Thuốc tránh thai khẩn cấp có làm tăng huyết áp

Cho đến nay, nguyên nhân gây tăng huyết áp vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn. Tuy vậy, có một số yếu tố có nguy cơ cao đối với tăng huyết áp như nghiện thuốc lá...

Cho đến nay, nguyên nhân gây tăng huyết áp vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn. Tuy vậy, có một số yếu tố có nguy cơ cao đối với tăng huyết áp như nghiện thuốc lá, nghiện cà phê, người thường xuyên ăn mặn, tuổi cao. Ngoài ra, tăng huyết áp có thể do dùng một số thuốc xảy ra ở người chưa từng tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp ở người đang sẵn có bệnh này (trường hợp này rất nguy hiểm). Vì vậy, cần cẩn thận khi dùng một số thuốc có khả năng làm tăng huyết áp.

Những thuốc thường gây tăng huyết áp

Thuốc sủi: Thông dụng nhất là thuốc giảm đau, hạ sốt chứa thành phần paracetamol (acetaminophen) hoặc thuốc có chứa natri (thuốc điều trị bệnh dạ dày bicarbonat), trong đó chứa nhiều ion natri (Na+). Ion natri không gây co cơ trơn thành tiểu động mạch nhưng kéo ion canxi (Ca+2) vào nội bào. Chính ion canxi khi vào nội bào nhiều sẽ gắn kết với phức tropomin C, làm thay đổi cấu trúc không gian của phức này, bộc lộ actin, tạo điều kiện cho actin kết hợp với myosin gây nên co cơ. Sự co cơ thành tiểu động mạch tăng lên sẽ cản trở lưu thông máu dẫn tới tăng huyết áp.

Thuốc tránh thai khẩn cấp có làm tăng huyết áp
Lưu ý tác dụng phụ tăng huyết áp khi dùng thuốc tránh thai, giảm cân, NSAIDs...

Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, felden, miloxicam... cũng có thể gây tăng huyết áp do thuốc này làm thay đổi nồng độ của chất prostaglandins có nghĩa là làm thay đổi giá trị đo huyết áp, huyết áp sẽ tăng. Loại thuốc kháng viêm được dùng khá phổ biến trong điều trị bệnh khớp, dị ứng, hen suyễn, bệnh tự miễn là corticoid. Loại này có tác động lên sự chuyển hóa giữ muối và nước, làm cho nước trong máu, trong dịch gian bào tăng, làm tăng glucose máu dẫn tới tăng huyết áp.

Một nhóm thuốc có tác dụng giãn phế quản, mao mạch thường dùng trong chống nghẹt mũi (ephedrine, phenylephrin, pseudoephedrin), có tác dụng phụ là cường giao cảm làm cho tim đập nhanh, co mạch ngoại vi, gây tăng huyết áp.

Thuốc tránh thai: Các viên thuốc tránh thai hỗn hợp estrogen và progesteron có khuynh hướng làm tăng huyết áp, trung bình mức độ tăng là 5/3mmHg. Cơ chế gây tăng huyết áp chưa rõ nhưng huyết áp sẽ trở về mức độ bình thường sau khi ngừng dùng thuốc, tuy nhiên cần nhiều thời gian, có khi tới 18 tháng. Nếu quá 18 tháng mà huyết áp không trở về bình thường thì sự tăng huyết áp không phải do thuốc tránh thai. Với một số phụ nữ, sau khi dùng viên thuốc tránh thai hỗn hợp được vài tháng thậm chí vài năm, huyết áp mới bắt đầu tăng nhanh. Viên thuốc tránh thai chỉ chứa có progesteron thì không gây tăng huyết áp.

Một số thuốc giảm cân: Có thể gây tăng huyết áp, bởi vì trong thành phần của các loại thuốc này có chứa những dược thảo gây tăng huyết áp như guanara, yerba... Một số loại thuốc giảm cân cũng có chứa cafein, vì vậy sẽ gây ra nhịp tim bất thường và làm tăng huyết áp. Không nên tự ý mua các loại thuốc giảm cân để sử dụng, nhất là thuốc có chứa cafein đối với những người có khuynh hướng cao huyết áp. Bởi vì, cafein là một chất thuộc nhóm xanthin có tác dụng làm tăng khối lượng máu do tim phát ra, vì vậy là thuốc được sử dụng trong cấp cứu khi bị trụy tim mạch nhằm nâng huyết áp (làm cho huyết áp tăng lên). Với cafein, ngay cả khi uống cà phê cũng có thể làm cho huyết áp tăng.

Ngoài ra, một số thuốc giảm đau có chứa cafein hoặc thuốc điều trị bệnh Parkinson hoặc một số loại thuốc ngừa thai cũng có thể gây tăng huyết áp nhẹ ở một số phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi.

Thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm: Hội chứng an thần kinh ác tính (neuroleptic malignant syndrome) thường gặp sau khi dùng các thuốc an thần hoặc một số thuốc khác, như các thuốc chống trầm cảm, có thể ảnh hưởng đến chức năng điều hòa huyết áp. Các triệu chứng điển hình trong hội chứng này gồm có: Thay đổi trạng thái tâm thần, cứng cơ, nhịp tim nhanh, mất ổn định trong các hệ tự động như huyết áp dễ thay đổi, thường là tăng huyết áp. Một số thuốc chống trầm cảm như các thuốc chống trầm cảm ba vòng, các thuốc ức chế tái thu hồi serotonin và nhiều loại thuốc khác có thể gây tăng huyết áp hoặc làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp sẵn có.

Lời khuyên của thầy thuốc

Do có một số thuốc có thể làm tăng huyết áp cho dù người sử dụng chưa có tiền sử bệnh nên cần hết sức chú ý khi dùng, đặc biệt là người đã hoặc đang bị bệnh vì dùng các thuốc này gây gia tăng tình trạng tăng huyết áp sẽ nguy hiểm hơn. Do đó, khi muốn dùng thuốc cần có chỉ định và tư vấn của bác sĩ. Ví dụ, dùng thuốc uống ích lợi hơn thuốc tiêm hoặc dùng dạng xịt, hít hay hơn dùng uống, tiêm (dùng corticoid trong bệnh hen) hoặc người đang bị bệnh tăng huyết áp không dùng viên sủi. Một số loại đồ ăn, uống, cho dù không phải thuốc nhưng có thể làm tăng huyết áp như thực phẩm chứa nhiều muối (cà muối, dưa muối...) cà phê, cũng nên hạn chế sử dụng.

Thuốc tránh thai khẩn cấp có làm tăng huyết áp

Nhiều công trình nghiên cứu trong 40 năm chứng minh nần nghệ có tác dụng hạ mỡ dư thừa trong máu; giảm gan nhiễm mỡ; hạ và bình ổn huyết áp.

Thuốc tránh thai khẩn cấp có làm tăng huyết áp

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị tai biến mạch máu não, trong đó có đến 100.000 người tử vong, còn lại thì có đến 1/3 mang di chứng: liệt nửa người, sống thực vật… Vậy, giải pháp nào phòng ngừa tai biến cho người cao huyết áp?

Thuốc tránh thai khẩn cấp có làm tăng huyết áp

Huyết áp lên đến 180/110 mmHg khiến bà Nguyễn Thị Đàm (xã Chu Phan, huyện Mê Linh, Hà Nội) thường trực đối mặt với nguy cơ tai biến. Luôn mất ngủ và cảm giác bốc hỏa, muốn cáu gắt là tình trạng khi bà mắc bệnh cao huyết áp.

Thuốc tránh thai khẩn cấp có làm tăng huyết áp

4 giờ sau khi uống cùng lúc 5 loại thuốc trị đau đầu, người phụ nữ 55 tuổi ở Tây Ninh cảm thấy đau vùng họng và sau xương ức.

Theo Sức khỏe & Đời sống

ThS.DS. Phan Đặng Thục Anh, TS.DS. Võ Thị Hà

Bệnh nhân thường bất ngờ khi họ biết rằng thuốc họ đang dùng có thể gây tăng huyết áp. Cơ chế của tăng huyết áp có thể do tăng giữ thể tích, kích thích dẫn truyền cường giao cảm hoặc co mạch [10,8]. Mặc dù chỉ có một vài nhóm thuốc có thể gây tăng huyết áp đáng kể trên lâm sàng, các nhân viên y tế (đặc biệt là bác sĩ và dược sĩ) cần nắm thông tin về chúng để kiểm soát và can thiệp khi tình trạng tăng huyết áp do thuốc xảy ra. Dù rằng phần lớn trường hợp các thuốc sẽ không gây tăng huyết áp trầm trọng nhưng ở một vài bệnh nhân có thể quan sát thấy huyết áp tâm thu tăng 5-10 mmHg [8].

Bảng dưới đây tổng hợp các thuốc và thực phẩm bổ sung (chia theo nhóm cơ chế gây tăng huyết áp) có thể làm tăng huyết áp của bệnh nhân, cung cấp thông tin về các thuốc thường dùng và các điểm cần chú ý theo dõi.

I. Các thuốc gây giữ thể tích dịch

     1. Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

     2. Các corticosteroid

     3. Estrogen

II. Các thuốc hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm

     4. Thuốc chống trầm cảm

          a. Thuốc ức chế men monoamine oxidase MAOI (phenelzin, traylcypromin)

          b. Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA)

          c. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin – norepinephrine (SNRI)

     5. Caffein

     6. Thuốc điều trị nghẹt mũi (phenylephrine, pseudoephedrine)

     7. Thuốc kích thích (atomoxetin, dextroamphetamin, diethylpropion, methylphenidate, phentermine)

          a. Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (Thuốc ADHD)

          b. Thuốc giảm cân

III. Các thuốc gây co mạch trực tiếp

     8. Thuốc ức chế calcineurin (cyclosporine, tacrolimus)

     9. Thuốc ức chế yếu tố tăng sinh nội mạch (bevacizumab, sorafenib)

IV. Các tác nhân khác

     10. Rượu

     11. Thực phẩm bổ sung

     12. Erythropoietin

     13. Thuốc gây tê và thuốc gây nghiện

I. Các thuốc gây tăng thể tích dịch

Thuốc/nhóm thuốc

Đặc điểm tăng huyết áp các thuốc liên quan trong nhóm

Cách xử trí

Cơ chế: Giữ thể tích dịch

Kháng viêm steroid

(Metylprednisolon, prednisolone…)

Tăng hấp thu Na ở thận, ứ muối, dẫn đến giữ thể tích dịch [1,8,5]

Tác động trên huyết áp phụ thuộc vào liều  [8]

- Ngừng dùng thuốc corticoid. Nếu không thể ngừng, chỉ định thêm thuốc lợi tiểu hoặc ACEI hoặc ARB là liệu pháp hỗ trợ giúp giảm khả năng gây tăng huyết áp (THA) của corticosteroid. [5,10]

NSAID

(Ibuprofen, Diclofenac…)

Sự ức chế các cyclo oxygenase → giảm nồng độ prostaglandin làm giảm bài xuất Na, cuối cùng gây giữ thể tích dịch. Điều này làm tăng huyết áp khoảng 3 – 5 mmHg khi sử dụng ≥ 1 tuần. [10,1] 

Các thuốc thường gây THA: piroxicam, indomethacin, ibuprofen, naproxen. [3,8]

Các thuốc ít gây THA: aspirin, sulidac, diclofenac [10].

- Có thể sử dụng paracetamol hoặc NSAID dùng tại chỗ (diclofenac dạng gel…) cho để điều trị cơn đau tại chỗ. [8]

- Các phối hợp nhằm giảm tác động THA không mong muốn của NSAID gồm:

+ Chẹn kênh canxi. [5]

+ Lợi tiểu: cần tránh lợi tiểu quá mức [10]

Estrogen

Tăng sản xuất angiotensin II → tăng tiết aldosterone → giữ muối nước. Có thể gây THA khoảng 8mmHg [10]

Các viên thuốc tránh thai hỗn hợp chứa ít nhất 50 mg estrogen  và 1- 4 mg progesterone có thể  làm tăng huyết áp xấp xỉ 5% cho người dùng  [5]

Huyết áp lại trở về mức độ bình thường sau khi ngừng, tuy nhiên đòi hỏi nhiều thời gian, có khi tới 18 tháng. Nếu quá 18 tháng mà huyết áp không trở về bình thường, thì sự tăng huyết áp không phải do thuốc tránh thai. [4]

Nếu không thể ngưng thuốc tránh thai hoặc giảm liều:

- Xem xét sử dụng ACEI hoặc ARB để kiểm soát HA [10]

II. Các thuốc hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm

Kích thích thụ thể alpha -1 dẫn đến gây co mạch

Thuốc chống trầm cảm

MAOI (phenelzin, tranylcypromin)

Thuốc IMAO có nguy cơ gây THA khi sử dụng cùng với những thực phẩm chứa tyramin (phomat, thịt xông khói, cá ướp muối) [8]

Trong số các thuốc IMAO, tranylcypromine được cho là nguy hiểm nhất trong khi moclobemid và brofaromin lại ít gây ra các phản ứng trên huyết áp [4]

Xem xét sử dụng α – blocker để hỗ trợ giảm tác động THA không mong muốn [5]

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Có thể gây tăng khoảng 8mmHg huyết áp tâm thu và tâm trương [9]

Xem xét sử dụng thuốc α – blocker để hỗ trợ giảm tác động THA không mong muốn [5]

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin – norepinephrine (SNRI)

Tác động lên mức HA khác nhau tùy từng thuốc trong nhóm SNRI:

- Nguy cơ cao gây THA đáng kể: valenfaxin, milnacipran

- Nguy cơ thấp gây THA: duloxetine (Với liều > 60 mg/ngày), desvenlafazin (tăng 1- 2 mmHg), levomilnacipran (tăng 3 mmHg) [10,6]

Khuyên dùng ở liều trung bình nếu cần (ví dụ: < 225mg venlafaxin/ngày hoặc 100 mg milnacipran/ngày). [8]

Có thể đề xuất thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) thay thế nếu thích hợp (SSRI không gây tăng huyết áp). [8]

Xem xét sử dụng thuốc α – blocker [5]

Caffein

Tăng hoạt tính giao cảm, phóng thích catecholamine, chẹn adenosine (Lovell AR, 2017). Dung nạp 410 mg caffeine / ngày có thể gây tăng huyết áp nhiều hơn khi uống 1 tách cà phê 725 ml /ngày [4]

Thuốc điều trị nghẹt mũi

THA tâm thu và tâm trương cũng như nhịp tim phụ thuộc liều dùng [10]

Pseudoephedrin không gây THA ở liều khuyến cáo (Darrell Hulisz, 2008). Liều cao có khả năng gây THA [11]

Phenylephrin: không gây THA ở liều khuyến cáo [7]

Dạng tiêm tĩnh mạch thường gây THA so với dạng uống và tra mắt [6]

Trường hợp không kiểm soát được huyết áp thì đề xuất một thuốc dùng tại chỗ (oxymetazolin, …) trong 3 ngày hoặc lựa chọn liệu pháp không dùng thuốc (nước muối xịt mũi, …) [6,8]

Thuốc kích thích

Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (Thuốc ADHD) như atomoxetin, dextro-amphetamin, diethylpropion, methyl-phenidate, phentermine

Làm tăng huyết áp tâm thu lên khoảng 5 – 10 mmHg [1]

Thuốc ADHD làm thay đổi nhịp tim đáng kể. Bệnh nhân dùng ADHD cần phải theo dõi huyết áp và nhịp tim trong suốt quá trình điều trị. [11]

Giảm liều hoặc tạm ngừng thuốc nhưng có thể làm giảm hiệu quả giám sát triệu chứng ADHD. [10]

Các thuốc hạ huyết áp tác động lên TKTW có thể sử dụng điều trị THA (clonidine, guanfacin). [10]

Thuốc giảm cân

Bệnh nhân THA nặng hoặc THA chưa kiểm soát bị chống chỉ định với Diethylpropion và phentermine [6]

III. Các thuốc gây co mạch trực tiếp

Gây co mạch trực tiếp do giảm hình thành nitric oxid

Thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporine, tacrolimus)

Cyclosporin: tác dụng phụ gây THA đã được biết khá rõ. Do làm tăng tổng hợp prostaglandin và giảm bài tiết muối, nước. [4]

Tacrolimus có ghi nhận gây THA nhưng tỉ lệ gặp phải thấp hơn Cyclosporin (35% so với 50% đối với Cyclosporin) [4]. Do đó, có thể xem xét chuyển sang sử dụng Tacrolimus đối với bệnh nhân THA do cyclosporine (Ehud Grossman, 2004) [5,4]

Xem xét bổ sung thuốc chẹn kênh canxi, lợi tiểu, beta-blocker hoặc ức chế men chuyển (ACEI) để hỗ trợ điều trị THA do cyclosprin [4,5]

Thuốc ức chế yếu tố gây tăng sinh nội mạch

Bevacizumab, sorafenib…gây THA ở 20% bệnh nhân điều trị, 6% ở mức độ trầm trọng.[10]

ACEI hoặc chẹn kênh canxi là lựa chọn tốt điều trị THA do nhóm thuốc này [8,5]

IV. Các tác nhân khác

Rượu

Cơ chế gây THA có thể do nhiều yếu tố: tăng hoạt tính giao cảm, hoạt hóa hệ renin angiotensin. [5]

THA do rượu có mối quan hệ với đáp ứng về liều lượng sử dụng. [5]

Tác động gây THA xảy ra khi tiêu thụ rượu quá mức (≥ 14 – 21 lần/tuần) [10]

Kiêng rượu hoặc giảm lượng rượu uống được đề nghị đối với THA nhẹ. [5]

Nếu muốn uống rượu, chỉ nên giới hạn từ 30 – 60 ml rượu mỗi ngày. [5]

Thực phẩm bổ sung

Nhiều thực phẩm bổ sung và dược liệu có thể gây THA: Cam thảo đen (Glycyrrhiza glabra), cây yohimbe, nhân sâm, cam chua (Citrus aurantium)…

Dược liệu Ma hoàng dùng để giảm cân có chứa các alkaloid của Ephedra, là nguyên liệu tự nhiên để chiết xuất ephedrine. Chất này có tác dụng trên tim và có thể gây tăng huyết áp. [1]

Xem xét ngưng sử dụng dựa trên cân nhắc lợi ích nguy cơ trước khi thêm thuốc THA [2]

Erythropoietin

Cơ chế gây tăng huyết áp có thể liên quan đến tăng trương lực của mạch, do hiện tượng thiếu oxy giảm khi dãn mạch và sự giải phóng NO [1]. Tác dụng gây THA do erythropoietin phụ thuộc liều [5]

Có thể tiêm dưới da erythropoietin giúp tăng tế bào máu từ từ thì sẽ hạn chế được thấp nhất sự THA [5]

Thuốc gây tê và gây nghiện (Ketamin, Desfluran, Naloxon).

Có báo cáo đề cập đến khả năng gây tăng huyết áp của Ketamin.

Desfluran gây tăng huyết áp thông qua việc kích thích hệ thần kinh giao cảm. [5]

Naloxon có thể làm đảo ngược tác dụng hạ huyết áp của Clonidin dẫn đến tình trạng tăng huyết áp cấp cứu. [5]

Đối với ketamine: Khởi đầu điều trị bằng α – blocker hay clonidine. [5]

Đối với Desfluran: Xem xét lựa chọn điều trị bằng α blocker hay α + β blocker [5]

Đối với Naloxon: Kết hợp Clonidine với diltiazem và nicardipine. [5]

Đơn vị Dược lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Dược Huế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo, Đ. T. (2017, 11 21). Tổng quan về các thuốc gây tăng huyết áp. Retrieved from Canhgiacduoc: http://magazine.canhgiacduoc.org.vn/Magazine/Details/25

2. C., P. (2017, 6 13). Common medications and substances that may induce hypertension. Retrieved from MPR: http://www.empr.com/features/htn-hypertension-blood-pressure-medications-induced/article/668117/

3. clinic, M. (2017, 12 4). High blood pressure (hypertension): medications and supplements that can raise your blood pressure. Retrieved from mayoclinic.org: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/blood-pressure/art-20045245

4. Darrell Hulisz, M. L. (2008). Drug- Induced Hypertension. U.S. Pharm, 11 - 20.

5. Ehud Grossman, F. H. (2004). Iatrogenic and Drug - Induce Hypertension. In Secondary Hypertension: Clinical Presentation, Diagnosis and Treatment (pp. 22-35). New York: Springer.

6. FL: Gold Standard. (2017, 4 12). Retrieved from Clinical pharmacology: http://www.clinicalpharmacology.com

7. Hatton RC, W. A. (2007). Efficacy and safety of oral phenylephrin: systemic review and meta-analysis. Ann Pharmacother, 381-90.

8. Lê Quí Đông, V. T. (2017, 11 22). Tổng hợp thuốc gây tăng huyết áp. Retrieved from Thongtinthuoc: https://thongtinthuoc.com/tin_tuc/tong-hop-cac-thuoc-gay-tang-huyet-ap.html

9. Licht CM, S. A. (2009). Depression is associated with decreased blood pressure, but antidepressant use increase the risk for hypertension. Hypertension, 631-8.

10. Lovell AR, E. M. (2017). Drug - induced hypertension: forcus on mechanism and management. Curr Hypertens Rep, 39.

11. Salerno SM, J. J. (2005). Effect of oral pseudoepherine on blood pressure and heart rate: a meta - analysis. Arch Intern Med, 1686 - 94.9.