Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong bài Tôi đi học

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Tôi đi học


Nội dung: Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” trong những ngày đầu đến trường. Những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi.

Nghệ thuật: 

  • Tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm
  • Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
  • Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, ghi lại dòng hồi tưởng, liên tưởng của nhân vật “ Tôi”
  • Giọng điệu trữ tình trong sáng.


Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Tôi đi học

Biện pháp tu từ là một nội dung kiến thức rất quan trọng trong môn Ngữ văn mà chúng ta cần nắm rõ bởi chúng được sử dụng hàng ngày trong cả văn nói và văn viết. Vậy biện pháp tu từ có tác dụng gì?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết Tác dụng của biện pháp tu từ?

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ hay còn được gọi là biện pháp nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó như từ, câu, văn bản… trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ra ấn tượng với người đọc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện.

Các biện pháp tu từ chúng ta thường sử dụng như biện pháp nhân hóa, biện pháp so sánh, hoán dụ, ẩn dụ…

Các biện pháp tu từ thường gặp

– Biện pháp tu từ so sánh

So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gọi hình, gợi cảm cho biểu đạt.

Ví dụ về biện pháp so sánh: Công nhà như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra; Cô giáo như mẹ hiền; Chậm như rùa…

– Biện pháp tu từ nhân hóa

Nhân hóa là biện pháp tu từ trong đó miêu tả đồ vật, cây cối, các hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ thường được sử dụng cho con người. Làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn.

– Ví dụ: Những chú chim sơn ca trong trò chuyện rúi rít, ca múa nhạc tưng bừng trên cành cây.

– Biện pháp tu từ hoán dụ

Hoán dụ là tên hiện tượng, sự vật, khái niệm này bằng tên hiện tượng, sự vật, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Biện pháp hoán dụ có tác dụng tăng sức gọi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn.

Ví dụ: Người đầu bạc tiễn người đầu xanh.

Trong ví dụ trên “người đầu bạc” chính là hình ảnh những người lớn tuổi tóc đã bạc; “người đầu xanh” chính là hình ảnh những người trẻ tuổi có mái tóc đen.

– Biện pháp nói quá

Nói quá là cách nói phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế. Chúng ta cần phải hiểu rõ để không bị nhầm lẫn với nói khoác hai khái niệm này rất khác nhưng lại thường xuyên bị nhầm lẫn. Nói quá chỉ là phóng đại sự việc ở mức độ lớn hơn nhưng vẫn đúng với thực tế còn nói khoác là nói sai sự thật, sự việc.

Ví dụ Trời hôm nay nóng như đổ lửa, ra đường trong thời tiết này như cực hình.

– Biện pháp tu từ ẩn dụ

Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm.

Ẩn dụ có 04 loại: Ẩn dụ hình thức; Ẩn dụ cách thức; Ẩn dụ phẩm chất; Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

– Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giá quá đau buồn, nặng nề, tránh thô tục, mất lịch sự.

Dấu hiệu nhân biết nói giảm, nói tránh là trong câu có các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó.

Ví dụ: Ông nội của em đã ra đi được một khoảng thời gian rồi nhưng tình thương của ông thì vẫn còn đâu đây rất gần.

“Đã ra đi” là câu sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh cho việc đã chết.

– Biện pháp Điệp từ

Điệp từ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê … để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến đến.

Các dạng điệp ngữ hiện nay: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp [điệp ngữ một vòng].

Ví dụ như sau: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”.

– Biện pháp tu từ Liệt kê

Liệt kê là cách sắp xếp nhiều từ, cụm từ khác nhau, có thể là từ đồng âm hoặc không nhưng phải có chung một nghĩa. Hiểu một cách khác liệt kê là cách dùng nhiều từ khác nhau để diễn tả một hành động, sự vật, sự việc …Mục đích của biện pháp tu từ liệt kê nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn đến với người đọc, người nghe.Đây là biện pháp tu từ hay được sử dụng để làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, chứ không phải sự kể dài dòng, rườm rà, lạp lại lặp đi lặp lại trong cách nói và viết cho nên chúng ta nên lưu ý để tránh nhầm lẫn với nhau.

Ví dụ: hiện nay ở nước ta trồng nhiều loại cây khác nhau như: Cây ổi, cây cam, cây đào, cây chuối, cây sầu riêng…

– Biện pháp Tương phản

Tương phản là biện pháp tu từ sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.

Ví dụ như sau: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”

“Bán – Mua” là cặp từ tương phản được sử dụng.

Khi dùng biện pháp tu từ thay cho cách diễn đạt thông thường, việc sử dụng các biện pháp tu từ giúp tạo nên các giá trị đặc biệt trong cách biểu đạt, biểu cảm. Bên cạnh đó, hình ảnh của sự vật, hiện tượng hiện lên cụ thể, rõ ràng hơn và sinh động đơn. Trong các tác phẩm văn học, biện pháp tu từ được sử dụng để tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm. Do những tác dụng như trên mà biện pháp tu từ có ý nghĩa rất lớn đối với văn học và trong cách diễn đạt của cuộc sống thường ngày.

Trên đây là nội dung bài viết về Tác dụng của biện pháp tu từ? Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng biện pháp tu từ rất quan trọng vì vậy chúng ta cần phải nắm rõ.Chúng tôihi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

*Trả lời:

Mình đưa ra đầy đủ đoạn trích để các bạn dễ xem nha !

                Tôi đi học

    Truyện ngắn-Thanh Tịnh

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

Câu 1:

Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: tự sự, miêu tả, biểu cảm

[ có 3 PTBĐ bởi vì khi nào nói PTBĐ chính thì mới có 1 phương thức nha ]

Câu 2:

Thể loại: tự sự [ kể ]

Câu 3:

Nội dung chính của đoạn văn: Kể về những cảm xúc khi sắp đi học của tác giả.

Câu 4:

“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau là: so sánh [ như ] và nhân hóa [ hoa biết cười ]

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

ghi lại những câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa trong văn bản ''tôi đi học ''của tác giả thanh tịnh và nêu tác dụng.

Các câu hỏi tương tự

Video liên quan

Chủ Đề