Thuốc sát trùng diệt dịch tả châu Phi

Dịch tả heo châu Phi đang gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành chăn nuôi heo của cả nước. Và hiện tại, khi giá heo tại một số địa phương đang có xu hướng tăng lên, một số chủ trại heo đang có ý định tăng đàn hoặc nuôi heo trở lại sau cơn khủng hoảng để đón giá heo được dự đoán sẽ tăng đột biến vào cuối năm. Tuy nhiên, đối với các trại heo đã bị dịch tả heo Châu Phi, cần lưu ý Công tác Tiêu độc – Khử trùng chuồng trại kỹ lưỡng để tránh những rủi ro về dịch bệnh sẽ tái phát.

Dưới đây là một số hướng dẫn về cách tiêu độc khử trùng trang trại sau khi bị dịch tả heo châu Phi từ Bộ phận Kỹ thuật của Công ty Sunjin.

Theo: Nguyễn Hữu Lực

                                                                                             Trưởng Bộ phận Kỹ thuật Sunjin Vina

  1. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TÁI ĐÀN SAU DỊCH

Thời điểm tái đàn sau dịch là sau 30 ngày kể từ khi tiêu hủy lợn hoặc sản phẩm lợn bị nhiễm bệnh và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, cơ sở từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.

Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng có thể lên đến 100% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.

Tài liệu tham khảo: Theo thông tư:

“Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn”.

  1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI
  • Là một bệnh truyền nhiễm do Myxovirus chứa AND gây ra.
  • Bệnh có nhiều biểu hiện: quá cấp, cấp tính, mãn tính và không điển hình.
  • Tỷ lệ bệnh và chết cao (100%).
  • Bệnh đặc trưng như thâm tím da phần lớn cơ thể, viêm xuất huyết tràn lan đường tiêu hóa, hạch lâm ba và thận.
  • Khi bệnh xảy ra, trở thành dịch và lưu cữu nhiều năm.
  • Virus có sức sống rất tốt: trong máu 6 năm (bảo quản lạnh), lách 2-2,5 năm, phân ẩm 122 ngày,nước tiểu 45 ngày.
  • Nhạy cảm với các chất sát trùng: Formol 2%, NaOH 3 - 4% và các loại thuốc sát trùng chuồng trại.
  • Khi chuồng trại bị vẫy nhiễm vi rút ASF rất khó để tiêu diệt mầm hoàn toàn nếu vệ sinh và tẩy uế không dúng cách.

Thuốc sát trùng diệt dịch tả châu Phi
Do đó phải tăng cường tiêu độc khử trùng toàn bộ liên tục trong vòng 1 tháng sau khi tiêu hủy lợn bệnh nhằm NGĂN CHẶN Dịch tả heo châu Phi tái bùng phát.

Một số câu hỏi đặt ra:

1/ Liệu sau 30 ngày có thể tái đàn?

2/ Các trại đã thực sự làm tốt công tác tẩy uế chuồng trại, làm tốt công tác an toàn sinh học trong chăn nuôi?

3/ Liệu sau tái đàn các trại có bị mắc dịch ASF trở lại?

  1. NGUYÊN TẮC VỆ SINH CHUỒNG TRẠI
  • Dọn dẹp từ trong ra ngoài
  • Làm sạch cơ học trước
  • Vệ sinh thực hiện từ nơi sạch đến nơi bẩn (không được làm ngược lại)
  • Chỉ phun thuốc sát trùng khi đã làm sạch bề mặt chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi.
  • Sau khi phun phải để khô hoàn toàn mới sử dụng.

4.CÁC BƯỚC ĐỂ VỆ SINH TRONG CHUỒNG TRẠI- 5 BƯỚC CƠ BẢN

Bước 1: Vệ sinh sát trùng chuồng trại

  • Phải loại bỏ các vật chất cơ học trong chuồng bằng cách gom tất cả vật dụng chăn nuôi ra ngoài ngâm sát trùng.

-Bóng điện, dây điện tháo mang về lau sát trùng.

  • Tiêu hủy rác thoải và các vật dụng không cần thiết.
  • Tháo dỡ tấm đan mang ra bể ngâm.

Xịt rửa sạch sẽ các các vật chất hữu cơ trên bề mặt chuồng và khung chuồng

  • Xịt rửa toàn bộ trần, tường bao, khung chuồng, hệ thống cống rãnh trong chuồng. Cọ rửa sạch sẽ các máng ăn, đường nước uống
  • Vệ sinh tủ điện, quạt thông gió.
  • Tháo giàn mát, xịt rửa vệ sinh sạch sẽ bụi và rác thải sau đó xả ống cặn, thay phun ống nước, vệ sinh rác thải, thay nước hố giàn mát

Phun Xút

  • Tiến hành dùng xút tỷ lệ 1:50. tưới 1l dd xút cho 1,5m2 diện tích bề mặt nuôi. Đợi trong vòng 60 phút để cho phân bụi bẩn bong tróc ra.
  • Rửa lại bằng nước sạch với máy áp lực cao( toàn bộ khung, nền, tường, trần, cỗng rãnh)

Chú ý: lặp lại các bước trên ít nhất 2 lần

  • Tháo rỡ toàn bộ hệ thống núm uống và ống dẫn nước, ngâm trong xút 1% ít nhất 12 h
  • Làm sạch bằng cách xả hết nước trong đường ống, pha nước sát trùng, Ion Ag+, hoặc Clorin ngâm đường ống 24h, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Làm 1 lần/ tuần cho đến khi nuôi lại heo
  • Xịt rửa đan nhựa, đan bê tông và các dụng cụ chăn nuôi
  • Ngâm tấm đan, dụng cụ chăn nuôi bằng xút 1% sau 12h sau đó Dùng máy áp lực cao xịt rửa sạch

Chú ý: Lặp lại ít nhất 2 lần

Thuốc sát trùng diệt dịch tả châu Phi

Bước 3: Làm Khô, làm mới chuồng trại

  • Xông foocmol thuốc tím: Liều lượng khuyến cáo: Liều 60g thuốc tím + 120ml formol (40%) dùng cho 2.8 m3

Sau khi xử lý xong đóng kín chuồng 30 ngày mới tái đàn 

6.An toàn sinh học đối với khu vực ngoài chuồng nuôi.

Thuốc sát trùng diệt dịch tả châu Phi

Lưu ý: Trước khi tái đàn cần lấy mẫu nước và mẫu bề mặt không khí để kiểm tra trước khi tái đàn. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì mới tái đàn

+ Để nước chảy trong 3-5 phút

+ Lấy nước khoảng 2/3 chai

+ Bảo quản lạnh khi gửi mẫu nước về nơi xét nghiệm

  • Phương pháp lấy mẫu không khí,bề mặt

+ Đặt bản vuông (S=5x5 cm2 ) lên vị trí lấy mẫu, dùng tăm bông swab trong S bản vuông.

+ 5 que tăm bông/5 vị trí/ mẫu

  • + Bỏ đầu que tăm bông phần tiếp xúc với tay, cho ngập vào môi trường vận chuyển

+ Đầu tăm bông chưa ngập trong môi trường à không đảm bảo

+ Mau bao quan lanh gui ve phong xét nghiệm

        CÁCH TÁI ĐÀN ĐỐI VỚI TRẠI ĐÃ MĂC DỊCH ASF:

  • Cần giám sát thực hiện quy trình vệ sinh sát trùng của trại như đã hướng dẫn ở trên.
  • Sau 3 tháng có thể nhập lợn con và nái hậu bị theo 5 bước như sau:
  1. B1: Nhập 10% tổng đàn
  2. B2: Sau 2-3 ngày chuyển lợn sang các ô chuồng khác
  3. B3: Chuyển lợn sang tất cả ô chuồng trong trại( Cần 20 ngày để hoàn thiện quy trình này)
  4. B4: Rải cám suống sàn chuồng
  5. B5: Sau 30- 45 ngày tính từ lúc nhập lấy mẫu máu heo. nếu kiểm tra không thấy vấn đề gì về dịch ASF thì có thể tái đàn 100%

QUY TRÌNH LẤY MÁU HEO GỬI XÉT NGHIỆM


Thuốc sát trùng diệt dịch tả châu Phi

MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN BIẾT:

1. Sức đề kháng trong điều kiện tự nhiên

Điều kiện  Thời gian chống chịu của virus  Nguồn 
Nhiệt độ 50°C 3h USDA, 1997
Nhiệt độ 56°C 70 phút  Mebus và cs, 1998 - FDA
Nhiệt độ 60°C 20 phút  Mebus và cs, 1998 - FDA
pH<3.9>11.5
(Không có huyết thanh) 
1 phút Mebus và cs, 1998 - FDA
pH 13.4 (Không có huyết thanh)  21h OIE
pH 13.4 cùng với 25% huyết thanh  7 ngày  OIE
Máu ở 4°C 18 tháng  Đại học IOWA, USA 2006
Trong máu heo rừng  70 ngày  USDA, 1997
Máu thối rữa 15 tuần  USDA, 1997
Phân ở nhiệt độ phòng  11 ngày  Đại học IOWA, USA 2006
Trong cơ thể heo nhiễm virus 1 tháng  Đại học IOWA, USA 2006
Chất thải 65°C 1 phút  C. Tunner và SM. Williams 1997

2. Thời gian tồn tại trong các sản phẩm từ lợn

Sản phẩm từ heo  Thời gian sống 
Quầy thịt  6 tháng 
Thịt ướp muối 6 tháng 
Thịt xông khói 1 tháng 
Thịt khô  1 năm 
Thịt nấu chín
(70°C trong 3 phút) 
0 ngày - không có virus sống
- không lây lan 
Xương  6 tháng 
Sản phẩm từ máu 4°C 1 năm rưỡi 
Phân 20°C 11 ngày 
Phân ở -20 °C vô thời hạn

Thuốc sát trùng diệt dịch tả châu Phi