Thủ tục tham gia đấu giá quyền sử dụng đất

Đăng ký quyền sử dụng đất từ trúng đấu giá: Hồ sơ, trình tự thủ tục và lệ phí. Điều kiện đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hiện nay, đấu giá quyền sử dụng đất đang, đã và sẽ vẫn còn là một vấn đề được quan tâm khi mà hoạt động này ngày càng được diễn ra phổ biến hơn và dựa trên nguyên tắc hoạt động đấu giá nói chung và đặc điểm riêng của hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất thì sau khi trúng đấu giá thì rất nhiều người không nắm được các bước, trình tự, thủ tục và lệ phí để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện người sử dụng đất được thực hiện các  quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, cho thuê lại, thừa kế, cho thuê, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất;

Sau khi có kết quả đấu giá thì người trúng đấu giá phải thực hiện nghĩa vụ tài chính và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sau khi cơ quan đăng ký đất đai có thẩm quyền đã nhận được chứng từ là người trúng đấu giá đã nộp đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất của người trúng đấu giá thì cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc văn phòng đăng ký đất đai trình Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất để ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất.

1. Các bước đăng ký quyền sử dụng đất từ trúng đấu giá:

Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi trúng đấu giá thì người trúng đấu giá thì phải chuẩn bị hồ sơ và các thủ tục theo quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 68 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai theo trình tự theo các bước sau:

Bước 1: Người trúng đấu giá chuẩn bị các hồ sơ theo quy định của pháp luật bao gồm những giấy tờ sau:

+ Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu

+ Văn bản quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất.

+ Trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa chưa có bản đồ địa chính hoặc trích lục bản đồ địa chính

+ Biên lai thu tiền sử dụng đất do cơ quan thuế cấp.

Bước 2: Người trúng đấu giá nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa tại văn phòng đăng ký đất đai thì khi đến nộp hồ sơ thì phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định đã được niêm yết hoặc theo quy định của pháp luật.

Cán bộ, công chức tiếp nhận, kiểm tra nội dung hồ sơ của người trúng đấu giá và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ của người trúng đấu giá.

Xem thêm: Quy định và hướng dẫn mới nhất về đấu giá quyền sử dụng đất

Nếu hồ sơ của người trúng đấu giá đã đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trao cho người đi nộp hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc hồ sơ thiếu thì cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người trúng đấu giá để điều chỉnh hồ sơ cho đầy đủ, hợp lệ và kịp thời.

Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ thì viết hẹn trao cho người đi nộp hồ sơ theo quy định, văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

+ Thông báo nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất trúng đấu giá bao gồm các thông tin là số tiền phải nộp, thời gian phải nộp theo kết quả trúng đấu giá và phương thức nộp tiền đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định công nhận.

+ Đối với số tiền thuê đất hoặc tiền sử dụng đất phải nộp tiền khi trúng đấu giá, phương thức và thời gian phải nộp theo kết quả trúng đấu giá. Các thông tin chính xác về tên và các thông tin địa chỉ cụ thể, số tài khoản tại kho bạc nhà nước để người nghĩa vụ nộp tiền khi trúng đấu giá nộp tiền thuê đất đối với trường hợp thuê đất hoặc tiền sử dụng đất trúng đấu giá tại cơ quan thuế đã được Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định công nhận.

+ Nhận quyền sử dụng một phần thửa đất đã cấp Giấy chứng nhận hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp, chưa trích đo địa chính thửa đất.

+ Cập nhật chỉnh lý và đăng ký biến động vào cơ sở dữ liệu đất đai vào hồ sơ địa chính trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất gửi cho người được cấp.

+ Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu; Xác nhận vào Giấy chứng nhận đã cấp.

Xem thêm: So sánh điểm giống và khác nhau giữa đấu thầu và đấu giá

Bước 3: Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Tại bộ phận một cửa của bộ phận và trả kết quả thuộc sở tài nguyên tài nguyên và môi trường.

Sau khi người trúng đấu giá quyền sử đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính nộp đủ tiền trúng đấu giá, Đơn vị tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất có trách nhiệm gửi hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất đến văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục bàn giao mốc giới khu đất, ký kết hợp đồng thuê đất đối với trường hợp cho thuê đất để văn phòng đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định cho người trúng đấu giá.

Sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vi đất trúng đấu giá, cơ quan tài nguyên môi trường chủ trì, phối hp với đơn vị tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất tổ chức bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất; đồng thời thực hiện cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính theo quy định hiện hành.

2. Lệ phí khi thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất:

Theo quy định của Luật đấu giá, Luật đấu thầu và luật đất đai thì đối với đất mua bán theo phương thức đấu giá phải căn cứ xác định giá trị đất tính lệ phí trước bạ theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi có đất hoặc là giá trúng đấu giá thực tế ghi trên hóa đơn bán hang theo quy định của pháp luật.

Như vậy, để được thực hiện các quyền của người sử dụng đất thì người  trúng đấu giá phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng trình tự, thủ tục nhằm tiết kiệm thời gian trong khâu chuẩn bị hồ sơ cấp giấy nhận quyền sử dụng đất, trúng đấu giá quyền sử dụng đất để được đảm bảo các quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật.

3. Đất đấu giá trong dự án có được tách thửa không?

Tóm tắt câu hỏi:

Thửa đất nhà tôi nằm trong khu dự án quy hoạch xây dựng nhà ở của tỉnh Hưng Yên, tôi tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, mảnh đất chiều trước 8 mét, chiều sâu 18 mét. Tôi muốn tách thửa nhưng tôi lại nghe nói là năm 2015 thì đất đấu giá không được phép tách thửa. Như vậy có đúng không? Mong Luật sư tư vấn!

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Khái niệm đấu giá, đấu thầu? Phân biệt đấu giá và đấu thầu?

Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Trong trường hơp tách thửa phải đảm bảo được những điều kiện mà địa phương quy định. Bạn đang ở Hưng Yên, theo quy định tại Quyết định số 18/2014/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2014.

Điều kiện tách thửa được quy định như sau:

+ Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+  Đối với các thửa đất ở tại đô thị, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 30,0 m2(ba mươi mét vuông); kích thước cạnh mặt đường tối thiểu là 3,0m (ba mét); kích thước cạnh chiều sâu tối thiểu là 5,0m (năm mét).

+ Đối với các thửa đất ở tại nông thôn, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa được quy định như sau:

– Các vị trí đất ven quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, ven chợ thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 40,0 m2(bốn mươi mét vuông); kích thước cạnh mặt đường tối thiểu là 4,0m (bốn mét); kích thước cạnh chiều sâu tối thiểu là 8,0m (tám mét).

– Các vị trí đất còn lại thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 50,0m2(năm mươi mét vuông); kích thước cạnh mặt đường tối thiểu là 4,0m (bốn mét); kích thước cạnh chiều sâu tối thiểu là 10,0m (mười mét).

Trước tiên cần đảm bảo diện tích tối thiểu để tách thửa. Tuy nhiên như nội dung bạn đề cập, phần đất nhà bạn nằm trong khu đất dự án mua thông quá đấu giá. Theo quy định của Quyết định số 18/2014/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2014 thì trường hợp đất thuộc các dự án đấu giá quyền sử dụng đất thuộc trường hợp không cho phép tách thửa. Như vậy bạn phải xem chính xác thửa đất bên bạn có thuộc các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt không thì mới thuộc trường hợp không được tách thửa.

Xem thêm: Phương thức đấu giá trả giá lên và phương thức đặt giá xuống

4. Trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi trúng đấu giá:

Tóm tắt câu hỏi:

Năm 2015 gia đình tôi có đấu giá 01 mảnh đất 428m2. Nhưng hiện nay ủy ban nhân dân xã – ủy ban nhân dân huyện chỉ giao đất cho gia đình tôi với diện tích 374,79m2 và diện tích đất ở giao nằm sát chân cột điện cao thế 35 KV là 20cm. Vây tôi muốn nhờ luật gia tư vấn cho tôi biết như vậy có đúng với quy định của Nhà nước hay không? Nếu tôi muốn khởi kiện thì cần có những thủ tục gì? Rất mong được luật gia tư vấn giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 99 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo quy định trên, gia đình bạn trúng đấu giá quyền sử dụng đất thì gia đình bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Về nguyên tắc, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải cấp đúng và đủ diện tích đã trúng đấu giá.

Trường hợp của gia đình bạn trúng đấu giá mảnh đất với diện tích 482m2 tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền chỉ giao cho gia đình bạn 374,79m2 là không đúng quy định bởi phải giao đúng và đủ diện tích theo quyết định trúng đấu giá quyền sử dụng đất. Để đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn, gia đình bạn làm đơn kiến nghị gửi đến ủy ban nhân dân cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để yêu cầu giải quyết.

5. Căn cứ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất đấu giá:

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có thửa đất ở đấu giá năm 2007 và đã được cấp bìa; Năm 2008 xã tôi được sáp nhập từ huyện Nam Sách về thành phố Hải Dương, khi về thành phố năm 2010 xã tôi được đo lại bản đồ địa chính thửa đất của tôi được đo lại với số thửa và số tờ bản đồ khác, nhưng kích thước không thay đổi (chỉ có diện tích tăng thêm 2 m2.

Xem thêm: Các trường hợp phải thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất mới nhất

Tôi ra công chứng cho tặng em trai tôi và nộp hồ sơ vào văn phòng 1 cửa của UBND TP nhưng. Sau đó tôi nhận lại thông báo trả lời của VPĐKQSDĐ TP Hải Dương trả lại hồ sơ vì không đủ điều kiện thụ lý theo điểm G khoản 2 điều 17 thống tư 23/2014.

Điều tôi thấy lạ là có trường hợp gần nhà tôi là đất ở trong làng do cha ông để lại được UBND huyện cũ cấp, có diện tích, kích thước cạnh thanh đổi, số tờ, số thửa thay đổi mà vẫn được VPĐKQSDĐ thành phố Hải Dương xác nhận sau bìa là chuyển nhượng được. Tôi cũng đọc qua các văn bản quy phạm pháp luật nhưng chưa giải thích được việc làm của VPĐKQSDĐ thành phố Hải Dương. Đề nghị Văn phòng Luật sư giải thích giúp tôi.

Luật sư tư vấn:

Dựa trên thông tin bạn cung cấp thì bạn có đấu giá quyền sử dụng đất đối với mảnh đất này năm 2007 và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất này. Năm 2008, xã của bạn được sát nhập từ huyện Nam Sách vào thành phố Hải Dương. Năm và do vậy năm 2010 xã của bạn được đo đạc lại bản đồ địa chính thửa đất. Thửa đất của bạn được đo đạc lại với số thửa và số tờ bản đồ khác, nhưng kích thước không thay đổi (chỉ có diện tích tăng thêm 2m2).

Có thể thấy, trong trường hợp của bạn, mảnh đất của bạn đã bị thay đổi toàn bộ các thông tin thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT- BTNMT. Sự thay đổi đó thể hiện ở sự khác nhau về các thông tin của thửa đất trên thực tế, trên hồ sơ địa chính so với thông tin về thửa đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp vào năm 2007, như các thông tin về số hiệu của thửa đất, số thứ tự bản đồ, địa chỉ thửa đất, diện tích. Trong trường hợp của bạn, việc  vào năm 2010 sát nhập huyện Nam Sách vào thành phố Hải Dương dẫn đến việc thay đổi thông tin đơn vị hành chính xã, quận, huyện nơi có đất, thay đổi số tờ bản đồ địa chính, số thửa đất địa chính của mảnh đất, dẫn đến toàn bộ nội dung thông tin về thửa đất hoàn toàn thay đổi so với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp năm 2007.

Khi thông tin về thửa đất đã bị thay đổi so với hồ sơ, bản đồ địa chính được lưu trữ tại cơ quan quản lý về đất đai sau quá trình đo đạc lại dẫn đến việc chưa thể giải quyết được thủ tục chuyển quyền sang tên cho bạn khi bạn tặng cho tài sản này cho em trai của bạn. Bởi căn cứ theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 thì:

“Điều 3: Giải thích từ ngữ:

16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Xem thêm: Quy định vê bàn giao tài sản khi trúng đấu giá cho người mua

Trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải thể hiện đầy đủ thông tin về người sử dụng đất, thông tin về thửa đất, thông tin về tài sản trên đất (nếu có)… là căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của người sử dụng đất. Khi thông tin về thửa đất trên Giấy chứng nhận không trùng khớp, có sự khác biệt với thông tin về thửa đất trong hồ sơ của thửa đất thuộc dữ liệu do cơ quan quản lý về đất đai quản lý, không phù hợp với thông tin trên thực tế thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình xác minh chủ thể, đối tượng tham gia giao dịch về quyền sử dụng đất, ảnh hưởng đến việc chuyển quyền sang tên, cập nhật biến động về tên chủ sử dụng đất hợp pháp trên Giấy chứng nhận. Do vậy, việc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hải Dương trả lời như vậy là hoàn toàn có cơ sở.

Trong trường hợp này, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, để bạn có thể thực hiện được các quyền của người sử dụng đất trong đó có việc chuyển nhượng lại mảnh đất này cho em trai của bạn thì căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 23/2014/TT – BTNMT, bạn cần tiến hành thủ tục đăng ký biến động để xác nhận sự thay đổi vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp. Thủ tục này căn cứ theo quy định tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ – CP được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ – CP thì đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì việc chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp địa phương của bạn chưa thực hiện việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sau khi đã tiến hành thủ tục cấp lại, điều chỉnh thông tin về thửa đất cho phù hợp với thông tin trong hồ sơ địa chính và thực tế của địa phương thì bạn hoàn toàn có quyền thực hiện thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất cho em trai và tiến hành thủ tục chuyển quyền sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế để có sự xác định cụ thể.