Thỏa thuận mậu dịch ưu đãi là gì

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình tham gia và gắn kết của mỗi nền kinh tế quốc gia với kinh tế các quốc gia khác của khu vực hoặc trên toàn thế giới dưới nhiều hình thức, mức độ cam kết và thực thi khác nhau [14]. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thường được phân thành các hình thức cơ bản sau:

Thỏa thuận thương mại ưu đãi(PTA- Preferential Trade Arangements) : Danh mục sản phẩm ưu đãi và mức độ cắt giảm thuế quan bị hạn chế trong thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia thành viên . Ví dụ như Hiệp định thương mại Việt-Mỹđược ký kết giữaViệt NamvàHoa Kỳtrong năm 2001.

Khu vực mậu dịch tự do(FTA Free Trade Agreement): là mộtHiệp ướcthương mạigiữa hai hoặc nhiều quốc gia thành viên, theo đó các rào cản thuế quancũng nhưphi thuế quan sẽ được tiến hành cắt giảm theo lộ trình, không bị hạn chế về định lượng trong giao dịch, trao đổi thương mại hàng hóa nội khối của Hiệp địnhthương mại. Ví dụ Khu vực Mậu dịch tự do heASEAN Free Trade Area AFTA. Thời gian gần đây, cáchiệp định FTA mới có phạm vi lĩnh vực tham gia mở rộng hơn, không đơn thuần chỉ là các vấn để trao đổi thương mại truyền thống mà còn đề cập đến những vấn đề phi truyền thống như di chuyển thể nhân, sở hữu trí tuệ, môi trường, mua sắm công,Việc điều chỉnh các nội dung cam kết theo hướng thông thoáng, đa dạng hơn trong FTA thế hệ mới sẽ giúp các quốc gia có nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng cường cơ hội kinh doanh, chuyển dịch đầu tư và mở rộng tiếp cận thị trường ở phạm vi toàn cầu. Tuy vậy, nếu không có những góc nhìn đầy đủ và một sự chuẩn bị kỹ càng trước những tác động mà nó có thể mang lại, các nền kinh tế sẽ không tận dụng được các thời cơ bởi những yêu cầu, tiêu chuẩn cao về chính sách pháp luật, cái cách thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh, rào cản kỹ thuật,quy tắc xuất sứ..phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP với 11 quốc gia thành viên tham dự, trong đó có Việt Nam hay Hiệp định thương mại tự doViệt NamEU(EVFTA) là những FTA thế hệ mới.

Liên minh thuế quan(CU :Customs union ): Các nước thành viên sẽ nhất quán trong việc thực hiện đường lối chính sách thuế quan chung với các quốc gia ngoài liên minh trong khi vẫn áp dụng, thực hiện các ưu đãi về thuế quan trong nội khối. Đơn cử như Liên minh Liên minh Hải quan (bao gồm 3 nước làNga,Belarusvà Kazakhstan ).

Mỗi quốc gia tùy thuộc bối cảnh lịch sử, tình hình kinh tế văn hóa, xã hội có thể tham gia vào các tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với nội dung, phạm vi và hình thức khác nhau trong bối cảnh toàn cầu hóa.