Thuyết minh về một món đồ chơi của thiếu nhi

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Chong chóng là một thứ đồ chơi hết sức gần gũi với thiếu nhi.

II. THÂN BÀI

1. Cấu tạo, cách chơi

Có chiếc chong chóng làm bằng giấy, có chiếc chong chóng các em làm bằng lá dứa.

Chong chóng hai cánh

–     Các em làm chiếc chong chóng này bằng một que tre mỏng như chiếc đóm, bề ngang độ gần một phân và bề dài chừng 20 phân.

–     Ở hai đầu que thường dán hai mảnh giấy chữ nhật, loại giấy hơi cứng, đáy quay về hai phía trái nghịch nhau.

–     Thay vì hai mảnh giấy chữ nhật là hai mảnh giấy hình tam giác, đáy dán vào que tre, còn đỉnh quay trở ra.

–     Hai mảnh giấy này, dù hình chữ nhật hay hình tam giác cũng phải cân nhau chong chóng mới quay mạnh.

–     Giữa thân que tre có dùi một lồ nhỏ.

–     Qua lỗ nhỏ này các em xỏ một chiếc cán thường cùng bằng tre, chiếc cán ở đầu nhỏ hơn lỗ dùi nói trên, đầu chỉ dài vào khoảng một hai phân tây, rồi đến thân cán to hơn được tiện bằng, chi chừa lại đầu cán.

Xỏ cán này vào chong chỏng, gặp gió chong chóng sẽ quay.

–     Nếu thân cán không tiện bằng, khi quay gió sẽ đẩy chiếc chong chóng vào trong, chỗ tiện bằng này ngăn chong chóng lại, chong chóng cứ quay mà không bị đẩy vào.

Chong chóng bốn cánh

–     Chiếc chong chóng này chỉ có cán bằng tre còn thân hoàn toàn bằng giấy.

–     Các em lấy một mảnh giấy vuông cất làm tám mảnh nhưng chỉ cắt lưng chừng mà chẳng rời nhau, cắt theo bốn góc và bốn đường ở giữa bốn cạnh.

–     Nếu cắt đứt hết các em sẽ có tám mảnh giấy hình tam giác cân, nhưng vì chỉ cắt nửa chừng nên những hình tam giác này vẫn dính vào nhau ở phía giữa tờ giấy

–     Cắt như vậy rồi, các em lấy bốn mảnh, cách một mảnh lại lấy một mảnh lên dán dầu những mảnh này đấu vào nhau.

–     Các em đã có chiếc chong chóng bốn cánh tạo nên do bốn mảnh còn lại.

–     Bây giờ các em nhằm đúng giữa mảnh giấy dùi một lỗ nhỏ, lỗ nhò này dùi sướt qua cả phía bốn đầu mánh giấy dán đấu vào nhau để có thể thể qua được chiếc cán.

–     Chiếc cán cùng giống chiếc cán của chong chóng hai cánh.

–     Cắm chong chóng vào cán, đưa ra gió là chong chóng quay.

2. Ý nghĩa

–     Chong chóng là một trò chơi chung cùa các em nam nữ khắp nơi, các em chơi quanh năm.

–     Trò chơi giúp các em luyện sự khéo tay và cho các em hiểu gió có thể tạo một sức mạnh ly tâm làm cho chong chóng quay.

III KẾT BÀI

–     Chơi chong chóng là một trong những trò chơi của tuổi thơ.

–     Cần phải giữ gìn và phát huy nét đẹp hồn nhiên này nhiều hơn.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Chong chóng là thứ đồ chơi của trẻ em khi ra gió thì quay tít. Gặp khi không có gió, các em cầm chiếc chong chóng chạy, nó cũng quay tít. Có loại chong chóng hai cánh, có loại bốn cánh. Có chiếc chong chóng làm bằng giấy, có chiếc chong chóng các em làm bằng lá dứa.

Chong chóng hai cánh

Các em làm chiếc chong chóng này bằng một que tre mỏng như chiếc đóm, bề ngang độ gần một phân và bề dài chừng 20 phân. Ở hai đầu que thường dán hai mảnh giấy chữ nhật, loại giấy hơi cứng, dán quay về hai phía trái nghịch nhau. Cũng có khi thay vì hai mảnh giấy chữ nhật là hai mảnh giấy hình tam giác, đáy dán vào que tre, còn đỉnh quay trở ra. Hai mảnh giấy này, dù hình chữ nhật hay hình tam giác cũng phải cân nhau, chong chóng mới quay mạnh.

Giữa thân que tre có dùi một lỗ nhỏ. Qua lồ nhỏ này các em xỏ một chiếc cán thường cũng bằng tre, chiếc cán ở đầu nhỏ hơn lỗ dùi nói trên, đầu chỉ dài vào khoảng một hai phân tây, rồi đến thân cán to hon được tiện bằng, chỉ chừa lại đầu cán. Xỏ cán này vào chong chóng, gặp gió chong chóng sẽ quay. Nếu thân cán không tiện bằng, khi quay gió sẽ đẩy chiếc chong chóng vào trong, chỗ tiện bằng này ngăn chong chóng lại, chong chóng cứ quay mà không bị đẩy vào.

Chong chóng bốn cánh

Chiếc chong chóng này chỉ có cán bằng tre còn thân hoàn toàn bằng giấy. Các em lấy một mảnh giấy vuông cắt làm tám mảnh nhưng chỉ cắt lưng chừng mà chẳng rời nhau, cắt theo bốn góc và bốn đường ở giữa bốn cạnh. Nếu cắt đứt hết các em sẽ có tám mảnh giấy hình tam giác cân, nhưng vì chỉ cắt nửa chừng nên những hình tam giác này vẫn dính vào nhau ở phía giữa tờ giấy, cắt như vậy rồi, các em lấy bốn mảnh, cách một mảnh lại lấy một mảnh, bẻ lên dán đầu những mảnh này đấu vào nhau. Các em đã có chiếc chong chóng bốn cánh tạo nên do bốn mảnh còn lại. Bây giờ các em nhằm đúng giữa mảnh giấy dùi một lỗ nhỏ, lồ nhỏ này dùi sướt qua cả phía bốn đầu mảnh giấy dán đấu vào nhau để có thể xỏ qua được chiếc cán. Chiếc cán cũng giống chiếc cán của chong chóng hai cánh, cắm chong chóng vào cán, đưa ra gió là chong chóng quay.

Ngoài hai loại chong chóng bằng giấy nói trên, có những em khéo tay dùng lá dừa gập nên chiếc chong chóng bổn cánh.

Chong chóng là một trò chơi chung của các em nam nữ khắp nơi, các em chơi quanh năm.

Trò chơi giúp các em luyện sự khéo tay, và cho các em hiểu gió có thể tạo một sức mạnh ly tâm làm cho chong chóng quay.

Ngày nay tại các nơi đô thị, người ta có bán sẵn những chiếc chong chóng bốn cánh làm bằng giấy để các em chơi.

[Theo Toan Ảnh, Nếp cũ, 2010]

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Bài làm

   Sẽ thật tuyệt vời nếu như tuổi thơ của mỗi chúng ta được gắn bó với những trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, trốn tìm, thả diều… Đặc biệt, mỗi cánh diều tuổi thơ mãi là những kỉ niệm mà chúng ta không thể nào quên được, đó cũng là món đồ chơi yêu thích của biết bao người khi còn thơ ấu.

   Trò chơi dân gian thả diều có xuất xứ tại Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước [khoảng 2800 năm trước], du nhập đến nước ta và được nhiều người đón nhận.Với mỗi đứa trẻ Việt Nam, hình ảnh những cánh diều cao vút trên cánh đồng mênh mông bát ngát đã rất đỗi quen thuộc.

   Diều là một món đồ chơi được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Đầu tiên là áo diều, áo diều có thể làm bằng giấy, vải hoặc nilon. Trẻ con ở các vùng quê trước đây thường dùng giấy bàn, có khi là giấy của những quyển sách cũ gỡ ra làm áo diều. Đây là loại diều đơn giản dễ làm nhất. Ngày nay chất liệu bằng nilon được sử dụng nhiều bởi có nhiều màu sắc, kiểu dáng và sử dụng lâu dài. Tiếp theo là khung diều, bộ phận này thường được làm bằng nan tre bởi nan tre mềm dễ uốn và tạo kiểu. Dây thả diều bằng chỉ, bằng gai dùng cho các diều nhỏ bằng dây may, dây thừng nhỏ và sau này có cả dây thép nữa để dành cho các loại diều lớn. Hình dáng của diều cũng rất phong phú đa dạng, có loại hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người…. Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, ta cần có tre, tre phải là tre tươi, dẻo, cứng và có độ căng cần thiết. Cánh diều có hình cong, cách làm diều nhìn thì có vẻ dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện đòi hỏi sự khéo léo mới cho ra con diều đẹp và đúng cách.

    Nếu như để làm được ra con diều tốt đòi hỏi sự khéo léo thì khi chơi diều cũng đòi hỏi người chơi càng phải khéo léo, tính toán tỉ mỉ hơn. Ở miền Bắc, các em chơi diều bắt đầu từ mùa hè và vào tầm chiều tối khi cái nắng gay gắt, cháy bỏng của ban ngày nhường chỗ cho những cơn gió mát rượi, bầu trời mùa hè cao và xanh là thời điểm thích hợp cho những cánh diều bay lượn. Thả diều cần chọn những địa điểm rộng và thoáng như cánh đồng hoặc khoảng không rộng không vướng vật cản. Khi chơi người thả diều sẽ dựa vào sức gió để đưa diều lên cao bằng sợi dây dài. Trường hợp thả diều ở một nơi có nhiều gió, có thể chỉ cần đứng tại chỗ và giật dây điều khiển cánh diều từ từ bay lên cao. Trường hợp trời đứng gió, lúc này cần cầm dây và chạy thật nhanh cho diều đạt được độ cao nhất định đủ để đón những cơn gió ở tầng cao, khi đó diều sẽ có thể tiếp tục bay lên. Trẻ em ham chơi thường chọn cách chạy thật nhanh để đưa diều lên cao dù cho trời đang nắng gắt. Những người từng trải luôn biết cách chờ đợi những cơn gió lúc chiều tà. Thả diều nơi đồng vắng thì ung dung tự tại nhưng hơi buồn tẻ, thả diều ở nơi có nhiều người cùng thả thì có sự cạnh tranh nhưng lo ngại bị vướng dây. Diều giấy thì thả ở đồng quê, diều to nghệ thuật thì thả ngoài biển lớn. Nhưng dù chọn cách chơi nào với loại diều nào thì chơi diều vẫn là một thú vui của tuổi thơ.

   Diều là một món đồ chơi dân gian gắn bó với tuổi thơ có từ lâu đời và mang nhiều ý nghĩa. Chiếc diều không chỉ thể hiện sự khéo léo, thẩm mĩ của người làm mà còn thể hiện sự chăm chỉ kiên nhẫn của họ. Bởi không phải ai cũng làm ra được diều. Có thể bất cứ đứa trẻ nào cũng làm được một chiếc chong chóng hay vót ra được những chiếc đũa chơi chuyền nhưng không phải đứa trẻ nào cũng tự làm cho mình được chiếc diều. Đối với việc thả diều, người xưa cho rằng thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Họ ghi hết tên những loại bệnh dịch nguy hiểm lên trên thân diều, sau khi đã thả cho diều bay thật cao sẽ dùng kéo cắt đứt dây. Họ muốn nhờ gió đưa diều đến chân trời góc biển và đem theo những loại bệnh dịch này cách xa con người, tránh cho con cháu của họ thoát khỏi bệnh tật… Còn ngày nay thả diều là một thú chơi đem lại niềm vui, tiếng cười sự giải trí cho các bạn nhỏ sau một ngày học tập.

    Xã hội sẽ ngày càng phát triển và sẽ hiện xuất hiện nhiều trò chơi, các món đồ chơi hấp dẫn hơn nhưng những cánh diều sẽ mãi là những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ theo dấu chân của nhiều thế hệ hôm nay và mai sau.

Video liên quan

Chủ Đề