Thơ bốn chữ là gì

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

I/ THƠ TỨ NGÔN [thơ 4 chữ]


Thơ tứ ngôn là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu mà thôi. 

Nếu chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại nếu chữ thứ 2 là trắc thì chữ thư 4 là bằng. 

Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần tiếp, và cách gieo vần tréo. Tuy nhiên vẫn còn một cách gieo vần nữa, cách này ít ai dùng đến, là cách gieo vần ba tiếng. 


* Ghi chú : 

- B : phải là bằng - T : phải là trắc

- x : bằng hoặc trắc đều được

 Cách gieo vần tiếp 

x B x T [v1]  x B x T [v1]  x T x B [v2] 

x T x B [v2] 

Ví dụ:

Những trưa tháng sáu
             Nước như ai nấu
             Chết cả cá cờ
             Cua ngoi lên bờ
             Mẹ em xuống cấy…”

[Trần Đăng Khoa]

Cách gieo vần tréo

x B x T [v1]  x T x B [v2]  x B x T [v1] 

x T x B [v2]

Ví dụ:

Bò ơi, bò nghỉ
Sau buổi cày
mai
Có gì ngẫm nghĩ
Nhai mãi, nhai
hoài...

[Huy Cận]

Cách gieo vần ba tiếng 
Ví dụ:

Chuỗi Cười

Lá đổ rào rào,
Trăng vàng xôn
xao

Chuỗi cười ha hả,

Trên cánh đồi

cao

Khói bỏ tầng không
Lửa dậy trong
lòng

Ô hay tráng sĩ

Dừng mãi bên

sông

[Hàn Mặc Tử]

II/ THƠ NGŨ NGÔN [thơ 5 chữ]

 

Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. 

Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo.

Cách gieo vần ôm  x B x T x [v1]  x T x B x [v2]  x B x T x [v2] 

x T x B x [v1] 

Ví dụ :

Em có nghe rừng ca
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác 
Đạp trên lá cây già

Cách gieo vần tréo  x B x T x [v1]  x T x B x [v2]  x B x T x [v1] 

x T x B x [v2] 

Ví dụ :

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

Cách gieo vần ba tiếng 

Ví dụ:

Hôm nay đi chùa Hương 
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương

Nguyễn Nhược Pháp

TP.HCM 05/06/2016 
    Trần Văn Túc ST

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THỂ THƠ 4 CHỮ

1. Kiến thức: - Nắm được một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ.

- Các kiểu vần được sử dụng trong t nói chung thơ bốn chữ

2. Kĩ năng: - Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thơ ca.

- Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ.

- Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ

3. Thái độ: - GD học sinh lòng yêu thích thơ ca, văn học.

1. GV: - Một số bài thơ bốn chữ.

2. HS: - Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong giờ.

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

HĐ1: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài

HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm của thể thơ

- GV hướng dẫn cụ thể các kiểu gieo vần

trong thơ 4 chữ: Vần lưng, vần chân, vần

liền, vần cách. Thể thơ này thường có

nhiều dòng, mỗi dòng 4 chữ, thường

ngắt nhịp 2/2, vừa kể vừa tả… xuất hiện

trong tục ngữ, vè, ca dao.]

HĐ3: Học sinh tập làm thơ 4 chữ.

- GV: Trình bày đoạn thơ đã chuẩn bị ở

nhà, chỉ ra cách gieo vần, nội dung, đặc

- HS: Từ 4 – 6 h/s đọc đoạn thơ 4 chữ

của bản thân đã chuẩn bị ở nhà. Tự mình

phân tích vần, nhịp của đoạn thơ đó

I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THỂ THƠ 4

- Mỗi Câu gồm 4 tiếng. Số câu trong bài

không hạn định. Các khổ, đoạn trong bài

được chia linh hoạt tuỳ theo nội dung hoặc

- Thích hợp với kiểu vừa kể chuyện vừa

Miêu tả [Vè, đồng dao, hát ru]

- Vần : Kết hợp các kiểu vần: Chân, lưng,

II. TẬP LÀM THƠ 4 CHỮ TẠI LỚP

- HS lắng nghe, tự sửa bài

- Giáo viên đánh giá và xếp loại

- Nhắc lại đặc điểm gieo vần của thơ 4 chữ.

- Học sinh đọc thêm một số bài thơ trong SGK Tr 86, 87

- Nắm chắc đặc điểm của thể thơ 4 chữ, cách gieo vần của thể thơ.

- Nhận diện được thể thơ bốn chữ.

- Sưu tầm một số bài thơ theo thể bốn chữ, tự sáng tác bài thơ bốn

- Đọc và soạn bài : "Cô Tô"

từ khóa liên quan

Video liên quan

Chủ Đề