Thông tư 58 2023 về kiểm tra đánh giá năm 2024

Xin hỏi là đối với học sinh THPT có tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm thế nào? - Phan Anh [Hà Nội]

Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT năm 2023 [Hình từ Internet]

1. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT năm 2023

Điều 3 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT [Quy chế] quy định về căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT như sau:

- Căn cứ đánh giá hạnh kiểm của học sinh THPT như sau:

+ Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức;

Ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập;

Kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

+ Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Xếp loại hạnh kiểm:

Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại:

+ Tốt [T];

+ Khá [K];

+ Trung bình [Tb];

+ Yếu [Y] sau mỗi học kỳ và cả năm học.

Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.

2. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT năm 2023

Tại Điều 4 quy định về tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm như sau:

2.1. Loại tốt

- Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;

- Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;

- Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;

- Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập;

- Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

- Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.

2.2. Loại khá

Thực hiện được những quy định tại Khoản 1 Điều 4 nhưng chưa đạt đến mức độ của loại tốt;

Còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.

2.3. Loại trung bình

Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều 4 nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.

2.4. Loại yếu

Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:

- Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 4 , được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;

- Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;

- Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.

Xin hỏi, năm 2023, học sinh THPT lớp 10 bị xếp loại hạnh kiểm dưới trung bình có bị ảnh hưởng đến việc lên lớp hay không? - Câu hỏi của Tú Linh [Khánh Hòa].

Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT' title="vbclick['20894', '389709'];" target='_blank'>Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT như sau:

[1] Xếp hạnh kiểm loại tốt:

- Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;

- Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;

- Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;

- Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập;

- Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

- Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.

[2] Xếp hạnh kiểm loại khá:

Thực hiện được những hoạt động trên nhưng chưa đạt đến mức độ của loại tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.

[3] Xếp hạnh kiểm loại trung bình:

Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các hoạt động xem xét xếp loại hạnh kiểm tốt nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.

[4] Xếp hạnh kiểm loại yếu:

Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:

- Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định các hoạt động xem xét xếp loại hạnh kiểm tốt , được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;

- Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;

- Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.

[Hình từ Internet]

Năm 2023, xếp loại hạnh kiểm không ảnh hưởng đến việc lên lớp của học sinh THPT lớp 10?

Theo Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT' title="vbclick['7677A', '389709'];" target='_blank'>Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định hình thức đánh giá đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THPT lớp 10 như sau:

Hình thức đánh giá

1. Đánh giá bằng nhận xét

  1. Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
  1. Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
  1. Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
  1. Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.

2. Đánh giá bằng điểm số

  1. Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
  1. Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.

3. Hình thức đánh giá đối với các môn học

  1. Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 [một] trong 02 [hai] mức: Đạt, Chưa đạt.
  1. Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Theo Điều 21 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT' title="vbclick['7677A', '389709'];" target='_blank'>Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định:

Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2021 và thực hiện theo lộ trình sau:

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo lộ trình quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên thì Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT' title="vbclick['7677A', '389709'];" target='_blank'>Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT sẽ thay thế Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT' title="vbclick['20894', '389709'];" target='_blank'>Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT. Tuy nhiên, việc thay thế này được thực hiện theo lộ trình, cụ thể:

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.

Như vậy, năm 2023, học sinh THPT lớp 10 sẽ bỏ đánh giá xếp loại hạnh kiểm mà chỉ đánh giá kết quả rèn luyện và học tập bằng hình thức nhận xét và điểm số. Do đó, năm 2023, xếp loại hạnh kiểm không ảnh hưởng đến việc lên lớp của học sinh THPT lớp 10.

Năm 2023, dựa vào đâu để đánh giá cho học sinh lớp 10 được lên lớp?

Tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT' title="vbclick['7677A', '389709'];" target='_blank'>Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định:

Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp

1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:

  1. Kết quả rèn luyện cả năm học [bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này] được đánh giá mức Đạt trở lên.
  1. Kết quả học tập cả năm học [bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này] được đánh giá mức Đạt trở lên.
  1. Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học [tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục].

...

3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông.

...

Căn cứ quy định trên, khi bỏ đánh giá xếp loại hạnh kiểm thì dựa vào kết quả rèn luyện cả năm học, kết quả học tập và chuyên cần.

Chủ Đề