Tiền thân của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là

Tiền thân của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là

Phong trào dân tộc ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phát triển sôi nổi, trong đó mỗi giai tầng đều tung ra những đòi hỏi khác nhau đối với chính quyền thực dân. Trước khí thế của phong trào, thực dân Pháp đã tự lột mặt nạ, dùng vũ lực đàn áp phong trào lấy không của nhân dân ta.

Phong trào dân tộc ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã pháttriển sôi nổi, trong đó mỗi giai tầng đều tung ra những đòi hỏi khác nhau đối vớichính quyền thực dân. Trước khí thế của phong trào, thực dân Pháp đã tự lột mặtnạ, dùng vũ lực đàn áp phong trào lấy không của nhân dân ta. Cuộc đàn áp,khủng bố đó về khách quan đã đẩy một bộ phận lớn những người yêu nước cốkết với nhau trong các tổ chức cách mạng. Vì thế, dần dần xuất hiện 3 tổ chứccách mạng : hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng vàViệt Nam quốc dân đảng. Sự ra đời của các tổ chức cách mạng này đánh dấumột bước tiến dài trong phong trào dân tộc.

1.Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Sự ra đời của tổ chức cách mạng nay gắn liền với hoạt động của Nguyễn ái Quốctại Quang Châu (Trung Quốc). Rời Mátxcơva, tháng 1 1-1924, Nguyễn ái Quốc đếnQuảng Châu. Sau khi hợp thức hóa công việc của mình trong Phái bộ Bôrôđin, Ngườibắt đầu tiếp xúc với những người yêu nước Việt Nam đang hoạt động. Ở đây, đặc biệtvới tổ chức Tâm Tâm xã. Người đã lựa chọn một số thanh niên tích cực trong tổ chứcnay, tuyên truyền giác ngộ họ và tháng 2- 1 925 lập ra nhóm Cộng sản đoàn làm hạtnhân cho một tổ chức cách mạng rộng lớn hơn. Tháng 6-1925 Nguyễn ái Quốc(thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên niên (HVNCMTN). Tháng 7 năm đó,Người cùng với một số nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia ... lậpra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức và đưa Hội VNCMTN vào trong hiệp hộiquốc tế này. Sau khi thành lập, Hội công bố Chương trình, Điều lệ, tuyên bố lậptrường chính trị, nguyên tắc tổ chức và tiến hành hoạt động.

Trong đường lối chính trị của HVNCMTN có những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, tiếp đó là cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Thành lập chính phủ công nông binh, thực hiện chính sách phát triển sảnxuất, xoá bỏ tư bản, xây dựng xã hội cộng sản ở Việt Nam và trên thế giới, trướcmặt là chia ruộng đất cho dân cày, bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác, thựchiện ngay làn tám giờ, quyền tự do dân chủ, quyền nam nữ bình đẳng.

- Đoàn kết với giai cấp vô sản và phong trào cách mạng thế giới.

Về tổ Chức, Hội tổ chức một hệ thống gồm 5 cấp : Tổng bộ, Xứ (kỳ) bộ, Tỉnh(thành) bộ, Huyện bộ và Chi bộ; hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ.

Như vậy, HVNCMTN chưa phải là Đảng Cộng sản, nhưng đường lối chínhtrị, chương trình hành động và điều lệ của Hội đã thể hiện rõ lập trường cách mạng của giai cấp công nhân. Thông qua tổ chức cách mạng này, Nguyễn ái Quốc muốn xúc tiến thêm một bước việc chuẩn bị về chính trị tư tưởng và tổchức để tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

Sau khi thành lập, hoạt động HVNCMTN tập trung vào các hướng sau đây:

Đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng được tiến hành theo 2 phương thức: tự mở lớp và gửi học sinh đi học.

Ở phương thức đầu, từ năm 1925 đến đầu năm 1927, Hội đã liên tục mởnhiều khóa huấn luyện chính trị cho thanh niên yêu nước học. Nguyên ái Quốccho biết đã đưa được 75 thanh niên Việt Nam đến học ở trường do Người tổchức ở Quảng Châu.(5) Nội dung học tập khá rộng. Học viên được truyền thụ vềlịch sử tiến hóa nhân loại, các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, vềphong trào giải phóng dân tộc, về phương pháp cách mạng, về Cách mạng thángMười Nga, về lịch sử các tổ chức Quốc tế I, II, III. Tại các khóa học, học viêncòn được huấn luyện kỹ năng hoạt động bí mật như diễn thuyết, làm báo và công tác dân vận. Kết thúc các khóa học, học viên được kết nạp vào Hội, đượccử về nước và sang Xiêm hoạt động. Họ trở thành những ng­ười cổ động, tuyêntruyền và tổ chức cho khuynh hướng cách mạng mới.

Ngoài việc mở các lớp huấn luyện, Nguyễn ái Quốc còn lựa chọn nhữngthanh niên xuất sắc gửi đi học Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộngsản Ở Mátxcơva như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên, Hà Huy Tập ... và Trường Quân sự Hoàng Phố của Chính phủ cách mạng Quảng Châu như LêThiết Hùng, Nguyễn Sơn, Trương Văn Lĩnh v.v...

Cùng với việc đào tạo, Hội rất chú trọng tới việc xuất bản báo chí, sách vởlàm phương tiện tuyên truyền đường lối của Hội trong quần chúng nhân dân laođộng. Nói đến báo chí, trước hết phải kể tới tờ báo Thanh niên, cơ quan ngônluận của Hội. Đây là tuần báo, in bằng tiếng Việt, số 1 ra ngày 21-6-1925. Chođến tháng 2-1930, báo Thanh niên ra được tất cả 208 số. Trong 60 số đầu, báoThanh niên tập trung giáo dục lòng yêu nước, kêu gọi đoàn kết, từ số 61 trở đi mới đề cập tới sự cần thiết phải có một Đảng cách mạng, Đảng Cộng sản để lãnhđạo phong trào cách mạng nước ta đi tới thắng lợi. Ngoài báo Thanh niên, Hội còn xuất bản những tờ báo có phạm vi bạn đọc hẹp hơn như tờ Công Nông, LínhCách mạng.

Ngoài báo chí, đầu năm 1927, Hội cho ấn hành cuốn sách Đường káchmệnh của Nguyễn ái Quốc. Nội dung chủ yếu của tập sách chỉ ra cho nhân dânta con đường và cách thức tiến tới thắng lợi. Đường kách mạng chỉ rõ cách mạngViệt Nam trước hết phải làm "dân tộc cách mạng" đánh đuổi thực dân Pháp,giành lại độc lập cho đất nước, tự do cho đồng bào, sau đó tiến hành làm "giaicấp cách mệnh" đánh đổ tư bản giải phóng quần chúng lao động. Cách mạngmuốn giành đợc thắng lợi phải coi "công nông là gốc" của cách mạng, còn họctrò, nhà buôn, điền chủ nhỏ là bầu bạn của cách mạng. Đường kách mạng cònchỉ rõ nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng là sự lãnh đạo của Đảng cáchmạng được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác-lênin.

- Xây dựng hệ thống tổ chức trong nước

Từ cuối năm 1926. sau khi bế giảng lớp huấn luyện chính trị đầu tiên,Nguyễn ái Quốc đã chọn 6 học viên, cử về ba trung tâm của đất nước Hà Nội,Vinh, Sài Gòn để tuyên truyền và gây dựng cơ sở. Với sự hoạt động tích cựccủa các chiến sĩ tiên phong này các chi bộ đầu tiên của HVNCMTN được thànhlập. Trên cơ sở đó, xuất hiện các cấp tổ chức cao hơn : Kỳ bộ, Tỉnh bộ (Thànhbộ) và cuối cùng là Huyện bộ. Cùng với việc xây dựng và phát triển hệ thống tổchức của Hội ở trong nước, HVNCMTN còn chú trọng xây dựng các chi bộtrong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan).Thời kỳ đầu xây dựng tổ chức, các hội viên thường sử dụng các mối quanhệ bè bạn, họ hàng, thầy trò trong việc lập các chi bộ. Vì vậy, thành phần tríthức tiểu tư sản chiếm tỷ lệ cao. Từ cuối năm 1928, Hội đã định hướng mớitrong hoạt động của mình bằng chủ trương phát động phong trào "vô sản hóa"nên đã tăng tỷ lệ công nhân, nông dân trong tổ chức cách mạng này.Đến nam 1929, HVNCMTN đã xây dựng được cơ sở ở khắp các tỉnh, thànhphố cả nước. Số hội viên đã lên tới 1.500 người. Hội VNCMTN đã đóng vai tròquan trọng trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời củaĐảng Cộng sản Việt Nam.

2. Tân Việt Cách mạng đảng

Tiền thân của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là

Tân Việt Cách mạng đảng (Tân Việt) là tên gọi cuối cùng của một tổ chứcyêu nước đã trải qua nhiều biến thiên và chủ tổ. Tiền thân của Tân Việt làHội Phục hưng Việt Nam (Phục Việt), được thành lập ngày 14-7-1925 tại Vinh (Nghệ An) từ hai lực lượng : nhóm tù chính trị vừa được tha về như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên... và nhóm sinh viên Cao đẳng sư phạmHà Nội như Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai. Chương trình hành động củaPhục Việt rất đơn giản, gồm 3 điểm :

- Nghiên cứu tình hình chính trị trong nước để quyết định nên bạo động hayhòa bình.

- Tìm cách liên lạc với các nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động ởTrung Quốc và Xiêm xem chủ trương của họ thế nào.

- Tuyển mộ đồng chí mới.

Sau khi thành lập, Phục Việt tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh đòi ân xá Phan Bội Châu bằng việc rải truyền đơn tại Hà Nội. Sợ bị lộ nên đầu năm1926 Phục Việt đổi thành Hưng Nam, năm 1927 đổi thành Việt Nam Cách mạng đảng, rồi Việt Nam cách mạng đồng chí hội. Cuối cùng; tại Đại hội họpở Huế tháng 7-1928, Hội chính thức mang tên Tân Việt cách mạng đảng. Chođến tháng 7-1928, Tân Việt là tổ chức chính trị theo khuynh hướng dân tộc tư sản.Trong suốt quá trình tồn tại, tổ chức chính trị này đã cử người sang Quảng Châu(Trung Quốc) dự các lớp huấn luyện chính trị của Nguyễn ái Quốc và chịu ảnhhưởng tư tưởng của HVNCMTN. Vì thế, lập trường chính trị của tổ chức ngày dầndần thay đổi và chuyển dần sang khuynh hướng dân tộc xã hội chủ nghĩa.

Về tư tưởng chính trị, Tân Việt xác định :"Liên hợp cả các đồng chí trongngoài, trong thì dẫn đạo công nông binh, quần chúng, ngoài thì liên lạc với cácdân tộc bị áp bức để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa đặng kiến thiết một xã hội bìnhđẳng bác ái mới".

Thành phần xã hội của đảng viên Tân Việt chủ yếu gồm các phần tử thanhniên trí thức, học sinh, công chức, tiểu thương và công nông, đặc biệt là nhữngngười có học. Tỉnh bộ, Đại tổ và Tiểu tổ. Tiểu tổ, đơn vị cơ sở của Tân Việt được tổ chức theonguyên tắc "Tam Tam chiêm tứ (là một tiểu tổ có 3 đảng viên, 3 tiểu tổ hợp thành một đại tổ. Tân Việt có 10 liên tỉnh bộ và 3 kỳ bộ. Các kỳ bộ được gọi theo quy ước riêng: Bắc Kỳ gọi là Nhân Kỳ, Trung Kỳ - Trí Kỳ, Nam Kỳ - DũngKỳ. Địa bàn hoạt động chủ yếu của Tân Việt là các tỉnh miền Trung, mạnh nhấtở Nghê - Tĩnh. Đến cuối năm 1928 , ở đây số lượng đảng viên đã lên tới 612người, đã gây dựng được cơ sở trong các nhà máy, xí nghiệp, đường phố và cácvùng nông thôn.

Trong suốt quá trình hoạt động, Tân Việt chú ý nhiều tới công tác giáo dục,huấn luyện đảng viên theo hình mẫu của HVNCMTN. Đồng thời Tân Việt còntổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của học sinh, tiểu thương và côngnhân. tiêu biểu là cuộc đình công của công nhân Nhà máy diêm Bản Thủy(tháng 4- 1928), cuộc bãi công của công nhân đường sắt Biên Hòa - Sài Gòn(tháng 9- 1929).

Do chịu ảnh hưởng tư tưởng mác xít, nhiều đảng viên Tân Việt đã chuyểnsang hoạt động cho HVNCMTN. Nội bộ Tân Việt ngày càng phân hóa thành 2khuynh hướng rõ rệt: dân tộc tư sản và dân tộc xã hội chủ nghĩa. Những ngườitrong ban lãnh đạo Tổng bộ đều đứng trên lập trường dân tộc tư sản. Giữa năm1929 những ng­ười theo khuynh hướng dân tộc tư sản trong Ban lãnh đạo Tổngbộ Tân Việt đã công bố đề án thành lập "Khối quốc gia, Trước tình hình đó,những đảng viên tích cực, cấp tiền trong Tân Việt đã nhóm họp và đi đến tiếnhành cuộc vận động thành lập một tổ chức cộng sản lấy tên là Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Sự biến thiên của tổ chức chính trị này phản ảnh một sự thực lịch sử là vàonhững năm 20, tại Việt Nam, đã diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng giữa tư tưởngdân tộc tư sản và tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cuối cùng tư t­ưởng xã hội chủ nghĩađã chiến thắng. Sự thắng lợi của khuynh hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu.

3. Việt Nam Quốc dân đảng

Tiền thân của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là

Sự ra đời của Việt Nam Quốc dân Đảng: 
Vào khoảng năm 1926 sau những phong trào vận động quyết liệt và hòa bình của hai nhà chí sĩ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh bị tan rã, thì ở Hà thành một nhóm trí thức phần lớn là cựu sinh viên trường cao đẳng đã noi gương các cụ, chủ trương một cuộc cải lương xã hội .Trên cơ sở hạt nhân là Nam Đồng Thư Xã, sau nhiều lần bàn bạc cùng với các bạn khắp ba Kỳ để tìm phương châm cứu nước, từ công cuộc cải lương, công khai, hòa hảo, họ đã đi đến phương pháp quyết liệt hơn đó là “ Phải sắt và máu” . Chính vì thế ngày 25/12/1927 Việt Nam Quốc dân Đảng ra đời.

Tiền thân của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là
Nhóm Nam Phong thư xã, tiền thân của Việt Nam Quốc Dân Đảng
Nguồn: nghiencuulichsu.con



Đây được xem là một tổ chức cách mạng tiêu biểu cho xu hướng dân chủ tư sản. Với ba mục đích là  “ phá hoại, kiến thiết, bình trị”. Riêng kế hoạch phá hoại chia làm ba thời kỳ “ phôi thai, dự bị, thực hành” . Với mục tiêu “ Làm một cuộc cách mạng quốc gia, dùng võ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, để lập nên một nước Việt Nam Độc lập Cộng hòa. Đồng thời giúp đỡ các dân tộc bị áp bức trong công cuộc tranh đấu giành độc lập của họ, đặc biệt là các nước lân cận: Ai Lao, Cao Miên”. Đây là lần đầu tiên ngọn cờ cách mạng tư sản Việt Nam được giương lên ở thuộc địa bởi những người tư sản yêu nước. Việt Nam Quốc dân Đảng đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản trên nguyên tắc Tự do, Bình đẳng, Bắc ái và đã vay mượn một số khái niệm và nội dung của chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn. Đồng thời, kể từ khi thành lập đến lúc tan rã, Việt Nam Quốc dân đảng luôn đứng trên lập trường của giai cấp tư sản để giải quyết vấn đề dân tộc(1926-1930).
-           Một số hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng:
+   Đã nghĩ tới việc kết hợp thậm chí là hợp nhất với một số Đảng yêu nước và cách mạng cùng thời, nhưng tất cả đều không kết quả. Mật thám Pháp đã nhận định rằng Việt Nam Quốc dân Đảng là một Đảng bị đơn độc, cô lập giữa các Đảng cách mạng Đông Dương .
+ Ngoài hoạt động phát triển Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng còn thành lập một nhà hàng để sinh lời gây quỹ và làm địa điểm liên lạc và hội họp của Đảng là Khách sạn An Nam . Hoạt động này đã tạo điều kiện cho mật thám Pháp điều tra và không khó khăn gì để họ phát hiện ý định chính trị của chủ nhân nhà hàng. Từ đây họ đã khống chế một số đảng viên trong nhà hàng, biến những người này trở thành tai mắt của họ.
+Chính vì vậy, ban ám sát của Việt Nam Quốc dân Đảng đã phải gây ra mấy vụ trừ gian làm khiếp đảm dư luận. Điển hình là trừ khử Nguyễn Văn Kính , kẻ đã báo rất nhiều tên tuổi của Đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng để Pháp nắm giữ hàng loạt vào tháng 8/1929. Ngoài ra. Đảng còn dính dáng một vài vụ tống tiền do thiếu kinh phí hoạt động, điều đó đã làm cho nhà chính trị thực dân –  Chánh mật thám Đông Dương Louis Marty nhận định Việt Nam Quốc dân Đảng là một tổ chức có tính chất “nổi loạn” chống lại nhà nước bảo hộ. Với định kiến, ông ta viết: “Người ta thấy, Việt Nam Quốc dân đảng  trong khi hoạt động làm nhiều điều bạo ngược, ám sát, cướp phá, và cưỡng đoạt tài sản”.  Nhận định này có đúng hay không so với góc nhìn của một thực dân và một tổ chức làm cách mạng. Căn cứ vào quan điểm chính trị và các hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng, có thể khẳng định rằng, vào thời kỳ trước năm 1930 tổ chức này là một chính đảng tiến bộ và cách mạng, không phải là một tổ chức có tính chất “nổi loạn” như Louis Marty đã xuyên tạc.
+ Tổ chức ám sát tên trùm mộ phu đồn điền Bazin( chiều 9/2/1929), hắn đã bị giết chết nhưng ngay sau đó đã bị thực dân Pháp đàn áp, Việt Nam Quốc dân Đảng đã bị tổn thất nặng nề.
+ Trước sự tổn thất về lực lượng và tan vỡ về tổ chức, Nguyễn Thái học và Nguyễn Khắc Nhu đã chủ trương khởi nghĩa, dù “ không thành công cũng thành nhân” . Trước tình hình cách mạng như vậy, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra như cuộc tấn công Hưng Hóa, chiếm phủ Lâm Thao(10/02/1930), nổ bom tại Hà Nội(10/021930), khởi nghĩa ở các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ, để lại dấu ấn nhất trong đó là cuộc khởi nghĩa Yên Bái là nổ lực cao nhất của Việt Nam Quốc dân Đảng, tất cả đều bị đàn áp và thật bại điều đã nhìn thấy trước nhưng nó đã chứng minh cho những tấm lòng yêu nước với Tổ quốc nhưng con người không thành công cũng thành nhân, thà chấp nhận hy sinh chứ không chịu khuất phục trước quân thù đã góp phần to lớn vào việc thức tỉnh, giác ngộ tinh thần yêu nước và ý thực tự cường dân tộc cho các tầng lớp nhân dân.
Mặc dù khởi nghĩa Yên Bái thất bại và bị tan vỡ toàn bộ tổ chức nhưng Việt Nam Quốc dân Đảng đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa của phong trào dân tộc Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản.  Đây là một tất yếu lịch sử, góp phần tạo nên ưu thế và tiền đề thắng lợi cho khuynh hướng cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vào đầu năm 1930. Tuy tồn tại vỏn vẹn trong vòng  hai năm, nhưng khẳng định được Việt Nam Quốc dân Đảng là một tổ chức yêu nước, do tồn tại những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thất bại, nhưng cũng là một dấu móc đánh dấu sự phát triển chuyển giao từ phong trào dân chủ tư sản đến phong trào cách mạng vô sản phát triển và thành công.
Tài liêu tham khảo
1.         Hà Minh Hồng,2005, Lịch sử Việt Nam cận hiện đại(1858-1975), NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
2.         Cẩm Đình,1950,  Vụ án Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1929-1930,tài liệu lịch sử, nhà in Nguyễn Văn Bửu, số 1, đường Lê Đình Chiểu, Huế.
3.         Tạ Thị Thúy(Chủ biên),2013, Lịch sử Việt Nam tập 8 từ  năm 1919 đến năm 1930, NXB khoa học xã hội.

 

4.         Tạp chí nghiên cứu lịch sử số tháng 2, năm 2005.