Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội Khuyến học xã

  • Đang truy cập68
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm47
  • Hôm nay12,802
  • Tháng hiện tại110,958
  • Tổng lượt truy cập8,777,681

 1. Nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội Khuyến học TP. Hồ Chí MinhThành hội là một tổ chức xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, sự quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cấp trực thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam. Đại hội Đại biểu thành phố là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Thành Hội được tổ chức thường kỳ 5 năm một lần [trường hợp bất thường sớm hay muộn hơn thì phải được 2/3 số ủy viên Ban chấp hành yêu cầu] để đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết của nhiệm kỳ; quyết định chương trình công tác của nhiệm kỳ tiếp theo, cử ra Ban chấp hành mới của Thành Hội.     1.1. Ban chấp hành Thành Hội có nhiệm vụ- Tổ chức lãnh đạo thực hiện Nghị quyết của Đại hội, tổ chức chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả các kế hoạch công tác của Hội.- Phân công công tác các ủy viên Ban chấp hành.- Bầu ban thường trực gồm: chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên để thay mặt Ban chấp hành. - Điều hành công việc thường xuyên của Hội trong nhiệm kỳ.- Cử Ban kiểm tra gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban và các ủy viên.- Cử Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Khuyến học.- Ban chấp hành Thành Hội họp 6 tháng một lần và họp bất thường khi cần do Ban thường vụ triệu tập.- Hướng dẫn giúp đỡ, kiểm tra hoạt động của các tổ chức Hội cấp dưới và đơn vị trực thuộc. Quản lý các tổ chức giúp việc của Ban chấp hành, các đơn vị sự nghiệp, sản xuất kinh doanh trực thuộc [nếu có]. - Xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả Quỹ Khuyến học.     1.2. Ban thường vụ Thành Hội     Ban thường vụ được Ban chấp hành ủy quyền tổ chức, thực hiện các chương trình công tác và các Nghị quyết của hội nghị.Ban chấp hành có nhiệm vụ sau:- Ra các quyết định, lập các kế hoạch để thực hiện các Nghị quyết và các chương trình công tác của hội nghị Ban chấp hành Thành Hội.- Hướng dẫn, theo dõi và giúp đỡ các cấp Hội hoạt động, tổng hợp tình hình, điều hành công việc của Thành Hội.- Chỉ đạo hoạt động của Hội đồng Tư vấn, Hội đồng Bảo trợ, các ban chuyên môn, các tổ nghiệp vụ sự nghiệp, các tổ chức nghiên cứu thuộc Thành Hội.- Quản lý tài sản, tài chánh của Hội, quản lý và đưa ra quyết định, kế hoạch sử dụng Quỹ Khuyến học của Hội.- Quyết định các vấn đề về tổ chức và nhân sự, xem xét khen thưởng, kỷ luật, quyết định các chế độ trợ cấp hoạt động đối với cán bộ Hội.- Chuẩn bị Hội nghị Ban chấp hành của Thành hội.- Ban thường vụ họp một tháng một lần do Chủ tịch Ban chấp hành Hội chủ trì.Hội làm việc theo nguyên tắc: dân chủ bàn bạc và phân công cá nhân phụ trách để giúp ban thường vụ nắm tình hình và làm tham mưu kịp thời cho ban thường vụ. Bộ phận thường trực được phân công theo dõi, xử lý công việc hàng ngày của hội và báo cáo với ban thường vụ vào kỳ họp mỗi tháng.      1.3. Chủ tịch, các phó chủ tịch         1.3.1 Chủ tịch Ban chấp hành- Chủ trì hội nghị Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Thành Hội- Đại diện cho Hội trong quan hệ đối ngoại, tiếp các đại diện của tổ chức, cơ quan đoàn thể trong và ngoài nước.- Ký các nghị quyết công tác, ký các quyết định quan trọng về quan hệ với cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức quốc tế…       1.3.2 Các phó Chủ tịch- Cùng với Chủ tịch tham gia chủ trì hội nghị Ban chấp hành Thành Hội.- Được ủy quyền của Chủ tịch thực hiện các nhiệm vụ của chủ tịch trong những yêu cầu, những trường hợp cần thiết.- Phân công một đồng chí phó Chủ tịch Thường trực cùng với Chánh văn phòng Thành Hội điều hành công tác của Ban Thường vụ Thành Hội, quản lý các hoạt động của văn phòng Thành Hội và giữ mối quan hệ báo cáo thông tin giữa Thành Hội với các quận, huyện Hội, cơ sở trực thuộc được thông suốt kịp thời, có trách nhiệm tổng hợp tình hình 3,6 tháng, năm và thông báo kịp thời chương trình, kế hoạch côngg tác của Ban thường vụ, Ban chấp hành hội cho các cấp Hội.     1.3.3 Trách nhiệm của các Ủy viên Ban chấp hành- Luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng thời tích cực đóng góp ý kiến, hiến kế chủ trương giải pháp thực hiện nhằm phát huy khả năng lãnh đạo tập thể của ban thường vụ, ban chấp hành thực sự có hiệu quả.- Các Ủy viên là các Chủ tịch Quận, Huyện Hội có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, xây dựng Hội tại địa phương một cách toàn diện, vững mạnh, có điển hình tốt và kinh nghiệm hay để phổ biến cho các nơi.Ngoài ra, tất cả các Ủy viên Ban chấp hành đều có nhiệm vụ tham gia công tác trong các ban chuyên môn hoặc hội đồng trực thuộc hội theo sự phân công cùa Ban thường vụ.      1.3.4. Các ban chuyên môn của Thành Hội        Căc cứ vào yêu cầu và điều kiện công tác của hội hiện nay: Ban chấp hành và Ban thường vụ lập một số ban giúp việc sau:- Ban tuyên huấn, Thông tin tuyên truyền - Ban tổ chức, kiểm tra- Ban  tài chính- Ban trường học, tư vấn giáo dục- Ban đối ngoại, Hội đồng bảo trợ- Ban thi đua Mỗi ban có một trưởng ban do một Ủy viên Thường vụ phụ trách, giúp việc cho trưởng ban có các Phó ban và Ủy viên ban do Trưởng ban đề cử và được Ban thường vụ Hội nhất trí. Mỗi ban sinh hoạt 3 tháng một lần, kiểm điểm đánh giá tình hình và xây dựng chương trình công tác 6 tháng, năm, có kế hoạch nắm tình hình các cấp hội trên lãnh vực chuyên môn và làm tham mưu kịp thời cho ban thường vụ, ban chấp hành về những chủ trương và giải pháp thiết thực.2. Mối quan hệ làm việc của Thành hội    2.1 Đối với Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Thành phố:Tuân thủ triệt để sự lãnh đạo của Thành ủy và công tác quản lý về mặt nhà Nước của Ủy ban Nhân dân thành phố, kịp thời xin ý kiến về những vấn đề quan trọng của Thành hội và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo với các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền, Mặt trận thành phố.     2.2  Đối với Trung ương Hội khuyến học Việt Nam:- Tổ chức phổ biến, quán triệt những nghị quyết, chỉ thị của Trung ương hội và tổ chức thực hiện có hiệu quả.- Thực hiện tốt các chế độ báo cáo với Trung ương hội.    2.3 Đối với Sở Giáo dục – Đào tạo, các ban ngành đoàn thể và cơ quan thông tấn báo chí:    - Đối với Sở Giáo dục:Tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch phối hợp giữa sở và hội từ khâu trao đổi thông tin, thống nhất chủ trương giải pháp cũng như khâu tổ chức thực hiện những vấn đề quan trọng cần có sự phối hợp đồng bộ để đạt được hiệu quả cao. Tùy thời gian có sinh hoạt, rút kinh nghiệm kịp thời.    - Đối với ban ngành, đoàn thể của Thành phố: Thành hội có kế hoạch phối hợp kịp thời và hiệu quả đối với những vấn đề quan trọng đặt ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập, xã hội hóa giáo dục và đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài Thành phố. Tiếp tục phối hợp tôt hơn nữa với các cơ quan thông tấn báo chí của Thành phố và Trung ương ở địa bàn Thành phố trong công tác thông tin, tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng của Hội trong và ngoài nước. 

 

Cùng dự hội nghị có đại diện Bộ GD&ĐT, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Vụ Giáo dục thường xuyên, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cùng đại diện các Bộ/ngành liên quan. GS.TS.NGƯT Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam đã báo cáo về việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương Hội khóa VI nhiệm kỳ 2021-2026.

Báo cáo công tác nhân sự điểm lại thành quả đã đạt được của Hội qua các nhiệm kỳ từ năm 1996 trở lại đây. Nhìn lại 5 nhiệm kỳ, thường trực Trung ương Hội nhận định: Các đồng chí Chủ tịch Hội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động của Hội, những thành quả đạt được của nhiệm kỳ trước đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của nhiệm kỳ sau, nhiệm kỳ sau đã tiếp thu và phát huy hơn nữa các thành quả của nhiệm kỳ trước.

Cả 4 nhà lãnh đạo 5 nhiệm kỳ qua [Nguyễn Lân, Vũ Oanh, Nguyễn Mạnh Cầm và Nguyễn Thị Doan] đều là những nhà lãnh đạo, có uy tín cao trong xã hội, đã nỗ lực không ngừng và hoạt động tâm huyết, có đạo đức trong sáng. Đây là yếu tố cốt lõi tạo nên những thành công của Hội.

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan phát biểu tại hội nghị.

Hội nghị cũng nêu rõ các tiêu chuẩn lựa chọn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội khóa VI nhiệm kỳ 2021 -2026 về mặt vị thế xã hội, trình độ khoa học, đạo đức và lối sống; sức khỏe tinh thần và thể chất.

Thường trực Trung ương Hội nhìn nhận các điều kiện và nhận định các đồng chí có đủ năng lực, uy tín và sức khỏe để tiếp tục tham gia lãnh đạo công tác Hội khóa VI nhiệm kỳ 2021 - 2026, từ đó lập danh sách để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Ban Thường vụ đã thống nhất báo và thảo luận về việc thực hiện giới thiệu nhân sự phù hợp cho lãnh Ban chấp hành.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, GS.TS Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh: "Hội nghị đã giúp chúng ta nhìn lại công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm. Trong 6 tháng cuối năm, thời gian không còn nhiều, nhiệm vụ đề ra cho Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Khuyến học các cấp cần phải tập trung cao độ thực hiện các nhiệm vụ mới và hoàn thành kế hoạch đề ra.

Cũng trong khuôn khổ cuộc họp, Hội thảo hướng dẫn triển khai thí điểm xây dựng mô hình Công dân học tập được diễn ra. Hội thảo đã tổng hợp ý kiến của đại diện các địa phương về việc triển khai thí điểm mô hình Công dân học tập và giới thiệu bảng tự kê khai, cho điểm. Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan bày tỏ sự trân trọng tiếp thu tất cả các ý kiến đóng góp.

Trước đó, vào chiều 5/4, tại Phủ Chủ tịch, Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ thân mật đại diện Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao hoạt động của Hội khuyến học Việt Nam, chúc mừng và biểu dương những thành tựu mà Hội khuyến học đã đạt được. Chủ tịch nước nhấn mạnh, hệ thống giáo dục của nước ta thời gian qua đã có nhiều thành tựu xuất sắc đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Hội khuyến học Việt Nam.

Trên tinh thần này Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Hội khuyến học Việt Nam tiếp tục thực hiện tốt đề án về giáo dục đào tạo để nền giáo dục nước nhà thực sự là quốc sách và là nền tảng cho sự phát triển của đất nước; tiếp tục phát huy, củng cố hoạt động của hội khuyến học các cấp.

Để xây dựng được xã hội học tập, Hội Khuyến học cần có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành, địa phương, tổ chức kinh tế, xã hội và cả hệ thống chính trị. Từng người dân và mỗi cá nhân trong hệ thống chính trị cũng cần nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong xây dựng và phát triển xã hội học tập.

Đích đến cuối cùng của xã hội học tập là tạo công bằng, xóa rào cản và mở rộng cơ hội để mọi người dân được tiếp cận giáo dục và học tập suốt đời.

Video liên quan

Chủ Đề