Thời gian trong văn học là gì

Thời gian là gì? Thời gian trong nghệ thuật là như thế nào?

Một số từ điển định nghĩa rằng, “thời gian” là một hình thức tồn tại cơ bản của vật chất diễn biến một chiều theo ba trạng thái là quá khứ, hiện tại và tương lai. Với các nhà Vật lý, thời gian là thứ mà có thể đo được chính xác bằng một chiếc đồng hồ.

Các nhà Toán học lại quan niệm thời gian một chiều được xem là liên tục, nhưng có thể chia thành các “thời khắc” giống như từng tấm ảnh của một cuộn phim. Có thể thấy, một khái niệm chính xác về thời gian là một thách thức lớn đối với mọi lĩnh vực. Chỉ dựa vào những khái niệm trên, ta đã có thể hiểu được rằng “thời gian” là một khái niệm rất khó định nghĩa, khó hiểu, khó hình dung, và với mỗi cá thể, mỗi cách nhìn khác nhau, cảm thức về “thời gian” lại được thể hiện theo một cách khác nhau. Với Newton, “Thời gian là độc nhất, tuyệt đối và có giá trị phổ quát khắp mọi nơi.” Còn Einstein lại cho rằng: “Thời gian trôi đi chỉ là ảo ảnh mọi khác biệt giữa quá khứ, hiện tại; tương lai chỉ là những ảo ảnh dai dẳng.” Thời gian phân thành hai loại: thời gian vật lý – thời gian khách quan, và thời gian tâm lý – thời gian chủ quan, phụ thuộc vào ý thức con người.

Văn chương nói riêng và thơ ca nói chung, suy cho cùng đều xuất phát từ tiếng lòng, cảm xúc, tình cảm của con người. Mà qua lăng kính tâm hồn, bất cứ khái niệm, thực thể, hiện tượng nào đều không bị bó buộc, vạn vật đều có thể biến tính, biến hình và được cảm thức theo những cách khác nhau. Thời gian cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Thời gian qua ngòi bút nhà văn hoàn toàn có thể phá bỏ quy luật vận động vốn dĩ của nó, đảo lộn trình tự hoặc bỏ qua một hoặc hai ba chiều vận động vốn có của nó. Đó là cách một nhà văn làm ngưng đọng một khoảnh khắc, kéo dài và nới rộng nó ra; cũng như nén lại, co vào một khoảng thời gian một trăm năm đến một thế kỉ. Với thơ ca – nơi người nghệ sĩ gửi gắm vào đó tất cả tình cảm, cảm xúc của mình với khát vọng tạo dựng một thế giới chủ quan đầy hình ảnh, thì suy nghĩ trân trọng về thời gian gắn liền với cảm thụ của nhà thơ trước cuộc đời cũng như ý nghĩa chung về cuộc sống nhân sinh. Niềm rung động của nhà thơ với đời càng dạt dào, nỗi lòng với cõi đời càng thiết tha bao nhiêu, thì những sự trân trọng trước mỗi khoảnh khắc lại càng trở nên tinh tế, mãnh liệt và linh diệu bấy nhiêu.

Những quan điểm về thời gian trước Xuân Diệu: “Con người là một sinh vật duy nhất biết mình phải chết”. Lời nói đó của một triết gia phản ánh nỗi ám ảnh, day dứt của con người về sự sống và cái chết, cũng là những ám ảnh, day dứt về thời gian. Thời gian trôi qua vô hình nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong các biến cố lịch sử, trong các thành quả của nhân loại. Nó có quan hệ gắn bó với con người, bởi con người luôn sống và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định của lịch sử. Trong “Bài cáo tật thị chúng” Mãn Giác Thiền sư đã lấy hình ảnh xuân đến xuân đi, hoa tàn hoa nở là một quy luật của tự nhiên, một định luật hiển nhiên của cuộc sống, biểu lộ tâm thế của nhà sư trước quy luật sinh, tử ở cõi nhân gian, cái tịch diệt và cái vĩnh hằng trong vũ trụ. Con người, có sinh tất có tử, lúc khoẻ mạnh ắt có lúc ốm đau, bệnh tật, có tuổi hoa niên trẻ tráng tất cái già sẽ đến. Quy luật cuộc sống là như thế.

Có những nhà thơ nắm bắt, ý thức được sự hữu hạn của đời người bên cái vô hạn của thời gian trường cửu khi buông những lời than thở:

“Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi

Vạn sáu chơi nhăng đã hết rồi.”

( Nguyễn Công Trứ)

Nhất là Xuân Diệu, ta mới thấy được ý thức sâu sắc đến cuồng nhiệt của thi nhân trước dòng thời gian chảy trôi vĩnh hằng. Xuân Diệu là nhà thơ lãng mạn tiêu sinh mạng cá nhân. Với ông, bi kịch lớn nhất của con người lãng mạn chính là thời gian. Xuân Diệu quan niệm thời gian là một đường thẳng tuyến tính, không tuần hoàn, một đi không trở lại.

… ( còn nữa )

Bài liên quan:

  • Thời gian trong văn học là gì
    Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu
  • Thời gian trong văn học là gì
    Hướng dẫn Phân tích bài thơ Từ ấy
  • Thời gian trong văn học là gì
    Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX
  • Thời gian trong văn học là gì
    Cảm nhận về 4 câu thơ đề từ trong Tiếng hát con tàu
  • Thời gian trong văn học là gì
    Trình bày quan niệm của em về hạnh phúc
  • Thời gian trong văn học là gì
    Dàn ý phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý nghĩa của thời gian

Nguyễn Văn Mười
09:17 SA @ Thứ Tư - 15 Tháng Tư, 2009

Nếu Không gian là môi trường chứa đựng vạn hữu thì THỜI GIAN là môi trường chứa đựng sự thay đổi của vạn hữu.

Một chiếc hoa từ lúc nở đến lúc úa tàn cần một khoảng thời gian nào đó tùy loại.Một đời người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết cũng cần một khoảng thời gian nào đó.Một ngôi nhà từ lúc bắt đầu xây lên cho đến lúc sụp đổ cũng cần một khoảng thời gian nào đó...Như vậy sự thay đổi của vạn hữu TRÔI trên dòng thời gian vô hình.

Chúng ta sẽ đặt vấn đề, THỜI GIAN tồn tại do có sự thay đổi của vạn hữu mà có khái niệm thời gian là một phạm trù độc lập với mọi sự thay đổi?

Thật ra tùy thuộc hệ quy chiếu, nên vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan.

Chúng ta hãy quan sát đời sống của bầy kiến sẽ hiểu được nhiều điều thú vị.

Trong một phút, một con kiến phải bước nhiều bước chân của nó, phải di chuyển một đoạn đường dài hơn bản thân nó vài ngàn lần, phải lôi kéo một miếng mồi to hơn nó gấp mấy lần... Đối với con kiến, một phút trôi qua là cả một khoảng thời gian căng thẳng, chăm chú, cực nhọc. Và như vậy, một ngày đối với con kiến là cả một đoạn đời dài dằng dặc đầy vất vả. Còn đối với con người, một phút nhiều khi chưa đủ để soi gương. Cũng là một phút khách quan, nhưng đối với con kiến là cả một đoạn đời đầy ý nghĩa, trong khi đối với con người là vô nghĩa.

Rồi một đời người trải qua sáu bảy mươi năm lo toan vất vả. Trong khi cũng thời gian ấy, chư thiên ở cõi trời chưa xong một bữa tiệc vui.

Thêm nữa, chính sự thay đổi làm cho thời gian có giá trị nổi bật hơn. Nếu mọi vật bất động, không thay đổi, ở đâu nằm yên đấy, thì, thời gian trở thành vô nghĩa mặc dù vẫn tồn tại khách quan.

Do đó, giá trị của thời gian dựa vào sự thay đổi của vạn hữu. Nơi mà sự thay đổi xảy ra nhanh thì thời gian càng có giá trị. Ví dụ như trong một cuộc chạy đua nước rút, thời gian được tính từng phần nhỏ của một giây. Nơi mà sự thay đổi xảy ra chậm thì thời gian ít có giá trị. Ví dụ như trong quá trình tạo lập Địa cầu, thời gian được tính từng triệu năm. Tính lịch sử cổ đại, người ta tính từng ngàn năm, còn bây giờ, đánh giá sự thay đổi kỹ thuật nhanh chóng, người ta phải tính từng năm. Một sản phẩm vừa tung ra thị trường vừa được quảng cáo ầm ĩ thì cũng bắt đầu trở nên lạc hậu vì ngay lúc ấy người ta cũng vừa nghiên cứu xong một sản phẩm mới hoàn hảo hơn.

Như vậy người ta có thể suy luận rằng với con kiến, sự thay đổi của cuộc sống nhanh hơn con người; với con người sự thay đổi nhanh hơn chư thiên.

Theo thuyết Tương Đối của Einstein, một vật thể di chuyển càng nhanh thì, đối với vật thể đó, thời gian càng chậm lại. Một nhà du hành vũ trụ với vận tốc gần như vận tốc ánh sáng, và thấy mình đi trong vài giờ, có thể mình chưa có gì thay đổi, bụng chưa đói, đồng hồ chưa quay thêm bao nhiêu. Nhưng khi đáp xuống Địa Cầu thì ở đây đã trải qua vài chục năm!

Sự kiện ví dụ trên có thể được giải thích rằng ở hai vận tốc khác nhau, thời gian đã trở nên khác nhau, thời gian đã trở nên khác nhau, cũng có nghĩa là tốc độ thay đổi của vật thể khác nhau. Một vật có động năng lớn ( di chuyễn nhanh ) thì mọi thay đổi, mọi hoạt động của nó trở nên chậm lại. Ngược lại, một vật có động nhỏ (di chuyển chậm ) thì mọi thay đỗi, mọi hoạt động của nó trở nên nhanh hơn.

Từ kết luận trên, ta có thể suy luận rằng với người ít hoạt động thì các tế bào sẽ mau thay đỗi để sớm già cỗi. Còn người siêng hoạt động, các tế bào sẽ chậm thay đỗi và trẻ lâu.

Trở lại vấn đề, ý nghĩa của thời gian gắn liền với sự thay đỗi của vật thể. Tư tưởng của con người là hình thay đỗi thường xuyên nhất. Lúc nào con người cũng suy nghĩ, và càng suy nghĩ, con người càng cảm thấy thời gian nhiều “ hơn. Trong lúc vô tư, chúng ta cảm thấy một giờ không nhiều lắm. Nhưng trong lúc ưu tư, chúng ta sẽ thấy một giờ là rất dài, rất nhiều. Vì thế, với người trằn trọc suy tư không ngủ được thì.

“Thức đêm mới biết đêm dài...”

Còn các thiền sư trong khi nhập định dừng hết mọi sự suy nghĩ thì thời gian dường như không còn nữa. Các vị nhập định vài ba ngày mà tưởng chừng như mới vừa trãi qua vài phút. Các vị Alahán thì nhập định thấy rõ toàn bộ thời gian đều chỉ là một điểm duy nhất – Nhưng vẫn không lẫn lộn với nhau. (xin xem Nghiệp và Kết Quả, Chơn Quang).

Tóm lại, Thời gian là môi trường để vạn hữu thay đổi, và sự thay đổi của vạn hữu làm cho thời gian có ý nghĩa hơn.

Nguồn:Tài liệu Chùa Phật Quang - TT. Thích Chân Quang
LinkedInPinterestCập nhật lúc:09:17 SA @ 15/04/2009