Tìm trong ca dao thơ văn 3 ví dụ có thành phần gọi đáp

Bài tập 3: trang 33 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Tìm thành phần phụ chú cho các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điểu gì?

a) Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ – gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tuỳ thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.

(Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khoá của tương lai)

c) Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấy đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

d)

Cô bé nhà bên ( có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).

(Giang Nam, Quê hương)

Xem lời giải

Tìm trong ca dao thơ văn 3 ví dụ có thành phần gọi đáp
Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng cách nào (Ngữ văn - Lớp 5)

Tìm trong ca dao thơ văn 3 ví dụ có thành phần gọi đáp

4 trả lời

Ngoài thành phần tình thái, thành phần cảm thán, trong thành phần biệt lập còn có thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú.
Ghi chú:
Thành phần biệt lập - Thành phần tình thái.
- Thành phần cảm thán.
- Thành phần gọi - đáp.
- Thành phần phụ chú.

I. Thành phần gọi - đáp:


Thành phần gọi - đáp được dùng như một trong những phương tiện tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.

Ví dụ:


a. “Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi! Ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con”.
                       (Ca dao)
b. “Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”.
                 (Bếp lửa - Bằng Việt)
c. “-Mụ cười khì khì:
- Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn... mà ăn mừng đấy !...
- Ông Hai gật đầu:
- Được, được, chuyến này rồi phải nuôi chứ...
Tối hôm ấy, ông Hai lại sang bên gian bác Thứ, lại ngồi trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹ ì’ mà nói chuyện vê cái làng của ông”...
                                                               (Làng - Kim Lân) 
d. - “Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !”.
                                                             (Lão Hạc - Nam Cao)

2. Thành phần phụ chú:


Thành phần phụ chú thường gặp trong những trường hợp dùng sau:
- Nêu diều bổ sung thêm, hoặc nêu lên một số quan hệ phụ thêm (nguyên nhàn, diều kiện, sự tương phản, mục dích, thời gian).
- nêu thái độ của người nói.
- nêu xuất xứ của lời nói, của ý kiến.

Ví dụ:


a. “Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất hơn nữa !
Hãy bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng”....
                                              (Thông tin vé Ngày Trái Đất năm 2000)

b. “Bước vào thế kỉ mới muốn “sánh vai các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất”.


                                    (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan)

c. “Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”...


(Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Đặng Thai Mai)

3. Cách sử dụng dấu câu ở thành phần phụ chú:


Tùy theo người viết, cách sử dụng dấu câu ở phần phụ chú thường có mấy trường hợp sau:
- phụ chú đặt sau dấu gạch ngang và trước dấu phẩy.
- phụ chú đặt giữa 2 dấu gạch ngang.
- phụ chú dặt giữa 2 dấu phẩy.
- phụ chú đặt trong dấu ngoặc đơn.
- phụ chú đặt sau dấu phẩy và trước dấu chấm.


 

Cày đông ngay buổi ban trưa,

Mồ hôi thấm thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

=> Thành phần gọi đáp: ai ơi 

=> Thành phần gọi đáp đó không hướng về ai hết. "Ai ơi" là từ mà tác giả muốn bộc lộ cảm xúc của mình về những người nông dân đang ngày đêm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời"

BẠN THAM KHẢO NHA!!!

Bài tập 2: trang 3 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Xác định thành phần gọi - đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi đáp đó hướng đến ai:

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.


  • Thành phần gọi đáp: Bầu ơi
  • Các tính chất chung không hề hướng đến ai. Bầu, bí ở đây ẩn dụ chỉ những người trong cùng một nước, cùng một dân tộc một truyền thống lịch sử


Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 2 trang 32 văn 9 tập 2, soạn văn câu 2 trang 32 văn 9 tập 2, trả lời câu 2 trang 32 văn 9 tập 2, Các thành phần biệt lập ( tiếp theo ) văn 9