ lên men, không sử dụng các sản phẩm có chứa chất kích thích, trước khi đi ngủ không nên ăn quá nhiều,...

3.3. Bệnh lý viêm loét dạ dày

Dạ dày bị viêm loét cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng dạ dày khó chịu buồn nôn. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách có thể biến chứng nguy hiểm như ung thư.

Khó chịu, buồn nôn là triệu chứng của viêm loét dạ dày

3.4. Dạ dày bị liệt

Với bệnh lý này, dạ dày gặp vấn đề khiến cho thực phẩm khó khăn khi chuyển qua ruột non, khiến bạn luôn cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn. Bạn có thể khắc phục tình trạng này thông qua việc thay đổi thói quen ăn uống, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày, không sử dụng đồ uống chứa cồn, gas,...

Ngoài ra, dạ dày bị khó chịu, buồn nôn còn có thể do một số bệnh lý khác như táo bón, khó tiêu,... Một số thực phẩm không thể tiêu hóa gây áp lực lên dạ dày. Tuy nhiên, những bệnh lý này không quá nguy hiểm, có thể tự khỏi nhanh chóng.

4. Cách cải thiện tình trạng buồn nôn, khó chịu ở dạ dày

4.1. Xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học

Như đã đề cập ở trên, thói quen sinh hoạt ăn uống thiếu khoa học có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó chịu, buồn nôn của cơ thể. Do đó, tạo dựng thói quen sinh hoạt khoa học, bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe sẽ giúp cải thiện tình trạng này hiệu quả.

Theo đó, bạn nên giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ. Thường xuyên tập thể dục thể thao vừa nâng cao sức khỏe vừa cải thiện khả năng tiêu hóa. Bổ sung các thực phẩm dễ tiêu như rau xanh, trái cây tươi. Đồng thời hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng.

4.2. Điều trị bằng thuốc

Đối với những triệu chứng do bệnh lý gây ra, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những đơn vị uy tín, sở hữu đội ngũ chuyên gia bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Đi cùng đó là hệ thống cơ sở vật chất hiện đại như:

  • Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP [Hoa Kỳ].
  • Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiên tiến: siêu âm, X-quang, nội soi, MRI, CT,... được nhập khẩu từ Mỹ, Đức và Thụy Sĩ.

Người bệnh nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị

Trên đây là một số thông tin về triệu chứng dạ dày khó chịu buồn nôn. Bạn không nên chủ quan khi cơ thể có các triệu chứng này kéo dài, không rõ nguyên nhân. Quý khách nếu có nhu cầu thăm khám tại MEDLATEC, hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch và được tư vấn chi tiết hơn.

Làm sao để hết cảm giác buồn nôn?

Ngừng nôn và buồn nôn: Các biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Hít thở sâu. Hít thở sâu bằng cách thở không khí qua mũi và vào phổi. ... .

Ăn bánh quy. ... .

Bấm huyệt cổ tay. ... .

Uống nhiều chất lỏng hơn. ... .

Thử gừng hay thì là hoặc đinh hương. ... .

Sử dụng liệu pháp hương thơm. ... .

Dùng thuốc để hết nôn. ... .

Làm thế nào để hết nôn trớ ở trẻ em?.

Triệu chứng buồn nôn khi mang thai xuất hiện khi não?

Ốm nghén hiểu đơn giản là cảm thấy buồn nôn và nôn, xảy ra nhiều lần trong một ngày. Với đa số bà bầu thì triệu chứng ốm nghén khi mang thai thường bắt đầu sớm nhất từ tuần thứ 4 - 6 của thai kỳ và sẽ thuyên giảm sau ba tháng đầu. Tuy nhiên, một số người lại diễn biến tình trạng ốm nghén nặng hơn và khó kiểm soát.nullỐm nghén: Buồn nôn và nôn khi mang thai lúc nào sẽ bắt đầu? - Vinmecwww.vinmec.com › thong-tin-suc-khoe › san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-sannull

Chóng mặt buồn nôn là triệu chứng bệnh gì?

Tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn chính là triệu chứng của các căn bệnh thuộc nhóm thần kinh trung ương như: Các bệnh về tim mạch, tình trạng mất nước cơ thể, bệnh về nội tiết, các vấn đề rối loạn thần kinh,… thường là những bệnh lý có biểu hiện bị hạ huyết áp.nullĐau đầu chóng mặt buồn nôn có phải là triệu chứng của rối loạn tiền đình?medlatec.vn › tin-tuc › dau-dau-chong-mat-buon-non-co-phai-la-trieu-chu...null

Buồn nôn bấm huyệt gì?

Người ta thường bấm huyệt an nhiên để điều trị chứng buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ,…. Nếu nhắc đến buồn nôn bấm huyệt nào? Thì không thể bỏ qua huyệt thái xung. Vị trí của huyệt nằm ở giữa ngón chân cái với ngón chân thứ hai, cách kẽ ngón chân dịch về phía mu bàn chân khoảng từ 3-4cm.nullBuồn nôn bấm huyệt nào để khỏe? - Bệnh viện Hồng Ngọchongngochospital.vn › buon-non-bam-huyet-naonull

Chủ Đề