Thông tin xí nghiệp xử lý chất thải bình dương

Bình Dương - Lực lượng chức năng nhiều cơ quan vẫn đang tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ vụ chôn chất thải quy mô lớn trái quy định xảy ra ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Qua xác định ban đầu cho thấy doanh nghiệp liên quan không được tập kết/trung chuyển/phân loại hoặc xử lý chất thải nguy hại tại Bình Dương.

Phát hiện vụ san ủi chôn lấp chất thải trái quy định lớn chưa từng thấy ở Bình Dương. Ảnh: Cơ quan chức năng cung cấp

Chất thải phải chuyển về Trà Vinh xử lý

Ngày 6.9, theo nguồn tin của phóng viên Báo Lao Động, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương đã có báo cáo ban đầu vụ việc Công ty TNHH MTV Môi trường Trà Vinh chôn chất thải trái quy định tại xã Tân Long, huyện Phú Giáo cho UBND tỉnh Bình Dương.

Báo cáo cho thấy đã xác định được thông tincủa Công ty TNHH MTV Môi trường Trà Vinh. Doanh nghiệp này có địa chỉ Văn phòng tại ấp Cây Da, xã Tập Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh và địa chỉ Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại tại ấp Tà Les, xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Công ty TNHH MTV Môi trường Trà Vinh đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt năm 2016. Đồng thời, được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại thời hạn tới năm 2026.

Chất thải chôn lấp bị nước cuốn ra suối.Ảnh: Cơ quan chức năng cung cấp

Theo giấy phép xử lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp thì Công ty TNHH MTV Môi trường Trà Vinh có phạm vi thu gom chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải công nghiệp thông thường có tính chất tương tự chất thải nguy hại trên địa bàn toàn vùng Đông Nam Bộ [có cả tỉnh Bình Dương]. Sau đó phải được chuyển về Nhà máy xử lý tại tỉnh Trà Vinh để xử lý. Công ty không có bất cứ địa điểm tập kết hay kho trung chuyển chất thải nào trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo quy định, thông thường doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực trên thuộc thẩm quyền cấp phép, quản lý của cơ quan cấp Bộ và giám sát của tỉnh Trà Vinh.

Bình Dương không cấp phép 

Theo báo cáo, khu đất chôn lấp các loại chất thải có diện tích khoảng 28.000 m2 thuộc 4 thửa đất. Trong đó chỉ có 400 m2 là đất ở, còn lại là đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu năm.

Công ty trên đã xây dựng 400m2 nhà ở cho công nhân, 5 kho xưởng với diện tích 3.000 m2. Hiện các kho này đang chứa các loại chất thải rắn công nghiệp như: Bã cà phê, vải vụn, bao ni lông, giấy vụn...

Phần diện tích đất còn lại, đã san lấp nền một phần và đang chứa các loại chất thải khác như: than, xỉ [lò hơi], can, thùng nhựa rỗng.

Theo đánh giá sơ bộ của Đoàn kiểm tra thì số chất thải chôn, lấp khoảng 25.000 tấn chất thải rắn công nghiệp [than, xỉ lò hơi].

Địa điểm chôn lấp chất thải trên cũng không thành lập Công ty hay cơ sở sản xuất và toàn bộ nhà xưởng xây dựng đều không có giấy phép.

Hiện nay, khu đất Công ty TNHH MTV Môi trường Trà Vinh đang tập kết và chôn lấp các loại chất thải, không có bất cứ một văn bản hoặc giấy phép của cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cho phép làm nơi tập kết/trung chuyển/phân loại hoặc xử lý, tái chế chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại.

Qua rà soát bước đầu xác định có 5 doanh nghiệp tại Bình Dương có chuyển giao chất thải cho Công ty TNHH MTV Môi trường Trà Vinh gồm: 2 công ty tại Bàu Bàng và 1 công ty tại Thuận An hoạt động ngành nghề gia công dệt, nhuộm các sản phẩm sợi tổng hợp, nhuộm vải; 1 công ty tại thị xã Bến Cát hoạt động với ngành nghề gia công các sản phẩm nhựa, giày dép; 1 công ty tại huyện Bắc Tân Uyên sản xuất cà phê.

Trước đó, Báo Lao Động đã đưa tin, ngày 23.8, Công an huyện Phú Giáo nhận được đề nghị phối hợp với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Bộ Công an và Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Bình Dương có mặt tại hiện trường vụ kiểm tra bãi xử lý chất thải của Công ty TNHH MTV Môi trường Trà Vinh, xã Tân Long, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Thời điểm kiểm tra, ghi nhận việc chôn lấp chất thải quy mô lớn chưa từng thấy ở Bình Dương. Hiện các cơ quan trên đang phối hợp điều tra làm rõ các hành vi vi phạm tại đây.

Khánh thành Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương

15/09/2015

     

Ngày 20/9/2013, đã diễn ra Lễ khánh thành Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương do Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước môi trường Bình Dương [Biwase] làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng trên diện tích hơn 74 ha, tại xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát.                                                                                                              Cắt băng khánh khánh Khu liên hợp        Với tổng vốn đầu tư 480 tỷ đồng, trong đó Chính phủ Phần Lan tài trợ 184 tỷ đồng [≈6,7 triệu Euro], ngân sách nhà nước tài trợ 196 tỷ đồng, số còn lại 100 tỷ đồng huy động từ nguồn vốn của Công ty. Dự án gồm 2 hạng mục chính: Khu xử lý rác sinh hoạt tái chế thành phân compost với nhà máy sản xuất phân compost có công suất 420 tấn/ngày và nhà máy xử lý nước rỉ rác với công suất 480 m3/giờ, yêu cầu xử lý nước rỉ rác đạt loại A; Khu xử lý rác công nghiệp và công nghiệp nguy hại có công suất 500 tấn/ngày, gồm: kho tiếp nhận, phân loại, hố chôn lấp an toàn, lò đốt rác công nghiệp, công nghiệp nguy hại, khu xử lý hóa lý, khu sản xuất bê tông tươi đóng rắn, khu sản xuất tái chế ra gạch tự chèn.      Tại Khu liên hợp, rác sinh hoạt được tái chế thành phân compost, phục vụ cho cây trồng tại địa phương và các tỉnh lân cận. Rác công nghiệp, công nghiệp nguy hại chủ yếu là đốt, sau đó xỉ tro được phối trộn vào bê tông tươi, gạch tự chèn, gạch 4 lỗ, để trở thành những vật liệu xây dựng có ích. Nhiệt thu được trong quá trình đốt được tận thu để phát điện, góp phần làm giảm chi phí mua điện lưới quốc gia. Khuôn viên Khu liên hợp được quy hoạch cho từng khu chức năng riêng biệt. Các xe vận chuyển rác vào Khu liên hợp sau khi ra đều được rửa sạch, đây là điều bắt buộc nhằm đảm bảo không phát tán mùi ra ngoài làm ảnh hưởng đến người dân đi trên đường hay đang sinh sống ven đường. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, từ đó có kiến thức vận hành và bảo trì đảm bảo công tác sản xuất luôn ổn định và hiệu suất cao.      Việc đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải rắn bài bản, có quy mô phù hợp, công nghệ xử lý hiện đại và đồng bộ từ chất thải sinh hoạt đến các loại chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại… đồng thời, tận dụng nguyên liệu để tái chế các sản phẩm thân thiện môi trường nhận được sự đánh giá cao của lãnh đạo địa phương.     Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương chính thức đi vào hoạt động góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho người dân trên địa bàn, đồng thời thu hút các nhà đầu tư đến với Bình Dương.    Phạm Đình Nguồn: Tạp chí MT, số 9/2013      

Chủ Đề