Tin bão số 7 năm 2023

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ ngày 8-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 110,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 150km tính từ tâm bão. 

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km. Đến 16 giờ ngày 9-10, vị trí tâm bão ở khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 17,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 112,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh và sóng lớn. 

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 16 giờ ngày 10-10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,6 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, cách Hải Phòng 150km, Nam Định 100km, Thanh Hóa 110km, Nghệ An 130km, Hà Tĩnh 160km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24-48 giờ tiếp theo (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 17,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh và sóng lớn.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đi vào đất liền các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ). 

Trong chiều tối và đêm nay (8-10), trên vùng biển phía Tây của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động rất mạnh. Ở Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2,0-3,5m, biển động; từ ngày mai (9-10) mạnh lên cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. 

Trong tối nay và ngày mai (9-10), ở khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7, sóng biển cao từ 2,0-3,0m, biển động.

Ngoài ra, ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực Bắc và Giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa rào và dông mạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. 

Từ chiều ngày 9 đến ngày 10-10, do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh dự báo có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Từ ngày 9 đến 12-10, ở khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có khả năng xảy ra mưa to đến rất to do ảnh hưởng của bão số 7. Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

* Trước tình hình diễn biến phức tạp của bão số 7, tại tỉnh Hà Tĩnh, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cũng đã phối hợp với Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển và các địa phương tập trung thông tin tình hình thời tiết cho ngư dân, hướng dẫn hướng di chuyển và kêu gọi tàu thuyền trong, ngoài tỉnh vào nơi tránh trú an toàn.

Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện địa phương này có 3.675 tàu, thuyền, trong đó 114 tàu cá có chiều dài từ 15m hoạt động ngoài khơi và 3.561 tàu thuyền hoạt động vùng ven bờ với tổng số 14.860 lao động.

Đến thời điểm hiện nay, số tàu, thuyền của tỉnh Hà Tĩnh hoạt động ngoài khơi do không kịp về đất liền nhưng đã nhận được thông tin về bão số 7, đã vào các vùng biển Vũng Tàu - Cần Thơ, vùng biển Đà Nẵng - Quãng Ngãi, vùng biển Thanh Hóa - Hải Phòng và vùng biển Thanh Hóa - Nghệ An - Quảng Bình để neo đậu tránh trú bão.

* Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, tính đến 10 giờ ngày 8-10, tỉnh còn 169 tàu với 2.815 lao động đang hoạt động trên các vùng biển.

Cụ thể, tại vùng biển Bắc Biển Đông, Hoàng Sa còn 13 tàu với 122 lao động; vùng biển giữa Biển Đông, Trường Sa, ĐKI là 74 tàu với 2.222 lao động và Vùng biển Nam Biển Đông còn 82 tàu với 471 lao động. Tất cả các tàu trên đã nhận được thông tin về hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Hiện đã có 5.786 tàu với 35.995 lao động đã neo đậu tại các bến.

THANH HẢI

Tin bão số 7 năm 2023
Khoảng ngày 5 - 6/10, sẽ xuất hiện một áp thấp nhiệt đới sau đó có khả năng mạnh lên thành bão trên Biển Đông. Ảnh minh họa: TTXVN

Để tìm hiểu rõ khả năng hình thành bão, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Dư Đức Tiến, Trưởng Phòng Dự báo số trị viễn thám, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Theo thông tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tuần tới, khả năng xuất hiện cơn bão số 7 trên Biển Đông. Vậy nhận định của ông tại thời điểm này như thế nào?

Theo các số liệu tính toán mới nhất, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận, khoảng ngày 5 - 6/10, trên dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh ở vùng biển phía Đông khu vực Giữa Biển Đông (phía gần Philippines) sẽ xuất hiện một áp thấp nhiệt đới. Những ngày sau đó, khoảng ngày 7 - 8/10, áp thấp nhiệt đới di chuyển về phía Tây Bắc, có khả năng cao mạnh lên thành bão. Từ khoảng ngày 5 - 6/10, vùng biển phía Đông khu vực giữa Biển Đông có khả năng xuất hiện gió mạnh cấp 6-7, tàu thuyền hoạt động trên Biển Đông cần chú ý theo dõi các thông tin dự báo trong những ngày tới để đảm bảo an toàn, tránh những vùng nguy hiểm có gió mạnh và sóng lớn của cơn bão.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia sẽ theo dõi chặt chẽ, tính toán và đưa ra các thông tin cập nhật về các diễn biến và khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới, bão cũng như ảnh hưởng về gió mạnh, mưa lớn trong những ngày tới.

Vậy từ ngày 2 - 9/10, thời tiết trên đất liền cả nước có gì đáng chú ý?

Dù chưa có áp thấp nhiệt đới hay bão hình thành nhưng trong ngày 2 - 3/10, rãnh áp thấp hoạt động có trục đi qua khu vực Nam Bộ sẽ gây mưa dông diện rộng, cục bộ có mưa vừa, mưa to cho các tỉnh khu vực Tây Nguyên, ven biển Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Thời gian mưa to tập trung vào chiều và tối, trong cơn dông cần đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh, khả năng lũ quét, sạt lở đất đá ở các khu vực vùng núi Tây Nguyên.

Từ ngày 2 - 4/10, vùng núi Tây Bắc, Việt Bắc có khả năng xuất hiện mưa dông, cục bộ có mưa to kèm nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất đá.

Từ khoảng đêm 4/10 và từ ngày 5 - 8/10, dù chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp của áp thấp nhiệt đới hay bão nhưng các tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ có khả năng xuất hiện mưa nhiều nơi. Một số nơi sẽ có mưa to đến rất to do hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới đi qua khu vực này sẽ mạnh lên. 

Ông có thể cho biết số lượng bão, áp thấp nhiệt đới cho thời gian còn lại của năm 2021?

Dự báo từ nay cho tới hết năm 2021, khu vực Biển Đông còn có khả năng xuất hiện khoảng 6-8 cơn áp thấp nhiệt đới, bão, trong đó có khoảng 3-4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. 

Cần đề phòng mưa lớn xảy ra ở khu vực Trung Bộ (đặc biệt là khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ) trong tháng 10 - 11/2021 và gió mạnh trên biển do hoạt động của gió bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Tháng 10 - 11/2021 cũng là cao điểm trong mùa mưa bão ở khu vực Trung Bộ với lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm từ 15 - 30%.

Trân trọng cảm ơn ông!