Thương mại tích hợp là gì

Sàn thương mại điện tử là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Vai trò của các sàn thương mại điện tử? Các loại mô hình thương mại điện tử?

Sàn thương mại điện tử cung cấp một thị trường mới, hoạt động hiệu quả trong nhu cầu kinh doanh. Trong đó, các giao dịch được xác lập thông qua thao tác lựa chọn sản phẩm, thanh toán của người tiêu dùng. Các đơn hàng được vận chuyển, chịu trách nhiệm trong hoạt động quản lý của bên bán và bên trung gian. Nhiều mô hình sàn giao dịch được tổ chức, đưa vào hoạt động hiệu quả. Cùng tìm hiểu các đặc điểm, vai trò trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.

Căn cứ pháp lý:

– Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

1. Sàn thương mại điện tử là gì?

Các sàn giao dịch thương mại điện tử rất phổ biến ở nhiều nước hiện nay. Trong điều kiện của công nghệ, điện tử và mạng internet phát triển. Con người cũng lựa chọn cho mình cách thức thông minh, tiện ích để có thể sở hữu hàng hóa.

Các sàn này phát triển mạnh ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp. Và bắt đầu trở nên rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam trong những năm gần đây.

Khái niệm:

Sàn thương mại điện tử hay còn được gọi là sàn giao dịch thương mại điện tử. Không gian mạng được mở ra để bày bán các sản phẩm thuộc nhiều nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Đây là một website nơi diễn ra các hoạt động giao dịch trực tuyến giữa các nhà bán hàng và người mua. Các bên cùng truy cập với vai trò, chức năng và mục đích khác nhau.

Có thể thấy sàn thương mại điện tử mang đến nhiều tiện ích lựa chọn, so sánh sản phẩm. Đồng thời người mua được nhận hàng ở nơi yêu cầu. Do đó đây là một kênh bán hàng trực tuyến được nhiều chủ shop bán hàng hay các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm hàng hóa ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất. Cũng là hình thức mua sắm được đẩy mạnh trong thời gian này.

Khái niệm theo quy định pháp luật:

Ngày 25 tháng 9 năm 2021 Nghị định 85/2021/NĐ-CP ra đời. Khái niệm được quy định theo các văn bản pháp luật hiện hành được hiểu:

“Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Sàn giao dịch thương mại điện tử trong Nghị định này không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến”.

Chủ sở hữu Website đóng vai trò trung gian tổ chức không gian chung, lôi kéo các bên. Từ đó làm sôi động các giao dịch được thực hiện trên trang web của mình. Mỗi bên khi tham gia sàn giao dịch đều nhận được các lợi ích như mong muốn.

Danh sách một số sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam:

– Shopee.

– Lazada

– Tiki.

– Sendo còn được gọi là “Siêu Chợ Sen Đỏ”,…

2. Các thuật ngữ tiếng Anh:

Sàn giao dịch thương mại điện tử tên Tiếng anh đầy đủ là Electronic Commerce Exchange.

3. Vai trò của các sàn thương mại điện tử:

– Hình thức kinh doanh có áp dụng công nghệ, điện tử:

Có thể thấy sàn thương mại điện tử là một trong những hình thức kinh doanh online phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, người bán và người mua cùng tiếp cận với không gian mạng được bên quản lý cung cấp. Họ tìm thấy nhau để tiến hành các giao dịch hiệu quả, nhanh chóng, tích hợp nhiều tiện ích.

Hình thức kinh doanh này là biểu tượng của cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại.

– Tiết kiệm thời gian, mua sắm hiệu quả:

Trải qua vài năm hình thành và phát triển có thể nói là thời gian chưa thực sự dài. Tuy nhiên, có thể thấy sàn thương mại điện tử mang đến các đột phá và thành công mới trong kinh doanh, phát triển kinh tế. Nó đóng một vai trò như cầu nối liên kết tạo môi trường giao dịch, mua bán trực tuyến thuận tiện cho cả người bán và người mua.

Rất nhiều cửa hàng cung cấp mọi sản phẩm, cạnh tranh nhau về giá cả, chất lượng và cách thức tiếp cận khách hàng. Các công ty, doanh nghiệp đến với khách hàng đa dạng và rộng rãi. Cơ hội được chia đều đối với cả doanh nghiệp cũ và mới tham gia trên sàn giao dịch. Họ được truy cập thường xuyên trên các trang thương mại điện tử để tìm kiếm sản phẩm.

– Vai trò đối với cá doanh nghiệp:

Sàn thương mại điện tử giúp doanh nghiệp thiết lập sự hiện diện rộng rãi trên thị trường. Qua đó mở ra cách thức quảng bá, tiếp cận và giới thiệu sản phẩm hiệu quả. Tiếp cận đến khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các phản hồi của khách cũ cũng quyết định thành công và hiệu quả bán hàng tương lai.

Đưa các sản phẩm đến khách hàng đúng sản phẩm và đúng thời điểm rẻ và nhanh chóng. Đặc biệt là người mua có quyền so sánh, lựa chọn để tìm bên cung tốt nhất. Họ có thể dễ dàng nắm bắt thông tin của bên bán, sản phẩm được bán.

– Vai trò đối với người tiêu dùng:

Các nền tảng thương mại điện tử ra đời như một giải pháp hữu ích và thiết thực cho người tiêu dùng. Bởi nhu cầu sử dụng tiện ích của người tiêu dùng ngày càng cao.

Người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm và hoàn toàn nhận được rất nhiều tiện ích từ các sàn thương mại điện tử với nhiều giá cả cạnh tranh và phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng. Họ cũng không phải mất thời gian đến cửa hàng, lựa chọn, tự mang đồ về,…

Đặc biệt, được hỗ trợ tối ưu quá trình thanh toán và vận chuyển một cách dễ dàng và thuận lợi. Do đó mà được giải quyết thêm nhiều nhu cầu khác. Chỉ cần ngồi một chỗ bạn hoàn toàn có thể đặt hàng, nhận hàng và thanh toán không dùng tiền mặt.

Các hình thức hoạt động sàn giao dịch điện tử:

Theo quy định tại khoản 15 điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP sàn giao dịch điện tử bao gồm các hình thức hoạt động sau:

– Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;

– Website cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng;

– Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ;

– Mạng xã hội có một trong các hình thức trên và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó.

4. Các loại mô hình thương mại điện tử:

Thương mại điện tử có thể hoạt động như cánh tay đắc lực của một nhà bán lẻ. Bởi người bán có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn thay vì phạm vi xung quanh cơ sở trưng bày sản phẩm. Nó cũng có thể là hình thức duy nhất đưa sản phẩm của họ ra thị trường.

Tuy nhiên, các mô hình thương mại điện tử rất khác nhau. Mỗi mô hình lại mang đặc trưng của chủ thể tham gia vào bên bán hoặc bên mua và được chia ra như sau:

4.1. Business-to-business [B2B]:

Thương mại điện tử B2B là giao dịch được thực hiện giữa chủ thể đều là doanh nghiệp. Thể hiện với một công ty mua hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến từ một doanh nghiệp khác.

– Ví dụ như:

+ Một nhà hàng mua một máy làm đá;

+ Hay một công ty luật mua phần mềm kế toán.

Các phần mềm kinh doanh như quản lý quan hệ khách hàng [CRM] và các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán cũng được coi là B2B.

Bán hàng trực tuyến B2B có xu hướng phức tạp hơn các hình thức thương mại điện tử khác vì nó có một danh mục lớn các sản phẩm phức tạp. Các doanh nghiệp thường có sản phẩm đặc thù trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của họ.

4.2. Business-to-consumer [B2C]:

Bán lẻ trực tuyến B2C là khi người tiêu dùng mua một mặt hàng qua internet để sử dụng riêng. Người dùng lựa chọn phương thức này để tìm kiếm các sản phẩm muốn sử dụng.

Mặc dù thương mại điện tử B2C có vẻ nổi bật hơn, nhưng nó chỉ bằng một nửa kích thước của thị trường thương mại điện tử B2B trên toàn thế giới. Khi mà khách hàng đang lựa chọn một phương thức phù hợp, tiện ích hơn để mua sắm trong nhu cầu.

4.3. Consumer-to-consumer [C2C]:

C2C hoạt động như các trang trao đổi, mua bán, đấu giá qua internet. Trong đó người dùng bán hàng hóa cho nhau. Các đối tượng chủ thể không có điều kiện gì đặc biệt trong tổ chức, doanh nghiệp. Chỉ đơn giản là họ có sản phẩm, mong muốn giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận.

Đây có thể là những sản phẩm họ làm ra, chẳng hạn như thủ công hoặc đồ cũ mà họ sở hữu và muốn bán. Chỉ cần tìm kiếm được khách hàng quan tâm và có nhu cầu mua lại là có thể tiến hành giao dịch.

4.4. Consumer-to-business [C2B]:

Khi người tiêu dùng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, đó là thương mại C2B. Tạo giá trị có thể có nhiều hình thức, được thực hiện bởi các chủ thể có nhu cầu giao dịch.

Chẳng hạn, C2B có thể đơn giản như một khách hàng để lại đánh giá tích cực cho một doanh nghiệp. Từ đó đóng góp xây dựng, tạo ra hình ảnh, thương hiệu tốt cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, C2B còn là các doanh nghiệp bán hàng secondhand đôi khi mua hàng hóa từ những người dùng internet bình thường. Khi đó, doanh nghiệp đang tìm kiếm các nguồn hàng để tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai.

4.5. Business-to-government [B2G]:

Hình thức này đôi khi được gọi là business-to-administration [B2A]. Có sự tham gia của hai nhóm chủ thể: một bên là công ty tư nhân trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ với một cơ quan công cộng.

Thông thường được thực hiện dưới dạng một hợp đồng kinh doanh với một tổ chức công cộng để thực hiện một dịch vụ được ủy quyền.

Như một công ty CNTT có thể đáp ứng đề xuất quản lý phần cứng máy tính của thành phố. Qua đó đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, tìm kiếm quyền lợi.

4.6. Consumer-to-government [C2G]:

Có thể hiểu là cách thức thanh toán cho các nghĩa vụ có sự tham gia cơ quan công cộng. Khi đó có sự tham gia gián tiếp hoặc quản lý trực tiếp của nhà nước. Bất cứ khi nào bạn chuyển tiền cho một cơ quan công cộng qua internet, là bạn đang tham gia vào thương mại điện tử C2G.

– Ví dụ:

+ Bạn thực hiện trả phí cho chỗ đậu xe hơi bằng ứng dụng trên điện thoại. Đây chính là tính chất hoạt động của C2G.

+ Mô hình này cũng bao gồm nộp thuế trực tuyến và mua hàng hóa của cơ quan chính phủ được đấu giá online.

Chủ Đề